Trẻ ho có đờm: Nguyên nhân và các cách điều trị hiệu quả nhất

Khi thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ho có đờm. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Vậy đâu là cách điều trị hiệu quả khi trẻ ho có đờm. Mời các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết được câu trả lời.

Bé ho có đờm thở khò khè là bệnh gì? Triệu chứng

Trẻ bị ho có đờm là tình trạng các chất dịch nhầy bị ứ đọng lại trong cơ quan hô hấp. Từ đó cản trở quá trình lưu thông không khí, khiến bé phải cố gắng ho để tống chúng ra bên ngoài.

Tình trạng ho có đờm ở trẻ nhỏ không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, phụ huynh cần phát hiện sớm dấu hiệu ho có đờm ở trẻ để kịp thời chữa trị.

Một số triệu chứng điển hình cho thấy bé ho có đờm bao gồm:

  • Bé bị ho liên tục, lâu ngày không khỏi
  • Ho kèm theo đờm đặc, khi nghe ngực bé thì thấy tiếng rên rít
  • Cơ thể bé mệt mỏi, nôn trớ
  • Khó thở, thở khò khè, mặt tím tái do thiếu kh
  • Sổ mũi, nghẹt mũi
Trẻ ho có đờm sẽ có các triệu chứng ho kéo dài, ho dai dẳng liên tục
Trẻ ho có đờm sẽ có các triệu chứng ho kéo dài, ho dai dẳng liên tục

Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm

Bé ho có đờm có thể là do thời tiết chuyển lạnh khiến các bé dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Lúc này, bé sẽ có cảm giác ngứa ngáy cổ họng, ho khan liên tục, lâu dần xuất hiện ho kèm theo đờm trắng.

Ngoài ra, trẻ bị ho có đờm cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như:

  • Bệnh viêm phế quản: Ho có đờm là triệu chứng phổ biến cảnh báo viêm phế quản ở trẻ. Bé sẽ xuất hiện các hiện tượng như ho có đờm màu trắng trong, kèm theo sổ mũi, ngạt mũi. Nặng hơn là ho kèm theo đờm màu xanh hoặc vàng.
  • Bệnh viêm khí quản: Là tình trạng các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cổ họng khiến khí quản bị sưng viêm và thu hẹp dần. Các bé mắc phải bệnh này sẽ thấy triệu chứng ho khan trong 2 ngày đầu. Sau đó chuyển thành ho có đờm thở khò khè.
  • Bệnh hen phế quản: Triệu chứng ban đầu của bệnh là bé sẽ ho nhiều vào đêm hoặc gần sáng. Sau cơn ho sẽ thấy dịch đờm màu trắng xuất hiện kèm theo chứng khó thở, tức ngực.
Trẻ bị ho có đờm kèm theo khó thở, tức ngực có thể là do bệnh hen phế quản gây ra
Trẻ bị ho có đờm kèm theo khó thở, tức ngực có thể là do bệnh hen phế quản gây ra
  • Bệnh ho gà: Bé bị ho đờm có thể là dấu hiệu của bệnh ho gà. Ban đầu, bé sẽ có triệu chứng ho thông thường, nhưng về sau cơn ho kéo dài kèm theo đờm, sốt hoặc sổ mũi.
  • Bệnh viêm phổi: Virus tấn công phế nang ở phổi và tiết ra dịch nhầy làm tắc nghẽn phế quản. Từ đó cản trở quá trình lưu thông không khí khiến cho bé bị ho có đờm kèm theo sốt, khó thở. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong ở trẻ.

Do đó, ngay khi thấy bé có triệu chứng ho có đờm, cha mẹ nên tiến hành điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ ho có đờm phải làm sao? Cách điều trị an toàn

Đây là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm khi bé bị ho có đờm. Các phụ huynh thường lo lắng làm sao để trị hết bệnh, giúp bé mau chóng khỏe mạnh.

Dưới đây là những cách điều trị ho có đờm cho trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả cao mà phụ huynh có thể tham khảo.

Điều trị cho trẻ ho có đờm không sốt bằng thuốc Tây y

Nhiều phụ huynh đã điều trị ho có đờm cho bé bằng thuốc Tây y bởi tính hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng loại thuốc phù hợp.

Một số thuốc Tây y được các bác sĩ chỉ định chữa ho có đờm ở trẻ như:

  • Thuốc làm loãng dịch đờm: Các loại thuốc sử dụng cho trẻ bao gồm Natri Benzoat, Guaifenesin, Terpin Hydrat… Những loại thuốc này có công dụng làm loãng dịch đờm, hỗ trợ quá trình long đờm, giúp bé dễ dàng tống đờm ra bên ngoài.
  • Thuốc làm giáng dịch đờm: Thuốc có tác dụng kích thích phản xạ ho giúp bé loại bỏ đờm ra ngoài cơ thể. Một số loại thuốc được kê gồm Ambroxol, Carbocistein, Acetylcystein, …
Thuốc Ambroxol có công dụng hỗ trợ quá trình long đờm cho trẻ
Thuốc Ambroxol có công dụng hỗ trợ quá trình long đờm cho trẻ
  • Siro ho: Khi trẻ bị ho có đờm, cha mẹ có thể cho bé uống các loại siro ho như Prospan, siro ho Bảo Thanh, Bổ Phế Nam Hà… Những loại siro này có công dụng giúp tiêu viêm, long đờm, cải thiện tình trạng ho ở trẻ hiệu quả. Các thành phần trong thuốc chiết xuất từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn cho bé.

Khi sử dụng những loại thuốc Tây y trị trẻ ho có đờm không sốt, cha mẹ cần tuân thủ chỉ định của các bác sĩ. Không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc tự ý kết hợp thuốc tránh những hậu quả khôn lường.

Bài thuốc Đông y chữa trẻ ho có đờm

Ngoài Tây y, các bài thuốc Đông y cũng có công dụng chữa ho có đờm hiệu quả cho trẻ nhỏ. Đông y thường lấy các loại thảo dược tự nhiên để điều chế thuốc nên rất an toàn cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị ho có đờm ở trẻ từng được nhiều người tin dùng:

Bài thuốc số 1: 3g bạc hà, 6g cát cánh, 9g các loại thảo dược tía tô và hạnh nhân

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc dưới lửa nhỏ
  • Mỗi ngày cho trẻ uống 1 lần, áp dụng đều đặn 3 – 5 ngày để thấy hiệu quả

Bài thuốc số 2: 12g thảo dược tang bạch bì, 20g quả la hán.

Các thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc dưới lửa nhỏ.
  • Trẻ bị ho có đờm cần uống 1 lần/ngày và uống đều đặn trong vòng 7 – 10 ngày.

Mẹo dân gian trị ho có đờm cho bé

Nếu lo ngại trước tác dụng phụ của thuốc Tây thì cha mẹ cũng có thể áp dụng những mẹo dân gian trị ho có đờm cho bé. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng những nguyên liệu tự nhiên vô cùng an toàn cho trẻ.

Bạn đọc có thể áp dụng trị ho có đờm cho bé theo những cách sau:

Chữa cho bé bị ho có đờm bằng lá hẹ

Lá hẹ được biết đến với nhiều công dụng như bổ gan thận, làm ấm gối, giúp thanh nhiệt, giải độc. Các hoạt chất trong hẹ có khả năng kháng khuẩn, tiêu đờm rất tốt. Do đó, hẹ thường được đưa vào làm bài thuốc trị ho có đờm ở trẻ.

Chuẩn bị: Một nắm lá hẹ tươi, đường phèn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ rồi cho vào bát
  • Đổ đường phèn vào lá hẹ, hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút
  • Lọc bỏ bã, chắt lấy nước cho bé uống
  • Các phụ huynh nên cho bé uống bài thuốc này 2 lần/ngày với liều lượng 2 – 3 thìa/lần.

Chanh đào – mẹo dân gian trị ho có đờm cho bé

Một trong những mẹo dân gian trị ho có đờm cho bé hiệu quả là sử dụng chanh đào. Vỏ chanh đào có công dụng kháng khuẩn làm giảm ho, viêm họng, hạ sốt hữu hiệu. Không chỉ vậy, chanh đào còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho bé, đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh.

Chanh đào chưng đường đèn có công dụng trị ho có đờm ở bé rất hữu hiệu
Chanh đào chưng đường đèn có công dụng trị ho có đờm ở bé rất hữu hiệu

Chuẩn bị: Chanh đào, đường phèn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch chanh đào rồi thái thành từng lát mỏng bỏ vào bát
  • Sau đó, đổ đường phèn vào bát đến khi ngập hết chanh đào
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút
  • Mỗi ngày, phụ huynh cho bé ăn 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê để thấy hiệu quả.

Điều trị ho có đờm ở trẻ bằng rau cải cúc

Cải cúc là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình Việt. Song đây cũng là loại rau trị ho có đờm ở trẻ rất hữu hiệu. Các thành phần trong cải cúc có khả năng trị ho khan, ho do cảm lạnh, ho có đờm… Ngoài ra, cải cúc còn hỗ trợ cho đường tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Rau cải cúc và mật ong

Cách thực hiện:

  • Nhặt cải cúc, ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút rồi rửa sạch
  • Thái rau thành từng khúc nhỏ cho vào bát
  • Đổ mật ong vào bát đến khi ngập hết mặt rau
  • Hấp các nguyên liệu trong khoảng 15 – 20 phút
  • Mỗi ngày cho bé dùng từ 2- 3 lần sẽ cải thiện tình trạng ho có đờm ở trẻ

Lưu ý: Không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới một tuổi bởi mật ong có thể gây ngộ độc.

Một số lời khuyên hữu ích chăm sóc trẻ ho có đờm

Để giúp trẻ bị ho có đờm mau chóng khỏi bệnh, các bậc phụ huynh nên áp dụng những cách chăm sóc trẻ sau:

  • Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước. Bởi nước sẽ làm dịu cảm giác ngứa vòm họng ngăn ngừa ho có đờm. Cha mẹ có thể cho bé uống nước ấm hoặc nước táo.
  • Phụ huynh cần thường xuyên vỗ lưng cho bé. Cách làm này sẽ giúp lưu thông máu trong phổi, hỗ trợ quá trình long đờm ở trẻ sơ sinh. Mỗi ngày vỗ từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng vài phút. Khi thấy đờm, cha mẹ có thể dùng khăn sữa móc nhẹ đờm ra cho bé.
  • Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người hay môi trường không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói thuốc.
  • Giữ không gian sống thông thoáng, nhiều ánh sáng để ngăn ngừa sự lây lan của virus, vi khuẩn.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm để giúp bé dễ chịu hơn
  • Nếu thấy trẻ hắt hơi nhiều lần có thể tiến hành nhỏ mũi cho trẻ 3-4 lần/ngày
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé để tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Cho bé đi tiêm phòng để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây truyền đường hô hấp

Hy vọng rằng bài viết đã giúp các bậc phụ huynh biết có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng trẻ ho có đờm. Theo đó nếu thấy trẻ bị ho có đờm sổ mũi, bố mẹ nên điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nguy hiểm.

5/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?