Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng, Bụng Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng là biểu hiện của các bệnh lý da liễu thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng. Phần lớn các trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ là bệnh lý lành tính, có thể tự tiêu biến sau một thời gian. Nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan vì ở những trường hợp nặng, tình trạng này có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm khác về da.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng là tình trạng rất phổ biến. Đây là một dạng tổn thương trên da xảy ra khi da trẻ bị kích ứng hoặc viêm nhiễm, gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu cho trẻ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do nhiều yếu tố khác nhau như:

Dị ứng với thời tiết

Cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những thay đổi từ điều kiện thời tiết như nhiệt độ, không khí, ánh nắng, độ ẩm. Thời tiết chuyển lạnh đột ngột hoặc nắng nóng quá mức đều có thể khiến trẻ bị nổi mề đay, mẩn đỏ ở lưng, bụng, mặt hoặc thậm chí toàn thân. Trẻ bị dị ứng thời tiết thường xuất hiện triệu chứng: da châm chích, nổi mẩn đỏ, sổ mũi, ho và đau họng, có thể sốt nhẹ.

Dị ứng thời tiết là nguyên nhân gây mẩn đỏ cho trẻ
Dị ứng thời tiết là nguyên nhân gây mẩn đỏ cho trẻ

Hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu

Cơ thể của trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn chưa hoàn thiện, yếu ớt. Làn da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm trước những tác động từ môi trường bên ngoài vào cơ thể nên khi gặp phải kích ứng da bé dễ bị nổi mẩn đỏ nhất là ở lưng, bụng, mông.

Rôm sảy

Rôm sảy là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nhất là vào những ngày thời tiết mùa hè nắng nóng, oi bức. Trẻ bị rôm sảy xuất hiệ những triệu chứng: Nổi mẩn đỏ li ti khắp toàn thân, da sần sùi và ngứa nhẹ. Rôm sảy xuất hiện ở những vùng da nhiều tuyến mồ hôi như lưng, bụng, cổ,… Nguyên nhân chính gây rôm sảy là do tình trạng ứ tắc tuyến mồ hôi trên da, không thoát ra ngoài được.

Bé sơ sinh bị rôm sảy nổi nốt mẩn đỏ li ti trên da
Bé sơ sinh bị rôm sảy nổi nốt mẩn đỏ li ti trên da

Do dị ứng

Các sản phẩm chăm sóc, làm sạch da như sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng ẩm hoặc lông động vật, phấn hoa,… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng. Tùy theo vùng da tiếp xúc với dị nguyên mà tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ khác nhau: Mẩn đỏ toàn thân hoặc ở một số bộ phận như lưng, bụng, chân, tay,…

Dị ứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng
Dị ứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng

Bệnh lý viêm da

Do cấu tạo da còn non nớt nên da bé thường xuyên bị vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm trên da. Có khoảng hơn 50% trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da trong giai đoạn dưới 12 tháng tuổi. Viêm da có nhiều thể khác nhau như: viêm da cơ địa, chàm eczima, viêm da dị ứng, viêm da thể tạng,… 

Trẻ bị viêm da có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người đặc biệt là ở vùng lưng, bụng. Bố mẹ nên hết sức chú ý để tránh tình trạng viêm da kéo dài gây ra biến chứng về sau.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng là tình trạng khá phổ biến. Những vết mẩn ngứa có thể xuất hiện bất kỳ vùng da nào trên cơ thể hoặc ở khắp người. Nếu bé nổi mẩn đỏ thông thường và không đi kèm với triệu chứng khác thì các nốt mẩn đỏ có thể tự biến mất sau một thời gian, lành tính và không gây nguy hiểm cho trẻ.

Tuy nhiên, với trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy khó chịu hoặc những triệu chứng đi kèm khác thì rất có thể là biểu hiện của một bệnh lý viêm da hoặc bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Do vậy, bố mẹ không nên quá chủ quan trước những biểu hiện sức khỏe của trẻ, nên cho trẻ kiểm tra thăm khám chuyên môn để có hướng xử lý tốt nhất cho trẻ.

Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong trường hợp nào?

Bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng sau:

  • Mẩn ngứa có dấu hiệu lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể
  • Xuất hiện nhân mủ trắng li ti trên da 
  • Trẻ bị ngứa ngáy dữ dội, quấy khóc nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.

Biện pháp điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ bố mẹ cần chú ý quan sát kĩ các triệu chứng của con. Nếu phát hiện da xuất hiện dấu hiệu bất thường thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay. Dưới đây là một số biện pháp để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng như:

Điều trị bằng phương pháp dân gian tại nhà

Tắm nước lá kinh giới làm giảm mẩn ngứa ở trẻ
Tắm nước lá kinh giới làm giảm mẩn ngứa ở trẻ

Với trường hợp bé nổi mẩn đỏ ở mức độ nhẹ, phụ huynh có thể sử dụng một số loại nguyên liệu thảo dược tự nhiên vừa an toàn, tiết kiệm, đem lại hiệu quả. Các cách trị mẩn ngứa cho bé sơ sinh bằng phương pháp dân gian có thể kể đến như:

  • Tắm nước lá khế: Nấu nước lá khế, để nguội hoặc pha loãng thành nước ấm tắm cho trẻ. Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
  • Đắp lá kinh giới hoặc tía tô: Rửa sạch lá kinh giới (tía tô), đem giã nát rồi đắp lên vùng da mẩn ngứa trong khoảng 10 phút. Rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày.
  • Chườm nóng bằng lá trầu không: Đem lá trầu không rửa sạch, rang đến khi héo lại. Bọc lại bằng khăn vải sạch rồi chườm trực tiếp lên vùng da nổi mẩn. Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần để bệnh thuyên giảm.

Điều trị mẩn ngứa cho trẻ bằng phương pháp Đông y

Theo Đông y quan niệm, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, mề đay là tình trạng tổn thương da xảy ra do phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập kết hợp với cơ thể bị suy nhược.

Vì vậy, các bài thuốc Đông y tập trung điều trị mề đay theo nguyên tắc chú trọng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bổ thận, làm giảm ngứa, chống viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bài thuốc cũng chú trọng vào bồi bổ và phục hồi chức năng tạng phủ, đặc biệt là chức năng gan, thận để thực hiện thải độc, cân bằng âm dương, điều hòa cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc Đông y trị mề đay, mẩn ngứa
Bài thuốc Đông y trị mề đay, mẩn ngứa

Một trong những ưu điểm nổi trội của phương pháp này là tính an toàn cao, không lo ngại tác dụng phụ. Các thành phần của bài thuốc Đông y là những dược liệu tự nhiên giúp điều trị từ căn nguyên của bệnh như hạ khô thảo, bồ công anh, diệp hạ châu, hoàng kỳ, cà gai leo…

Điều trị trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng bằng phương pháp Tây y

Khi trẻ bị nổi mề đay, mẩn đỏ ở lưng và bụng, bố mẹ có thể sử dụng một số các loại thuốc Tây y được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài da. Một số loại thuốc thường được bác sĩ da liễu chỉ định sử dụng để cải thiện tình trạng mẩn ngứa như:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc chống viêm corticoid
  • Thuốc bôi giảm ngứa
  • Kem dưỡng ẩm, phục hồi da
Sử dụng thuốc trị mẩn ngứa bôi ngoài da cho bé sơ sinh
Sử dụng thuốc trị mẩn ngứa bôi ngoài da cho bé sơ sinh

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý việc điều trị bằng thuốc tây cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ. Đặc biệt là cơ địa trẻ sơ sinh còn rất yếu và chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, phụ huynh cần tìm mua những sản phẩm có thành phần phù hợp với cơ địa trẻ, có nguồn gốc rõ ràng, uy tín.

Làm sao để phòng ngừa trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng?

Để phòng tránh nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng cho trẻ, cha mẹ phải chú ý vệ sinh da toàn thân cho bé thật sạch sẽ. Nên sử dụng các sản phẩm làm sạch da lành tính, chuyên dụng cho trẻ. Đặc biệt, quần áo của bé phải rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt và mềm mại.

Môi trường sống xung quanh trẻ phải luôn thông thoáng, thường xuyên lau rửa những đồ vật bé hay tiếp xúc. Hơn nữa, cha mẹ cần chủ động cách ly trẻ khỏi tác nhân dễ gây dị ứng cho da như bụi bẩn, lông động vật, hóa chất,… Khi cho bé ra ngoài, cần che chắn da trẻ cẩn thận và hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nhiều người.

Bố mẹ chú ý luôn vệ sinh sạch sẽ da trẻ để vi khuẩn không có cơ hội gây bệnh
Bố mẹ chú ý luôn vệ sinh sạch sẽ da trẻ để vi khuẩn không có cơ hội gây bệnh

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng là tình trạng thường gặp. Đây có thể là biểu hiện của bệnh lý da liễu lành tính, có thể tự khỏi sau một vài ngày. Nhưng trong nhiều trường hợp là biểu hiện của bệnh viêm da mãn tính hoặc bệnh lý tiềm ẩn khác trong cơ thể. Do vậy, để biết chính xác tình trạng bệnh lý và phương pháp xử lý tốt nhất thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?