Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không – Chuyên gia tư vấn cụ thể

Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không là câu hỏi chung của rất nhiều ông bố, bà mẹ. Bởi dân gian xưa đã quan niệm rằng khi trẻ bị ốm cần phải kiêng nước, kiêng gió. Vậy điều này có còn đúng trong thời đại hiện nay?. Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết được câu trả lời cụ thể từ các chuyên gia.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không?

Câu hỏi trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không là vấn đề khiến rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Bởi theo quan niệm dân gian, người xưa cho rằng trẻ bị ho sổ mũi không nên tắm gội. Điều này có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, ốm nặng và lâu khỏi hơn. Do đó, rất nhiều cha mẹ không dám tắm cho con hoặc chỉ lau người cho bé sau 1-2 ngày mắc bệnh.

Tuy nhiên, thực tế quan điểm này không hề có cơ sở và chưa được chứng minh. Theo các chuyên gia, khi trẻ có biểu hiện ho kèm sổ mũi nên được tắm sạch sẽ để khỏi bệnh nhanh chóng. Bởi việc tắm rửa sẽ loại bỏ mọi bụi bẩn, mồ hôi bám trên da bé. Nhờ vậy, giúp cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng, tránh mắc phải các bệnh về da liễu. Nhất là khi tình trạng ho sổ mũi thường đi kèm với sốt gây nên đổ mồ hôi.

Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không là vấn đề mà rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm
Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không là vấn đề mà rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm

Ngược lại, việc kiêng tắm khi bé bị ho sổ mũi sẽ khiến các vi khuẩn, bụi bẩn ứ đọng trên da. Chúng sẽ khiến cho các triệu chứng ho, chảy mũi ở trẻ ngày càng nặng thêm.

Vì vậy, đáp án cho câu hỏi trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không là có. Song cha mẹ cần phải chú ý tắm cho con như thế nào mới đúng cách. Bởi việc tắm quá lâu hoặc tắm nước lạnh có thể khiến bé tiếp tục mắc bệnh nặng hơn.

Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không và cách tắm đúng như thế nào

Như đã đề cập ở trên, trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không là việc hoàn toàn nên làm. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần hết sức cẩn thận khi tắm cho bé trong giai đoạn này. Dưới đây là cách tắm cho trẻ khi bị ho, sổ mũi an toàn mà các mẹ nên tham khảo:

Trước khi tắm

Trước khi tắm cho trẻ, cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết. Bao gồm sữa tắm, bông tắm, quần áo và khăn lau người. Điều này sẽ tránh được việc khi vừa tắm xong mới cuống cuồng tìm đồ khiến bé bị nhiễm lạnh.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên bật bình nước nóng hoặc đun nước trước đó. Nhiệt độ nước để tắm lý tưởng là từ 33 – 35 độ C. Nếu phòng tắm có lò sưởi, bạn nên bật trước khoảng 5 phút khi bé vào tắm. Hoặc có thể xả một ít nước nóng làm tăng nhiệt độ phòng tắm tránh để bé bị sốc nhiệt.

Trong quá trình tắm

Cha mẹ nên đưa bé vào phòng tắm trước, đóng kín cửa rồi mới cởi quần áo của bé. Sau đó, bắt đầu tắm cho trẻ theo trình tự từ trên xuống. Đầu tiên là lau mặt, mũi rồi đi tới các bộ phận khác.

Các mẹ nên tắm cho bé theo quy tình từ trên xuống dưới
Các mẹ nên tắm cho bé theo quy tình từ trên xuống dưới

Cha mẹ cần tránh không để nước hay xà phòng trôi vào mắt hoặc tai bé. Sau khi tắm xà phòng xong cần tráng lại sạch sẽ với nước ấm. Trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi thì các mẹ cần đảm bảo thao tác nhanh, chuẩn xác. Thời gian tắm tối ưu nhất chỉ nên trong khoảng từ 5 – 7 phút. Không nên kéo dài hơn khiến cơ thể trẻ tiếp xúc lâu với nước dễ nhiễm lạnh và lâu khỏi bệnh.

Sau khi tắm cho trẻ

Sau khi tắm xong, cha mẹ cần nhanh chóng dùng khăn bao bọc lấy trẻ. Kế tiếp lau khô người và mặc quần áo cho bé. Lúc này, bạn đừng vội cho trẻ ra ngoài. Bởi nhiệt độ phòng tắm và nhiệt độ bên ngoài có sự chênh lệch khá lớn. Chúng dễ dàng làm trẻ bị sốc nhiệt dẫn tới cảm đột ngột. Vì vậy, các mẹ nên đợi khoảng 10 – 15 phút để thân nhiệt trẻ ổn định rồi mới đưa ra ngoài.

Bé bị ho nên tắm lá gì?

Các chuyên gia đã đưa ra lời giải đáp cho việc trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không là có. Vì vậy, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể dùng nước ấm để vệ sinh cho con. Ngoài cách này, cha mẹ cũng có thể sử dụng một số loại lá tự nhiên để tắm cho trẻ. Những loại lá này có công dụng làm sạch cũng như hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Cụ thể như:

Nước lá me và hành tây

Các mẹ chỉ cần chuẩn bị một ít lá me cùng hành tây rửa sạch rồi đun sôi. Sau đó đợi cho nước nguội bớt thì pha ra chậu tắm cho trẻ.

Lá me có công dụng rất tuyệt vời trong việc giải độc, phòng ngừa các bệnh ngoài da. Trong khi đó, hành tây có khả năng kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng tình trạng ho và sổ mũi ở trẻ. Từ đó giúp bé sớm khỏi bệnh và trở nên khỏe mạnh.

Lá kinh giới

Trẻ bị ho nên tắm lá gì, câu trả lời là lá kinh giới. Loại lá này chứa rất nhiều chất sát khuẩn giúp phòng tránh bệnh rôm sảy, mẩn ngứa. Không chỉ vậy, chúng còn có khả năng điều hòa thân nhiệt, giảm thiểu các cơn sốt. Vì thế, lá kinh giới thường được sử dụng để chữa ho, sổ mũi cho trẻ nhỏ.

Lá kinh giới có công dụng cải thiện các triệu chứng ho, sổ mũi ở trẻ
Lá kinh giới có công dụng cải thiện các triệu chứng ho, sổ mũi ở trẻ

Để dùng lá này tắm cho bé, các mẹ hãy chuẩn bị một nắm lá kinh giới, rửa sạch. Sau đó vò nát, pha với nước ấm để tắm cho trẻ. Hoặc bạn cũng có thể đun sôi lá kinh giới với nước để nguội bớt rồi cho trẻ tắm.

Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm? Dùng gừng tắm cho bé trị ho

Gừng là một loại gia vị có công dụng giúp làm ấm cơ thể, diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Do đó, rất nhiều bậc phụ huynh thường dùng gừng làm nước tắm cho trẻ để cải thiện tình trạng ho, sổ mũi.

Cha mẹ chỉ cần lấy một ít gừng giã nhỏ rồi ngâm với nước sôi khoảng 10 – 15 phút. Tiếp theo hòa chúng vào chậu nước ấm và bắt đầu tắm cho bé. Ngoài ra, khi con bị ốm, bạn cũng có thể dùng nước gừng ngâm chân cho con. Chúng sẽ giúp trẻ làm giảm bớt các cơn ho và ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng quá nhiều các bài thuốc tắm lá trên. Bởi chúng chỉ là những bài thuốc dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng. Vì thế, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng những cách tắm này.

Những lưu ý khi tắm cho trẻ bị ho sổ mũi tại nhà

Khi trẻ bị ho, sổ mũi, cơ thể bé sẽ dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, để đảm bảo con không bị cảm lạnh thêm và mau khỏi bệnh, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau khi tắm cho trẻ:

  • Thời gian tắm tốt nhất với bé là từ 10 – 10h30 sáng hoặc từ 14 – 15h chiều. Từ 16h chiều trở đi thì cha mẹ không nên tắm cho trẻ nữa. Bởi lúc này, nhiệt độ đã bắt đầu hạ xuống, thấp dần. Việc tắm trong khoảng thời gian này dễ khiến bé bị cảm lạnh và viêm phế quản.
  • Nên tắm cho trẻ trong phòng kín nhưng phải đảm bảo thoáng khí, không có gió lùa vào. Nhất là khi thời tiết trở lạnh đang giao mùa, bởi chúng sẽ gây nguy hiểm đến bé.
Cha mẹ nên tắm cho trẻ trong phòng kín, thoáng khí, tránh để gió lùa
Cha mẹ nên tắm cho trẻ trong phòng kín, thoáng khí, tránh để gió lùa
  • Trường hợp trẻ đang bị sốt, cha mẹ cần hạ nhiệt cho bé rồi mới cho bé tắm. Điều này sẽ tránh cho cơn sốt kéo dài thêm và ngày một nặng hơn.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tắm khi bé vừa ăn no xong. Chúng sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đồng thời khi bé vừa tỉnh ngủ, cha mẹ cũng tránh việc tắm ngay làm giảm thân nhiệt. Từ đó khiến tình trạng ho, sổ mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chú ý vệ sinh mắt, tai và mũi khi tắm cho bé để cải thiện tình trạng ho, sổ mũi nhanh chóng.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng nước muối loãng để vệ sinh mũi cho con.

Để ngăn ngừa tình trạng ho, sổ mũi ở trẻ, các mẹ cũng nên áp dụng một số biện pháp như:

  • Vỗ vào lưng trẻ để kích thích tan đờm, đào thải chúng ra bên ngoài. Khi trẻ ho nhiều kèm mệt mỏi, cha mẹ cũng cần cho con đi khám. Đồng thời cho bé uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Vệ sinh môi trường sống của bé một cách thường xuyên. Cụ thể như thay ga giường, vỏ gối, lau dọn nhà cửa, hạn chế hút thuốc lá trong nhà… Điều này sẽ tránh được các yếu tố gây hại cho đường hô hấp của trẻ làm ho, sổ mũi.
  • Buổi sáng ngủ dậy, các mẹ nên cho bé uống một vài thìa chanh đào ngâm mật ong. Hoặc quất chưng đường phèn để cải thiện tình trạng ho tại nhà.
  • Khi trẻ bị ho, sổ mũi kèm theo sốt, các bậc phụ huynh nên cho bé uống nước ấm. Hạn chế cho bé nằm điều hòa, đảm bảo nhiệt độ phòng đủ ấm để bé cảm thấy thoải mái nhất.
  • Không nên đưa trẻ ra ngoài trời những lúc gió lùa mạnh hay chuyển mùa. Nếu muốn ra ngoài, bạn cần giữ ấm cho bé bằng khăn quàng cổ.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không. Đáp án là CÓ, nhưng các bậc cha mẹ cũng cần chú ý tắm cho trẻ đúng phương pháp. Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc giúp bé mau khỏi bệnh cũng như ngăn ngừa tình trạng ho tiến triển nặng thêm.

5/5 - (1 bình chọn)

Gợi ý nội dung chú ý

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?