Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Là Biểu Biện Của Bệnh Gì Và Cách Trị
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng không hiếm gặp và được xếp vào nhóm bệnh da liễu phổ biến như rôm sảy, dị ứng, nổi mề đay. Tuy nhiên, bố mẹ đừng vội chủ quan mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là dấu hiệu của bệnh gì?
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là dạng tổn thương xảy ra trên làn da do kích ứng hay viêm nhiễm tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng.
Dị ứng
Trẻ bị nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng và một số yếu tố khác như lông động vật, phấn hoa. Các tác nhân này dẫn đến vấn đề nổi mề đay trên da, nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng, mặt hoặc toàn thân ở trẻ. Những triệu chứng thường gặp bao gồm nổi mẩn đỏ, sổ mũi, ho, đau họng và có chút sốt nhẹ.
Hệ miễn dịch và đề kháng yếu
Do cơ thể và sức đề kháng của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, còn yếu ớt nên làn da đặc biệt nhạy cảm bởi những tác động của môi trường ngoài. Khi da bị kích ứng dẫn đến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ sau lưng, bụng hay mông.
Rôm sảy có thể gây ra vấn đề trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng
Rôm sảy thuộc bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đặc biệt là thời tiết mùa hè nắng nóng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rôm sảy là do ứ tắc tuyến mồ hôi. Vì vậy, rôm sảy sẽ dễ xuất hiện ở các vùng da có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh như lưng, bụng, cổ… Triệu chứng để bố mẹ nhận biết là trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, toàn thân, da sần sùi, ngứa nhẹ. Rôm sảy có thể hoàn toàn biến mất nếu bố mẹ chăm sóc đúng cách. Ngược lại, nếu bố mẹ chủ quan, lơ là sẽ dễ làm tình trạng trầm trọng hơn.
Viêm da cơ địa, tiết bã
Có hơn 50% trẻ ở giai đoạn dưới 12 tháng tuổi có thể mắc viêm da ở nhiều thể khác nhau. Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng hay mặt có thể đến từ các vấn đề như viêm da cơ địa, viêm da thể tạng, viêm da dị ứng, chàm sữa… Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh là xuất hiện mụn nước, da bị bong tróc, có lớp vảy.
Hăm da
Nói đến vấn đề nổi mẩn đỏ ở lưng trẻ sơ sinh không thể bỏ qua bệnh lý hăm da. Bệnh lý này xảy ra do vệ sinh da không đúng cách hoặc có thể có nhiều nếp nhăn gây tích tụ bụi bẩn, chất thải sót lại dễ dẫn đến viêm nhiễm, mẩn đỏ.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng xảy ra do vảy nến, nhiễm khuẩn, vết thương côn trùng cắn. Muốn biết chính xác nổi mẩn đỏ ở lưng trẻ sơ sinh là bệnh lý nào thì bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và điều trị.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng có gây nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?
Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở lưng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh da liễu thông thường, dễ chữa trị và ít để lại các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe.Tuy nhiên, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ yếu nên bố mẹ cần quan tâm chăm sóc kỹ lưỡng để tránh tình trạng mẩn đỏ ảnh hưởng đến bé.
- Vùng da mẩn đỏ bị nhiễm trùng hay bội nhiễm.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu giấc tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất và trí não của bé.
- Một số bé xảy ra dị ứng hô hấp, tiêu hóa dẫn đến bé bị ho, khó thở và tiêu chảy cấp.
- Những nốt mẩn đỏ lan rộng và nghiêm trọng hơn.
- Làn da bị mủ trắng, sưng đỏ và có nguy cơ bội nhiễm.
- Trẻ khóc dữ dội, biếng ăn và ngủ không sâu đặc biệt về đêm.
- Bé phát sốt, ho, nôn trớ…
Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng cha mẹ nên biết
Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ thì bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để cải thiện tình trạng của trẻ.
Phương pháp dân gian cho bé bị nổi mẩn đỏ ở lưng
Nhiều mẹo dân gian được truyền qua nhiều thế hệ có tác dụng chữa trị vấn đề bé bị nổi mẩn đỏ ở lưng. Ưu điểm của phương pháp dân gian là sử dụng hoàn toàn thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính với mọi trẻ.
- Lá trầu không: Đem trầu rửa sạch, ngâm với nước muối rồi vớt ra để ráo. Cho lá trà vào nồi nước đun sôi trong khoảng 2-3 phút. Bố mẹ đợi nước nguội rồi mới tắm cho bé nhà.
- Lá khế chữa trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng: Lấy lá khế rửa thật sạch rồi ngâm với nước muối sau đó vớt ra. Sao lá khế trên chảo nóng rồi sau đó bọc vào tấm vải mỏng, chườm lên vùng bị mẩn đỏ.
- Mướp đắng: Mướp đắng rửa rồi thái mỏng. Đun sôi nước rồi cho mướp vào, nấu khoảng tầm 2-3 phút sau đó để nguội rồi mới lấy nước tắm cho bé.
- Lá kinh giới hoặc tía tô: Đem kinh giới hay tía tô rửa sạch với nước rồi đem giã nát, đắp lên vùng da bị nổi mẩn đỏ trong 10 phút. Sau đó bố mẹ rửa sạch cơ thể bé bằng nước ấm, đều đặn thực hiện 1-2 lần/ngày.
Ngoài ra bố mẹ có thể dùng lá kinh giới, sài đất… có tác dụng giảm cơn ngứa và giảm các triệu chứng của bệnh.
Thuốc Tây y
Nếu bố mẹ dùng cách dân gian nhưng không thấy hiệu quả thì có thể chuyển sang thuốc Tây y để chữa trị cho bé. Tuy nhiên, bệnh lý da liễu của mỗi trẻ sẽ rất khác nhau nên thường bác sĩ sẽ kê một đơn thuốc thích hợp với từng bé. Thông thường, bệnh nổi mẩn đỏ ở lưng sẽ có những thuốc sau đây:
- Kem bôi da dành cho trẻ sơ sinh, loại thuốc bôi này có tác dụng giảm triệu chứng mẩn đỏ, làm mát làn da và phục hồi da bé khỏe mạnh hơn.
- Sử dụng các loại thuốc chống viêm corticoid, kháng sinh histamin, thuốc kháng sinh…
Cách chăm sóc và phòng tránh trẻ bị nổi mẩn đỏ ở lưng
Muốn ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng thì bố mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây.
- Vệ sinh cho bé thường xuyên, thay đổi quần áo của bé sang chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi.
- Tránh cho trẻ gãi lên vùng da nổi mẩn đỏ nhằm tránh tình trạng tổn thương, nhiễm trùng làn da.
- Không cho trẻ nằm hay chơi ở nơi quá nóng, quá lạnh rất dễ xảy ra dị ứng và nổi mề đay.
- Làn da trẻ vốn mỏng manh nên bố mẹ chú ý chỉ chọn lựa sản phẩm chăm sóc da, tắm gội có thành phần tự nhiên, không hóa chất, hương liệu độc hại.
- Trẻ đang trong giai đoạn bú sữa thì mẹ nên lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, tránh các loại thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, cua, tôm… và bổ sung nhiều các loại rau củ quả.