Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

Cập nhật: 30/03/2024

Trẻ bị dị ứng thời tiết là tình trạng da phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy, sổ mũi, đau họng, ho,… Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết đang nóng chuyển sang lạnh và ngược lại. Bệnh khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ, cha mẹ hãy dành ít phút đọc bài viết dưới đây.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết cần cảnh giác

Da trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Vì vậy trẻ rất dễ bị dị ứng, đặc biệt vào thời điểm thời tiết giao mùa. Tình trạng này là biểu hiện cơ thể phản ứng quá mức khi gặp phải sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Các yếu tố gây ra dị ứng như: Độ ẩm, không khí, ánh sáng hoặc phấn hoa, bụi, vi khuẩn…. 

tre-bi-di-ung-thoi-tiet
Trẻ bị dị ứng thời tiết là tình trạng da phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy, sổ mũi, đau họng, ho,…

Để biết trẻ bị dị ứng thời tiết hay không, bố mẹ có thể  thông qua các biểu hiện dưới đây:

  • Phát ban trên da. Các nốt ban đỏ có thể xuất hiện ở một số bộ phận, hoặc toàn thân.
  • Cảm thấy da châm chích, ngứa ngáy khiến trẻ liên tục gãi.
  • Các vết mẩn đỏ, sẩn nóng rát, đỏ xung quanh, thậm chí là viêm.
  • Chảy nước mũi, ngạt mũi, đau mũi,
  • Ho và đau họng, hắt hơi liên tục…
  • Trẻ khó thở, hơi thở khò khè.
  • Trẻ bị sốt, chán ăn và quấy khóc.
  • Trẻ có thể bị đi ngoài, đau bụng.
  • Da trẻ bị khô và có dấu hiệu bong tróc, đóng vảy.

Trẻ bị dị ứng thời tiết là tình trạng khá phổ biến vì vậy bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Nguyên nhân khiến trẻ em bị dị ứng thời tiết

Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị dị ứng thời tiết có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguyên nhân chính gây bệnh là do sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Theo đó, khi các yếu tố ngoại sinh như không khí, độ ẩm, nhiệt độ… đột ngột thay đổi, cơ thể không kịp thích nghi sẽ sinh ra bệnh. 

Vì là nhóm đối tượng dễ bị dị ứng, nên khi mắc bệnh, các triệu chứng cũng như mức độ tổn thương da ở trẻ em đều nặng hơn. Cha mẹ nên chú ý đến những biểu hiện của trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh bệnh biến chứng ảnh hưởng xấu đến bé.

Trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Một vấn đề khác được nhiều bậc phụ huynh thắc mắc đó là: Trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Theo đó, dị ứng thời tiết ở trẻ là bệnh lý phổ biến, và KHÔNG NGUY HIỂM. Nhưng với những trẻ có bệnh lý về cơ địa, khi bị dị ứng thời tiết có thể làm bùng phát: Viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn hoặc viêm kết mạc dị ứng.

Bệnh dị ứng thời tiết cũng khiến trẻ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, chán ăn. Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ bao lâu thì khỏi? Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bé sẽ quyết định thời gian khỏi bệnh. Với những trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể thuyên giảm sau 3-4 ngày. Ngược lại, trường hợp nặng, bệnh có thể kéo dài đến vài tuần hoặc vài tháng. Tùy thuộc vào cách chăm sóc và phương pháp điều trị. 

Do vậy để nhanh chóng giúp bé thoát khỏi cảm giác khó chịu do dị ứng thời tiết mang lại, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết?

Cha mẹ khi phát hiện trẻ có những biểu hiện dị ứng thời tiết không nên hoảng loạn. Vì đây là căn bệnh thường gặp, nên các cách xử lý cũng rất đơn giản. 

Việc đầu tiên cha mẹ cần làm đó là theo dõi những triệu chứng trên người bé để xác định mức độ bệnh nhẹ hay nặng. Tiếp theo áp dụng biện pháp điều trị thích hợp.

Bố mẹ có thể tham khảo các cách chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em dưới đây:

Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì?

Như đã nói ở trên, sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu, vì vậy thường mẫn cảm hơn với mọi sự thay đổi. Khi bị dị ứng thời tiết, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách. Qua thăm khám lâm sàng, cộng với tình trạng sức khỏe của bé, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp với trẻ.

Dưới đây là một số loại thuốc Tây y thường được dùng để trị dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ:

  • Nhóm thuốc kháng histamin H1: Khi gặp dị nguyên, cơ thể trẻ kích thích giải phóng histamin, sau đó histamin ngấm vào máu và sinh ra phát ban, mẩn ngứa. Vì vậy khi trẻ bị dị ứng thời tiết, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng histamin H1 để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Đồng thời các loại thuốc này cũng giúp chữa tổn thương trên da. Một số loại thuốc kháng histamin H1 như Loratadin, Promethazin hydroclorid, Clorpheniramin melead,…
  • Thuốc Epinephrine: Đây là loại thuốc dạng tiêm, hít có khả năng giảm nhanh các cơ ho hen suyễn khi trẻ bị dị ứng thời tiết nhẹ. Với những trường hợp bệnh nặng hoặc sốc phản vệ cũng có thể dùng thuốc Epinephrine.
  • Các loại thuốc mỡ bôi: Bác sĩ có thể kê cho trẻ sử dụng thuốc mỡ nhẹ hoặc lanolin để bôi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Các loại thuốc bôi có chứa Corticoid:  Loại thuốc này có khả năng chống viêm, ngăn vi khuẩn phát triển. Đồng thời nó cũng chống dị ứng, làm lành các tổn thương trên da.
  • Các loại kem dưỡng ẩm: Dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể xảy ra do hanh khô, độ ẩm giảm thấp khiến da khô, bong tróc. Trong trường hợp này, các bé thường được hướng dẫn sử dụng các loại kem bôi, sữa tắm dưỡng ẩm, làm mềm da. Bố mẹ có thể mua các loại kem dưỡng có thành phần dịu nhẹ như: Cetaphil, Vaseline, A-derma, Eucerin hoặc Cerave.

 Lưu ý: Các loại thuốc trên giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh dị ứng thời tiết gây ra. Nhưng để tránh rủi ro, đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. 

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết dùng mẹo dân gian

Với những trẻ bị dị ứng thời tiết ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian để chữa bệnh có bé. Ưu điểm của phương pháp này là dễ làm, nguyên liệu sẵn có, an toàn, nhưng vẫn mang lại hiệu quả.

Một số mẹo dân gian tại nhà chữa trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa:

  • Lá lốt: Trong lá lốt chứa rất nhiều tinh dầu piperidin có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng như mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy do dị ứng thời tiết. Theo đó bố mẹ chỉ cần chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, sau đó đem rửa sạch. Lá lốt sau khi đã rửa sạch đem vò nát và đun với 300ml nước sôi. Sua khi nước sôi, dùng khăn bông sạch thấm nước lá lốt và bôi lên da, những vùng bị tổn thương. Giữ nguyên trong vòng 30 phút và dùng nước ấm rửa lại cho thật sạch. Bố mẹ thực hiện 2 lần mỗi ngày cho bé để thấy hiệu quả. 
  • Khoai tây: Ít ai biết rằng nhựa khoai tây có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Khoai tây giúp đẩy lùi các triệu chứng nổi mề đay, phát ban cho dị ứng thời tiết gây ra. Bố mẹ chuẩn bị một củ khoai tây (nên chọn củ chưa mọc mầm) và rửa sạch. Thái khoai tây thành các lát mỏng và đắp lên những vùng da bị tổn thương của bé. Sau 20 phút, bố mẹ dùng nước rửa sạch.
  • Lá khế: Lá khế có vị chua, giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt. Đồng thời lá khế cũng có công dụng chữa các bệnh lý như nổi mề đay, phát ban, dị ứng thời tiết, xoa dịu và làm lành các tổn thương trên da, giảm ngứa ngáy… Để chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em, bố mẹ chuẩn bị một nắm lá khế tươi và rửa sạch. Đem lá khế đã rửa sạch đun cùng với 500ml nước. Đợi nước lá khế ấm thì tắm cho trẻ, hoặc thấm vào những vùng da bị tổn thương. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Dầu dừa: Chứa nhiều vitamin E, axit tự nhiên, dầu dứa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Đồng thời, dầu dừa cũng giúp da cung cấp độ ẩm, tránh khô, bong tróc. Sử dụng dầu dừa chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em rất đơn giản, cha mẹ bôi trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị phát ban, mẩn đỏ của trẻ. Dùng nước rửa lại sau 20 phút. 
  • Lá chè xanh: Nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm, lá chè xanh được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó có dị ứng thời tiết ở trẻ em. Bố mẹ lấy một nắm lá chè xanh, rửa sạch và đun với nước. Đợi nước ấm thì dùng tắm cho trẻ. Các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban sẽ giảm nhanh.
  • Chanh mật ong: Sự kết hợp của mật ong và chanh giúp chữa bệnh hiệu quả. Thanh phần vitamin C trong chanh, cùng với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn của mật ong giúp bé tăng cường đề kháng, đẩy lùi triệu chứng dị ứng, làm lành tổn thương da. Bố mẹ chuẩn bị 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất và 1 thìa cà phê nước cốt chanh. Hòa mật ong, nước cốt chanh vào cốc nước ấm và cho bé uống.
la-che-xanh
Nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm, lá chè xanh được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Ngoài các cách trên, bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước chanh tươi, hoặc nước gừng mật ong, nước ép hoa quả. Đây là các loại nước giúp hỗ trợ điều trị bệnh, giảm nhanh các triệu chứng dị ứng.

Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết bằng Đông y

Ngoài các cách trên, bố mẹ cũng có thể áp dụng các bài thuốc Đông ý để trị dị ứng thời tiết ở trẻ.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị ngứa da dị ứng hiệu quả:

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu:

  • 3 loại dược liệu sau bố mẹ chuẩn bị mỗi thứ 12g: Bạch truật, bạch thược và bạch chỉ.
  • 3 loại thảo dược sau mỗi vị 8g: Bán hạ, quế chi, khương hoạt.
  • 3 loại dược liệu sau mỗi vị 4g: Cam thảo, sinh khương và ngũ vị.
  • 4 loại thảo dược sau mỗi vị 6g: Tế tân, ma hoàng, táo và phòng phong.
  • 4 loại dược liệu sau mỗi thứ 16g: Hoài sơn, xuyên khung, đẳng sâm và ké.
  • Cuối cùng là 10g tang bì.

Cách thực hiện:

  • 18 loại thảo dược trên dùng nước rửa sạch.
  • Đem tất cả thảo dược đun cùng với 1 lít nước.
  • Chia thuốc thành 3 phần và uống sáng-trưa-tối.

Bài thuốc này điều trị trẻ nhỏ bị dị ứng thời tiết kèm sổ mũi.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu:

  • Các vị thuốc sau mỗi thứ 6g: Kinh giới, thuyền thoái, cam thảo và phòng phong.
  • 7 vị thuốc sau mỗi loại 10g: Ngưu bàng, sinh địa, liên kiều, bèo cái, ngân hoa, đại thanh diệp và lá đơn.

Cách thực hiện:

  • 11 vị thuốc trên dùng nước rửa sạch.
  • Sau đó đem sắc với 1 lít nước.
  • Chia đều nước thuốc thành nhiều phần để uống trong ngày.

Bài thuốc này chữa dị ứng thời tiết, nổi mề đay do nóng bức ở trẻ nhỏ.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu:

  • 8 vị thuốc sau mỗi loại 10g: Kỳ tử, hạnh nhân, bạch chỉ, tân di, hoàng cầm, xuyên khung, bạch giới, long nhãn.
  • 2 loại dược liệu sau mỗi thứ 12g: Ngân hoa và ké.
  • 2 vị thuốc sau mỗi loại 15g: Táo và phòng phong.
  • Cùng với 8g cát cánh và 4g cỏ ngọt.

Cách thực hiện:

  • 14 loại thảo dược trên dùng nước để rửa thật sạch.
  • Đem sắc cùng với 1,5 lít nước.
  • Nước thuốc thu được chia nhỏ thành nhiều phần và uống đều trong ngày.

Bài thuốc này điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ kèm chảy nước mũi.

Bài thuốc số 4

Nguyên liệu:

  • 2 loại thảo dược sau mỗi thứ 6g: Sinh khương và tế tân.
  • 2 loại thảo dược sau mỗi vị 8g: Bạch chỉ và quế chi.
  • 3 loại dược liệu sau mỗi thứ 12g: Đan sâm, tô tử và phòng phong.
  • 4 vị thuốc sau mỗi vị 16g: Kinh giới, ý dĩ, ké và lá đơn.

Cách thực hiện:

  • 11 vị thuốc trên dùng nước rửa thật sạch.
  • Đem các thảo dược trên sắc với 1 lít nước.
  • Thuốc thu được chia làm 3 phần, uống sáng-trưa-tối.

Lưu ý: Các bài thuốc Đông y tuy lành tính, nhưng bố mẹ cần đưa bé đến thầy thuốc để được thăm khám và chỉ định sử dụng thuốc. Chọn đúng bài thuốc giúp nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng, đồng thời giúp trẻ tăng cường sức khỏe, đề kháng. 

Cách chăm sóc, phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị trên, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến cách chăm sóc, cũng như biện pháp ngăn ngừa bệnh cho bé. Cụ thể:

  • Khi trẻ nhỏ bị dị ứng thời tiết, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị. Việc lạm dụng và sử dụng thuốc sai cách có thể khiến bệnh của bé trở nặng.
cho-tre-uong-nuoc
Khi bị dị ứng cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước
  • Nếu trẻ bị dị ứng thời tiết do nóng bức, cha mẹ dùng nước mát tắm cho trẻ.
  • Ngược lại, nếu trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay do lạnh, cha mẹ dùng nước ấm tắm cho trẻ, ngày 2 lần. Việc này giúp làm dịu da cho bé. Luôn giữ ấm cho trẻ, tránh tiếp xúc trực tiếp với gió.
  • Sau khi tắm xong, cha mẹ nhanh chóng lau khô người cho bé và bôi kem dưỡng ẩm.
  • Dùng nước muối sinh lý rửa mũi và súc miệng cho trẻ thường xuyên. Việc này giúp loại bỏ các dị nguyên đang cư trú trong cơ thể. Việc này giúp làm sạch niêm mạc đường hô hấp.
  • Nên chọn những bộ quần áo có vải dễ thấm hút mồ hôi, mềm mại.
  • Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông, hoặc chơi với chó mèo. Nguyên nhân là lông của chúng rất có thể khiến da trẻ bị kích ứng, khiến bệnh trở nặng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Nước ép trái cây hoặc trà thảo mộc, trà chanh, trà gừng mật ong.
  • Bố mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo. Đồng thời bổ sung vitamin và chất xơ trong mỗi bữa ăn của trẻ.
  • Trẻ bị dị ứng thời tiết kiêng ăn các loại thực phẩm gây kích ứng như: Thịt bò, hải sản, đồ tanh, gia vị cay nóng…
  • Sữa là thực phẩm không nên uống khi trẻ bị dị ứng thời tiết.
  • Khi các triệu chứng dị ứng không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Để phòng ngừa bệnh tái phát, cha mẹ nên giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Thường xuyên quét dọn nhà cửa không để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho trẻ.
  • Thay ga giường, gối định kỳ tuần 3 lần.
  • Hạn chế cho trẻ chơi ở những nơi khói bụi, ô nhiễm, phấn hoa.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, ví dụ như từ phòng điều hòa ra ngoài và ngược lại.
  • Hướng dẫn trẻ tập thể dục để tăng cường sức khỏe.

Trẻ bị dị ứng thời tiết là tình trạng thường gặp trong thời điểm giao mùa như hiện nay. Vì vậy cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ nhỏ bị dị ứng thời tiết. Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp sẽ nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Hy vọng bài viết đã giúp bố mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc bé luôn khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC