Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Chân, Tay Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Cập nhật: 09/04/2024

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay là tình trạng vùng da xung quanh chân, tay trở nên sần sùi, ngứa rát, xuất hiện nhiều nốt ban đỏ, mụn nước,… Bé bị nổi mẩn đỏ có thể là biểu hiện của bệnh lý da liễu hoặc bệnh lý truyền nhiễm ở trẻ em. Tình trạng này khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng, băn khoăn vì đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt và tâm lý của trẻ. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và biện pháp điều trị khi bé bị nổi mẩn đỏ, cha mẹ đừng bỏ qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay nguyên nhân do đâu?

Bé bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay là hiện tượng rất thường gặp do sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn chưa yếu ớt nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài. Tình trạng này thường khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bố mẹ cần nắm rõ những nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh để có biện pháp xử lý đúng hướng nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay như:

1. Sốt phát ban

Sốt phát ban cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay. Bệnh do virus herpes 6 hoặc 7 gây ra, lây nhiễm qua tiếp xúc cơ thể với người mang mầm bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của họ.

Bé nổi mẩn đỏ do sốt phát ban
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay do sốt phát ban

Sốt phát ban vô cùng phổ biến ở trẻ em độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi. Những biểu hiện của bệnh bao gồm: trẻ sốt cao liên tục, viêm họng, sổ mũi, ho. Sau những cơn sốt, da trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ nhỏ li ti, phù nề, một số nốt đỏ có vòng màu trắng xung quanh. Các nốt mẩn đỏ sẽ lan khắp tay, chân, ngực, bụng, cổ, lưng và thường biến mất sau vài ngày.

2. Nổi mề đay mẩn ngứa

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nổi mề đay mẩn ngứa bởi sức đề kháng và thể trạng vẫn còn yếu. Bệnh đặc trưng bởi các nốt mẩn đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân, sờ vào có cảm giác sần sùi, gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Nốt mề đay có thể tập trung lại thành từng mảng lan rộng hơn và thường biến mất trong vài giờ hay vài ngày. Nổi mề đay xảy ra khi da bé tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, côn trùng, mủ thực vật hoặc do mang giày dép chật.

3. Bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm do virus gây ra, rất phổ biến ở các bé dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, dễ thành dịch và cao điểm của bệnh là vào xuân hè (từ tháng 3 đến tháng 7).

Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm: Sốt cao, viêm họng, nổi mẩn đỏ ở miệng, lòng bàn chân và tay, nổi phồng rộp ở lưỡi, nướu, chảy nước bọt nhiều. Ở một số trẻ có thể bị tiêu chảy, phát ban ở mông, loét miệng. Bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với trẻ nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với đồ vật chứa dịch tiết người mang bệnh.

4. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một dạng bệnh da liễu, phát triển theo từng giai đoạn, tái phát thường xuyên và mãn tính. Hiện tại, nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, do làn da của trẻ sơ sinh còn khá mỏng nên rất dễ bị kích ứng bởi những tác nhân bên ngoài như hóa chất, thực phẩm, môi trường ô nhiễm,… Đây có thể là những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm da cơ địa. 

Trẻ bị viêm da cơ địa thường xuất hiện các triệu chứng như: Da nổi mẩn đỏ hình tròn ở lòng bàn chân, tay hoặc các vùng da khác trên cơ thể, da khô ráp, ngứa ngáy và có vảy bong tróc.

5. Bệnh sởi

Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường không quá điển hình, mà có thể giống như bệnh cảm lạnh thông thường: Trẻ sốt cao, ho, sổ mũi, mắt bị sưng đỏ. Sau 2-3 ngày, trẻ bắt đầu nổi các nốt mẩn đỏ từ chân tóc rồi lan đến lòng bàn chân và tay, thậm chí lan ra toàn thân.

Bệnh sởi là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay
Bệnh sởi là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay

Các nốt mẩn đỏ do bệnh sởi rất ngứa và kéo dài trong khoảng 5-7 ngày. Sau đó sẽ khô lại, đóng vảy và chuyển sang màu nâu. Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: Mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú, tiêu chảy. Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có thể diễn tiến nhanh và phức tạp hơn so với người lớn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

6. Bệnh tổ đỉa

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay có thể do mắc bệnh tổ đỉa. Đây là một dạng tổn thương da mãn tính, phát triển dai dẳng và dễ tái phát cho đến khi trưởng thành.

Đặc trưng của bệnh là các nốt mẩn đỏ chứa nước, dày cứng và khó vỡ, mọc khu trú ở bàn chân và tay. Tổ đỉa thường gây ngứa ngáy nhiều, sưng nóng và đau rát trên da khiến trẻ khó chịu, quấy khóc liên tục.

7. Bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm: Sốt cao kéo dài, nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân, tay kèm theo màu da thay đổi. Vùng da tổn thương do nhiễm bệnh thường bị phù nề, kèm theo đau nhói ở lòng bàn chân, tay. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh còn bị nổi hạch bạch huyết vùng cổ, góc hàm, sưng tấy.

Trẻ mắc bệnh Kawasaki cần nhanh chóng phát hiện và điều trị y tế kịp thời để tránh biến chứng phình giãn động mạch vành tim, teo cơ và ảnh hưởng đến xương khớp.

8. Nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh lý trên thì trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân còn do một số tác nhân bên ngoài khác như:

  • Vệ sinh da kém, sử dụng nguồn nước bẩn nên tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào da và gây bệnh.
  • Dị ứng thời tiết
  • Da trẻ bị kích ứng do tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường bụi bẩn,…
  • Trong trường hợp trẻ đang bú sữa mẹ, có thể do mẹ thường xuyên sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Nếu trẻ sơ sinh xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ thông thường, không đi kèm các triệu chứng toàn thân khác thì tình trạng này là lành tính, hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Các nốt mẩn đỏ có thể tự tiêu biến sau một vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, triệu chứng nổi mẩn đỏ cần được chăm sóc và xử lý đúng cách, để không gây ra biến chứng nhiễm khuẩn, viêm loét, hoại tử da,…

Nhưng trong trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ ở chân tay đi kèm với biểu hiện toàn thân khác như: sốt cao, tiêu chảy, bỏ bú, quấy khóc dữ dội,… thì rất có thể con bạn đang mắc những bệnh lý viêm da hoặc bệnh lý truyền nhiễm nghiêm trọng khác. Lúc này, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và thực hiện kiểm tra chuyên sâu.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay

Khi phát hiện bé có dấu hiệu nổi mẩn đỏ ở chân, tay bố mẹ cần chú ý quan sát kỹ những triệu chứng trên cơ thể trẻ. Tùy theo tình trạng bệnh lý, trẻ bị mẩn ngứa có thể được tư vấn các phương pháp điều trị khác nhau. Một số các biện pháp chữa mẩn đỏ ở chân cho trẻ sơ sinh đang được sử dụng hiện nay như:

1. Điều trị mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh bằng biện pháp dân gian

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân tay mà không kèm theo các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng khác thì cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp trị mề đay, mẩn ngứa từ thiên nhiên như:

  • Bôi nước lá kinh giới lên chân tay: Lấy một nắm lá kinh giới tươi rửa sạch, rồi xay nát (giã nhuyễn), thêm một chút nước sạch rồi lọc lấy nước cốt. Dùng phần nước cốt bôi lên vùng da mẩn đỏ trên da trẻ.
Tắm nước lá dâu tằm để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay
Tắm nước lá dâu tằm giúp giảm bớt tình trạng mẩn ngứa cho trẻ
  • Tắm nước lá dâu tằm: Chuẩn bị 1 nắm lá dâu tằm tươi, rửa sạch, đun sôi cùng 2-3 lít nước. Pha thêm nước lạnh để nước vừa đủ ấm và tắm cho trẻ hàng ngày.
  • Tắm nước lá khế trị mẩn ngứa cho trẻ: Lá khế tươi rửa sạch, thêm một chút muối hạt vào rồi giã nát. Lọc lấy nước rồi pha thêm một lượng nước vừa đủ cho trẻ tắm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

2. Dùng thuốc tây chữa mẩn đỏ ở chân, tay trẻ sơ sinh

Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc dựa trên tình trạng bệnh lý trẻ gặp phải. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý cụ thể, bố mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc sau để cải thiện tình trạng mẩn ngứa cho trẻ:

  • Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng trong trường hợp da bé có dấu hiệu viêm nhiễm, mụn mủ. Các loại kháng sinh này thường được bào chế dưới dạng viên uống hoặc thuốc bôi ngoài da.
  • Thuốc kháng histamine nhóm H1: Thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng do dị ứng như mẩn ngứa, mề đay,…
  • Kem, thuốc chăm sóc da: Kem dưỡng làm ẩm da, dung dịch sát trùng kháng khuẩn Povidon, menthol và phenol loại 0,5% giảm ngứa nhẹ,…

Trước khi sử dụng thuốc Tây điều trị mẩn ngứa cho con, cha mẹ nên thực hiện theo chỉ dẫn kê đơn của bác sĩ, không tự thay đổi liều lượng và loại thuốc đang dùng. Vì khi sử dụng thuốc tây đều có thể gây ra những tác dụng phụ đi kèm.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay

Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ ở chân tay, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể, thường xuyên tắm rửa, rửa sạch chân tay cho trẻ để hạn chế nguy cơ bội nhiễm, tái phát hoặc lây lan bệnh.
  • Cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh cho trẻ gãi, cào xước làm tổn thương da
  • Không để trẻ tiếp xúc với tác nhân dễ gây dị ứng như: phấn hoa, lông động vật, hóa chất độc hại,…
  • Thường xuyên lau dọn, tẩy rửa nhà cửa, vật dụng trong nhà để tránh làm kích ứng da trẻ.
  • Xây dựng thực đơn lành mạnh, cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ
Thường xuyên vệ sinh, lau dọn nhà cửa, đồ vật để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tiếp xúc với bé
Thường xuyên vệ sinh, lau dọn nhà cửa, đồ vật để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tiếp xúc với bé

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay có thể là triệu chứng của bệnh da liễu hoặc các bệnh truyền nhiễm gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu bố mẹ chủ quan trong điều trị. Để phát hiện và điều trị kịp thời, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín nhé.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC