Trẻ bị ho sổ mũi là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Chữa thế nào?

Trẻ bị ho sổ mũi là một trong những hiện tượng thường gặp, đặc biệt lúc giao mùa. Triệu chứng này có thể gây nên tình trạng ho, khó thở, thở khò khè khiến bé khó chịu. Cho nên, việc xác định nguyên nhân gây bệnh là một trong những biện pháp tốt nhất để điều trị hiệu quả.

Trẻ bị ho sổ mũi là bệnh gì? Triệu chứng

Trẻ bị ho sổ mũi, nhức đầu là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: Cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản… Đây là những bệnh lý thường gặp do nhiễm vi khuẩn, virus, và thường xảy ra lúc giao mùa.

Ngoài triệu chứng ho và sổ mũi, khi trẻ nhỏ còn có thể gặp các biểu hiện sau:

  • Nghẹt mũi, hắt hơi, có nước mũi trong hoặc đặc tùy mức độ bệnh.
  • Các cơn ho của trẻ ban đầu thưa, sau đó tăng dần và dai dẳng hơn.
  • Bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người, kém ăn.
  • Nhiều bé có biểu hiện sốt, run nhẹ, ớn lạnh.
  • Trường hợp bệnh nặng bé có thể bị mê man, lì bì.

Vì sao bé bị ho sổ mũi?

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi là hiện tượng thường gặp. Nguyên nhân gây ra tình trạng là do một số bệnh lý về đường hô hấp. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè rất có thể do mắc phải một số bệnh sau:

Trẻ bị ho sổ mũi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về đường hô hấp
Trẻ bị ho sổ mũi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về đường hô hấp
  • Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài do mắc bệnh về mũi họng: Trẻ nhỏ hệ hô hấp yếu là nguyên nhân khiến các tác nhân có hại như bụi bẩn, hóa chất độc hại, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh. Chúng gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang dẫn đến những cơn ho, kéo đờm, ngứa rát cổ họng.
  • Trẻ bị viêm phổi gây ho: Khi bé bị viêm phổi sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho, sổ mũi, khàn giọng. Nguyên nhân của tình trạng này là vi khuẩn, virus xâm nhập khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nhiễm lạnh cũng có thể gây viêm phổi dẫn đến trẻ bị ho sổ mũi.
  • Bé bị ho sổ mũi sốt do dị ứng: Hệ hô hấp của bé non kém nên dễ bị các dị nguyên bên ngoài như phấn hoa, lông vật nuôi, khói thuốc xâm nhập gây ho và sổ mũi. Thậm chí nhiều bé bị nặng dẫn đến hen suyễn.
  • Trẻ em bị ho và sổ mũi do nhiễm lạnh: Nhiệt độ xuống quá thấp do thời tiết hoặc do bé ở phòng điều hòa quá lâu cũng là nguyên nhân khiến bé bị ho sổ mũi. Khi cơ thể của bé không còn được giữ đủ ấm sẽ khiến mũi bị ngạt dẫn đến ho, khó thở. Do đó, rất nhiều bà mẹ hỏi trẻ bị ho sổ mũi có nên nằm điều hoà thì đáp án là không.

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài có nguy hiểm không?

Bé bị ho sổ mũi lâu ngày khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và không biết nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của con không.

Khi bé bị ho sổ mũi cần điều trị sớm
Khi bé bị ho sổ mũi cần điều trị sớm

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mũi là bộ phận quan trọng trong hệ hô hấp. Chúng là nơi tiếp xúc đầu tiên với các yếu tố dị nguyên bên ngoài gây ho và sổ mũi. Đây là những phản ứng rất bình thường của hệ hô hấp để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ho có đờm và sổ mũi xanh ở bé kéo dài, cần sớm điều trị. Nếu không, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con nhỏ.

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao? Cách điều trị an toàn nhất cho bé

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, trẻ 4 tháng bị ho sổ mũi đều khiến cha mẹ lo lắng. Do đó, khi có biểu hiện của bệnh, cha mẹ cần sớm tìm biện pháp điều trị cho bé. 

Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Bé bị ho sổ mũi phải làm sao? Đầu tiên, mẹ cần bình tĩnh để xem dấu hiệu của bé ở mức độ nặng hay nhẹ. Dựa vào tình trạng bệnh sẽ có biện pháp phù hợp. Nếu các dấu hiệu ho, sổ mũi của trẻ ở mức độ nhẹ thì mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp tại nhà để giảm triệu chứng cho con.

Rửa mũi, họng cho con bằng nước muối sinh lý
Rửa mũi, họng cho con bằng nước muối sinh lý

Một số biện pháp tại nhà như:

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Nước muối có tính kháng khuẩn và chống viêm rất cao. Nó sẽ giúp làm sạch niêm mạc mũi họng và họng. Cho nên, khi bé bị ho sổ mũi, mẹ hãy lấy nước muối sinh lý rửa mũi họng cho con ngày 2 – 3 lần.
  • Chữa ho sổ mũi cho bé bằng húng chanh và quất: Đây là mẹo dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng và được đánh giá cao về hiệu quả. Bạn lấy 20 lá húng chanh và 5 quả quất xanh rửa sạch. Sau đó, quất bổ đôi bỏ hạt rồi cho cả húng chanh vào máy xay nhuyễn. Cho thêm 1-2 thìa đường phèn rồi đem hỗn hợp đi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Để nguội và cho bé uống nước. Với những trẻ lớn, bố mẹ có thể cho bé ăn cả phần cái để chữa ho sổ mũi.
  • Sử dụng lá hẹ chữa ho sổ mũi cho bé: Lá hẹ có nhiều thành phần trị ho hiệu quả. Khi trẻ bị ho sổ mũi, mẹ hãy lấy 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, cho vào bát rồi thêm đường phèn hấp cách thủy. Chiết lấy phần nước và cho bé uống liên tục trong ngày 3 lần. Uống trong khoảng 3 ngày là triệu chứng ho, sổ mũi của bé sẽ hết.

Chữa ho cho trẻ bằng Đông y

Thuốc Đông y cũng là một trong những biện pháp chữa ho, ngạt mũi hiệu quả cho bé. Theo Đông y, đây là giải pháp giải cảm, chữa phong hàn, chống lạnh, hạn chế cơn ho và chống ngạt mũi hiệu quả.

  • Bài thuốc làm dịu họng: Cho các vị thuốc gồm trần bì, ngân hoa (mỗi loại 10gr); xương bồ, liên kiều, mạch môn (mỗi loại 12gr); tang diệp (20gr) và thiên môn, tía tô (mỗi loại 16gr) vào sắc nước. Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần và cho bé uống trong ngày.
  • Bài thuốc giúp giảm ho long đờm: Cho các vị thuốc gồm bạch dược, nam dương sâm, sâm đại hành, xa tiền thảo (mỗi loại 16gr), quất hồng bì, mơ muối, cam thảo, rễ chanh (mỗi loại 12gr); thủy ngọc (10gr) vào ấm sắc nước. Chia nước thuốc thành 3 phần và cho trẻ uống vào các buổi sáng, trưa, tối.

Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y cũng tồn tại nhược điểm đó là thời gian điều trị lâu dài. Điều quan trọng là mẹ lựa chọn đúng bài thuốc trị ho sổ mũi phù hợp để mang lại hiệu quả cao.

Trẻ em bị ho sổ mũi phải làm sao? Tây y trị bệnh hiệu quả

Nếu tình trạng ho của bé ở mức độ nặng hơn, cha mẹ có thể cho bé đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc. Một số loại thuốc tân dược điều trị bệnh ho ở trẻ em như:

Siro chữa ho cho bé có hiệu quả rất tốt
Siro chữa ho cho bé có hiệu quả rất tốt
  • Siro chữa ho: Có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ho khan, ho có đờm, đau họng, sổ mũi. Một số loại siro chữa ho tiêu biểu cho bé như: Tiffy, Astex, Atussin, Passedyl,…
  • Dùng thuốc kháng histamin: Tác dụng giảm ho, sổ mũi nhanh chóng, hiệu quả. Một số loại thuốc tiêu biểu như Chlorpheniramin, dextromethorphan,… Tuy nhiên, cha mẹ cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc đặc trị ho: Một số loại như Codein,  Dextromethorphan… với tác dụng ức chế cơn ho nhanh từ đó giảm ho hiệu quả. Thuốc này có tác dụng phụ gây ra các cơn buồn ngủ nên cha mẹ cần hết sức cẩn thận khi dùng cho bé.
  • Thuốc kháng sinh: Khi trẻ bị ho sổ mũi cũng có thể được kê thuốc kháng sinh như: Tetracyclin, corticoid… Các loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh các cơn ho, sổ mũi, ngạt mũi hiệu quả.

Chữa ho sổ mũi cho bé cần lưu ý gì?

Khi bé bị ho sổ mũi, ngoài các biện pháp chữa bệnh kể trên thì cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bé với đầy đủ 4 chất: Đạm, béo, tinh bột, rau xanh. Những loại thực phẩm có vỏ cần bỏ hết vỏ trước khi cho bé ăn. Bổ sung nhiều nước, tăng cường thực phẩm có khả năng tăng cường đề kháng như thịt bò, trứng, sữa, rau xanh cho bé.
  • bị ho nên hạn chế ăn đồ lạnh, thực phẩm nhiều đường, món ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán…
  • Luôn giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là vào mùa lạnh. Khi bé ngủ phòng điều hòa cần đảm bảo đủ ấm cho con.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với dị nguyên, môi trường nhiều khói bụi, thuốc lá.
  • Với những trẻ lớn hơn, khuyến khích bé tập thể dục để tăng sức đề kháng.

Có thể thấy, trẻ bị ho sổ mũi là tình trạng phổ biến, do nhiều tác nhân gây ra. Cho nên, cha mẹ cần luôn chú ý, quan tâm đến biểu hiện của con để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu tình trạng ho, sổ mũi kéo dài cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

5/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?