Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Xung Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả?

Cập nhật: 09/04/2024

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý da liễu hoặc bệnh truyền nhiễm. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhưng nếu kéo dài, viêm nhiễm nặng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây một số chứng nghiêm trọng. Do vậy, cha mẹ cần sớm phát hiện triệu chứng, có biện pháp xử lý kịp thời. 

Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

Trẻ em có làn da mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài. Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng thường do tiếp xúc với dị nguyên, da vệ sinh kém.

Ngoài ra, nổi mề đay mẩn đỏ trên da cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh truyền nhiễm. Do vậy, cha mẹ nên chú ý quan sát các triệu chứng bệnh và xác định nguyên nhân gây tổn thương trên da, từ đó mới xác định được phương hướng điều trị thích hợp.

1. Nấm miệng

Nấm miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng. Bệnh gây ra các mảng trắng hình tròn nhỏ xung quanh miệng hoặc bên trong lưỡi, vòm họng. Khi cạo lớp mảng trắng này ra sẽ thấy các nốt mẩn đỏ, vùng da miệng nứt nẻ, dễ chảy máu.

Nấm miệng không gây đau rát hay ngứa ngáy cho trẻ. Nhưng nếu không điều trị sớm mụn nấm sẽ có thể lan vào trong lưỡi, cổ họng, thực quản, khí quản và gây viêm phổi, tiêu chảy.

2. Do nước bọt thừa trào ra ngoài

Nước bọt, sữa trào ra ngoài khiến vùng da miệng bị nổi mẩn đỏ
Nước bọt, sữa trào ra ngoài khiến vùng da miệng bị nổi mẩn đỏ

Do da của trẻ thường rất mỏng và nhạy cảm nên khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt sẽ dễ bị kích ứng và nổi mẩn đỏ. Ở một số trường hợp, nổi mẩn đỏ do nước bọt tiết nhiều có thể dẫn đến bệnh chốc lở khiến trẻ đau đớn.

Các thói quen như mút tay, ngậm đồ chơi vào miệng, chà xát lên mặt,… cũng là những yếu tố kích ứng nổi mẩn đỏ quanh miệng. Do đó, cha mẹ cần lưu ý trong vệ sinh cá nhân, lau sạch các vết nước bọt, đồ ăn có trên để hạn chế tình trạng bệnh.

3. Dị ứng

Xung quanh miệng bé nổi mẩn đỏ cũng có thể là biểu hiện trẻ bị dị ứng, là phản ứng của cơ thể với một số yếu tố như thức ăn, thuốc, lông động vật, côn trùng đốt, chất tẩy rửa,…

4. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh lý do virus gây ra và ảnh hưởng chủ yếu ở trẻ em. Bệnh dễ bùng phát thành đại dịch về dễ lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp.

Trẻ nhiễm bệnh xuất hiện triệu chứng điển hình: sốt cao, nổi mẩn đỏ ở quanh miệng, đau họng, chán ăn. Sau vài ngày có thể xuất hiện vết lở loét ở miệng, trên bàn chân và bàn tay trẻ.

5. Lở miệng (loét miệng)

Trẻ bị mẩn đỏ quanh miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh chốc mép. Đây là bệnh da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các nốt ban đỏ, phồng rộp ở mặt, nhất là xung quanh miệng và mũi, trên tay, chân. Sau vài ngày các nốt này vỡ ra và kết vảy vàng nhạt.

Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhưng lại gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

6. Mụn trứng cá ở trẻ trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá là tình trạng da phổ biến, thường xuất hiện trên mặt, xung quanh miệng hoặc cơ thể của bé. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là các nốt mẩn đỏ, không gây ngứa ở trẻ. Phần lớn các trường hợp trẻ bị mụn trứng cá có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần.

7. Bệnh chốc lở 

Bệnh chốc lở là tình trạng da bị nhiễm khuẩn trên da. Triệu chứng điển hình của bệnh là mụn mủ, ban đỏ, bọng nước và mẩn ngứa xung quanh miệng, cánh tay và chân. Sau một thời gian, mụn và các vết loét đóng vảy thành một lớp mề đay vàng nhạt.

8. Thủy đậu

Bệnh thủy đậu còn gọi là bệnh đậu mùa thường gặp ở trẻ hơn một tuổi. Trẻ bị thủy đậu sẽ có những triệu chứng lâm sàng như sốt nhẹ, mệt mỏi, nổi các nốt mẩn đỏ có đường kính khoảng vài milimet xung quanh miệng cũng như các bộ phận khác trên cơ thể.

Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm gan, viêm màng não,… Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh.

9. Bệnh chàm sữa

Bệnh chàm sữa cũng là nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ quanh miệng trẻ
Bệnh chàm sữa cũng là nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ quanh miệng trẻ

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng có thể là biểu hiện của bệnh chàm. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ địa của trẻ hoặc do tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (thức ăn, bụi bẩn, lông động vật,…).

Triệu chứng của bệnh là trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ nhỏ, sưng, mọc ở 2 bên má, xung quanh miệng, sờ vào có cảm giác thô ráp. Lâu ngày mẩn đỏ có thể lan ra đầu, cổ, tay chân và toàn thân. Một số trường hợp da trẻ có thể bị viêm nhiễm do mụn nước bị vỡ, gây chảy máu và ngứa ngáy

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng?

Đa phần trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do nhiệt miệng hoặc dị ứng thường sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nhiều trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ ở miệng có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. 

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, viêm loét da,… cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm. Tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ.

1. Sử dụng thuốc điều trị nổi mẩn đỏ quanh miệng ở trẻ

Với trường hợp triệu chứng nổi mẩn nhẹ, cha mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc trị không kê đơn:

  • Thuốc kháng histamine để giảm bớt ngứa ngáy, chống nhiễm khuẩn.
  • Thuốc Corticosteroid: điều trị trường hợp mẩn đỏ, ngứa ngáy nặng. 
  • Kem bôi ngoài da: dưỡng ẩm cho da, hỗ trợ lành thương trên da.
  • Bổ sung thuốc uống, thực phẩm có vitamin B, C, A, để tái tạo niêm mạc da.
  • Thuốc trị nấm, kháng virus và ký sinh trùng

Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc điều trị mẩn ngứa cho trẻ cần tuân thủ theo chỉ định bác sĩ vì thuốc có các tác dụng phụ nguy hiểm đi kèm.

2. Điều trị nổi mẩn đỏ quanh miệng ở trẻ bằng mẹo dân gian tại nhà

Nếu tình trạng mẩn đỏ ở mức độ nhẹ, không đi kèm triệu chứng nghiêm trọng khác, cha mẹ có thể sử dụng một số lá thảo dược trong tự nhiên có tác dụng thuyên giảm mẩn ngứa:

  • Chườm đá lạnh lên vùng da miệng tổn thương để giảm bớt ngứa ngáy cho trẻ.
  • Đắp nha đam: Nha đam có khả năng chống viêm, làm dịu kích ứng hiệu quả. Lấy phần ruột trắng của nha đam đắp trực tiếp lên vùng da miệng tổn thương.
  • Đắp bột yến mạch: Bột yến mạch có tác dụng giảm kích ứng, bổ sung độ ẩm cho da nhanh lành thương. Trộn hỗn hợp yến mạch và sữa chua rồi thoa lên vị trí nổi mẩn trên da. Đắp trong 30 phút và thực hiện liên tục đến khi tình trạng thuyên giảm.
  • Giảm mẩn đỏ ở miệng bằng mật ong: Mật ong có khả năng chống viêm, khử trùng mạnh. Thoa một lượng mật ong phù hợp lên da. Để mật ong khô lại rồi rửa sạch da.

3. Chữa nổi mẩn đỏ quanh miệng cho trẻ bằng thuốc đông y

Trong Đông y, , mẩn ngứa xảy ra do nhiều yếu tố tác động như phong hàn xâm nhập vào cơ thể kết hợp với huyết nhiệt ở bên trong và một số tác nhân (môi trường, thực phẩm,…) khiến cho sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, khả năng bài trừ độc tố của cơ thể kém đi.

Do vậy, các bài thuốc trong đông y sẽ chú trọng tác động sâu vào bên trong cơ thể để làm tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cơ thể trẻ. Các vị thuốc được nghiên cứu, kết hợp để hỗ trợ chức năng thải độc của gan thận, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và khả năng đề kháng với bệnh. 

Đông y có khả năng điều trị mề đay mẩn ngứa dứt điểm, phòng tái phát hiệu quả
Đông y có khả năng điều trị mề đay mẩn ngứa dứt điểm, phòng tái phát hiệu quả

Tuy nhiên, khi điều trị mẩn ngứa bằng đông y cho trẻ cha mẹ cần lưu ý tác dụng của thuốc tương đối chậm nên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, trước khi dùng thuốc cha mẹ cần đến địa chỉ khám, điều trị Đông y uy tín để bác sĩ bắt mạch và kê đơn thuốc phù hợp.

Phòng ngừa trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng bằng cách nào?

Cùng với việc sử dụng các biện pháp điều trị bệnh, để phòng tránh, ngăn ngừa tình trạng bệnh ở bé, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Cắt ngắn móng tay và chân của trẻ để hạn chế bé cào gãi làm xước da, viêm nhiễm.
  • Chơi đùa với trẻ để phân tán sự chú ý của trẻ, giúp trẻ quên cảm giác khó chịu.
  • Tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm phòng bệnh sởi, rubella, cúm,… cho trẻ  từ 0 – 5 tuổi.
  • Vệ sinh sạch sẽ miệng, mặt, tay, chân của trẻ sau khi ăn để tránh kích ứng da.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch chỗ ngủ, chăn gối, giường và quần áo của trẻ.
  • Hạn chế nuôi động vật trong nhà có trẻ nhỏ, nếu nuôi cần đảm bảo thú nuôi luôn sạch sẽ.
  • Không để trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu nhiễm bệnh ở khoảng cách gần như ôm, hôn, sờ chân tay bé.
  • Chú ý theo dõi phản ứng cơ thể trẻ với các loại thức ăn hoặc các chất ngoài môi trường.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là biểu hiện của các vấn đề da liễu và một số bệnh truyền nhiễm khác. Thông thường, các bệnh lý này có thể tự thuyên giảm sau khi chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên ở một số trẻ, triệu chứng bệnh có thể nặng hơn và xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, biện pháp xử lý phù hợp nhất là nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp cho trẻ.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC