Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi do nguyên nhân nào? Cách khắc phục hiệu quả

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi, đau lưng, buồn nôn và thậm chí là sốt nhẹ. Những biểu hiện này gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống thường ngày của người bệnh và có nguy cơ tái phát nhiều lần nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhằm khắc phục nhanh chóng tình trạng này.

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi do đâu?

Trào ngược dạ dày hay còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, trào ngược thực quản. Đây là tình trạng rối loạn tiêu hóa tương rất phổ biến, khởi phát ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh có xu hướng xuất hiện theo từng đợt, khiến dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra biểu hiện như ợ hơi, khó tiêu, ợ chua và một số tổn thương vùng họng.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó là sự mệt mỏi, đau nhức các bộ phận liên quan. Theo các chuyên gia tiêu hóa, trào ngược dạ dày gây mệt mỏi do những nguyên nhân sau:

Tác dụng phụ của thuốc 

Cảm giác mệt mỏi, uể oải trong thời gian điều trị bệnh đau dạ dày có nhiều khả năng gây ra do những tác dụng phụ của thuốc Tây. Bên cạnh khả năng đem lại hiệu quả nhanh chóng, người bệnh khi lạm dụng các sản phẩm kháng histamin hoặc thuốc có khả năng ức chế proton thường dẫn tới tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi có thể do tác dụng phụ của thuốc
Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi có thể do tác dụng phụ của thuốc

Chính vì vậy, đối với các loại thuốc tân dược, dù thuộc nhóm có kê đơn hoặc không kê đơn, người bệnh vẫn cần thận trọng tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình sử dụng.

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi do mức độ nặng hơn

Quá trình diễn biến khó lường của bệnh trào ngược dạ dày có thể dẫn tới nguy cơ mệt mỏi, đau bụng buồn nôn, đau lưng. Người bệnh thường gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, quá trình làm việc bị gián đoạn bởi những cơn đau. 

Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể khiến người bệnh đối diện với một số biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản ăn mòn, chảy máu mãn tính, suy nhược cơ thể hoặc thậm chí xuất huyết dạ dày

Trào ngược dạ dày gây đau lưng do điều trị sai phương pháp

Bên cạnh triệu chứng mệt mỏi, không ít trường hợp trào ngược dạ dày gây đau lưng. Điều này có thể gây ra do việc kê cao gối nhằm giúp khắc phục trào ngược khi ngủ. Tuy nhiên, phương pháp này vô tình gây ra sự căng thẳng, áp lực lên cho dây thần kinh ở vai gáy và lưng. 

Mặt khác, đau lưng có thể gây ra do tổn thương thần kinh ở vai, lưng do axit dạ dày trào ngược lên cổ họng hoặc biến chứng gây thoái hóa cột sống.

Những nguyên nhân khác

Trào ngược lên niêm mạc họng gây sốt cao, mệt mỏi
Trào ngược lên niêm mạc họng gây sốt cao, mệt mỏi

Trào ngược dạ dày thường khởi phát vào buổi đêm có thể gây ra mất ngủ, viêm họng, dẫn đến sốt. Mặc dù trào ngược dạ dày gây sốt không xảy ra phổ biến nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tổng thể.

Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi chỉ có thể được cải thiện khi người bệnh phát hiện kịp thời và nhanh chóng khắc phục bằng các giải pháp phù hợp. Trước khi quyết định áp dụng, bạn nên chủ động tìm hiểu và tham khảo ý kiến của chuyên gia, ưu tiên các giải pháp phù hợp với thể trạng và thể bệnh của mình.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định

Tác dụng phụ của thuốc Tây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mệt mỏi khi bị trào ngược. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này đòi hỏi tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc thuộc một trong các nhóm sau:

  • Thuốc được kê đơn: Đây là những sản phẩm được các bác sĩ chỉ định, kê đơn sau khi thăm khám và tiến hành chẩn đoán mức độ tổn thương do trào ngược dạ dày. Những sản phẩm này có khả năng đặc trị các biểu hiện, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, giảm đau đồng thời ngăn chặn những diễn biến trở nặng hoặc nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, người bệnh thường xuyên tái phát trào ngược nên tái khám thường xuyên, tránh tự ý dùng lại đơn thuốc cũ.
  • Thuốc không kê đơn: Đa số các sản phẩm thuốc không kê đơn sẽ có công dụng giảm đau, trung hòa dịch vị, giảm cảm giác mệt mỏi hoặc buồn nôn. Mặc dù không có khả năng thay thế thuốc đặc trị và hàm lượng dược tính không cao, tuy nhiên những sản phẩm không kê đơn thường gây ít tác dụng phụ hơn, từ đó giảm được nguy cơ trào ngược dạ dày gây mệt mỏi. 

Điều trị trào ngược dạ dày bằng mẹo dân gian

Bên cạnh các biện pháp điều trị từ Tây y, người bệnh có thể tham khảo các mẹo dân gian trị trào ngược dạ dày để ngăn ngừa tác dụng phụ. Sử dụng một số nguyên liệu từ thiên nhiên có khả năng đem lại cảm giác dễ chịu, giảm triệu chứng trào ngược. 

Tuy nhiên, đối với những trường hợp đã tái phát nhiều lần, người bệnh nên cân nhắc trước khi áp dụng. Phương pháp này đem lại hiệu quả không triệt để và không có khả năng thay thế thuốc đặc trị.

Điều trị trào ngược dạ dày bằng mẹo dân gian
Điều trị trào ngược dạ dày bằng mẹo dân gian
  • Gừng tươi: Gừng có đặc tính ấm, vị cay nhẹ rất tốt trong điều trị bệnh lý đường tiêu hóa. Để thực hiện bài thuốc, bạn cần đem gừng tươi đã cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng, đem ngâm giấm táo cùng đường đã đun sôi. Khi hỗn hợp đã được ủ trong 1 tuần, có thể ăn 1 lát trước mỗi bữa ăn.
  • Cây lô hội: Trong thành phần của cây nha đam có chứa chất polysaccharides giúp kích thích làm lành tổn thương, trung hòa acid trong dạ dày, đào thải độc tố bên trong cơ thể. Để cơ thể dễ hấp thụ, bạn có thể rửa sạch, bóc vỏ và xay nhuyễn phần nhân, vắt lấy nước uống.
  • Nước ion kiềm: Uống nước điện giải ion kiềm cũng là một phương pháp giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày bằng y học cổ truyền

Các bài thuốc ứng dụng y học cổ truyền giúp xua tan nỗi lo tác dụng phụ, đồng thời cân bằng tính hiệu quả, giúp người dùng đẩy lùi biểu hiện trào ngược dạ dày, bồi bổ sức khỏe.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng diên hồ sách, hương phụ, ô dược, cam thảo, trần bì, sa nhân đun sắc cùng 1,5 lít nước. Sau khi thuốc cạn vừa đủ 4 bát nhỏ có thể tắt bếp, dùng hết trong ngày. 
  • Bài thuốc số 2: Kết hợp thược dược, bối mẫu, tả trạch, đan bì, chi tử, trần bì với nhau. Đun cùng 2 lít nước cho tới khi cạn còn ½. Bài thuốc thích hợp dùng cho người bệnh bị nóng trong.

Khắc phục trào ngược dạ dày gây mệt mỏi nhờ thay đổi thói quen sống

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc, người bệnh cần duy trì đồng thời việc xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học. Điều này giúp giảm nguy cơ tái phát và nâng cao tác dụng của các giải pháp đặc trị.

  • Đi ngủ sớm trước 11h đêm, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử 30 phút trước khi ngủ. Duy trì giấc ngủ sâu kéo dài từ 7 – 9h/ ngày.
  • Áp dụng tư thế ngủ đúng để hạn chế nguy cơ trào ngược dạ dày gây đau lưng.
  • Tránh tiếp xúc với các chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng. Thay thế bằng những loại thực phẩm giàu chất xơ, tính hàn, dễ tiêu hóa và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Bổ sung thêm sữa chua men vi sinh trong các bữa ăn hằng ngày.
  • Giữ tâm lý thoải mái, lạc quan, tránh sự căng thẳng hoặc làm việc quá sức. 
  • Không nên ăn quá no, đặc biệt vào buổi đêm. Khi ăn xong nên ngồi nghỉ hoặc đi lại nhẹ nhàng. Tránh vận động quá mạnh hoặc đi nằm ngủ ngay sau khi ăn.
  • Kết hợp vận động thể dục thể thao từ 15 – 30 phút mỗi ngày để kích thích hoạt động tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước, chia đều lượng nước cung cấp cho cơ thể theo từng thời điểm trong ngày. 

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân kèm theo những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây có thể giúp cho độc giả nhận diện chính xác những yếu tố này. Qua đó lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp nhất. 

4.7/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?