Trào ngược dạ dày gây ho đờm –  Biến chứng không nên chủ quan

Trào ngược dạ dày gây ho đờm là một trong những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thường gặp. Bệnh phát sinh do triệu chứng trào ngược không được điều trị kịp thời dẫn đến tổn thương gây ho. Trường hợp, bệnh kéo dài có thể gây ra một số biến chứng liên quan đến hệ hô hấp.

Trào ngược dạ dày có gây ho không? Nguyên nhân, triệu chứng

Trào ngược dạ dày có bị ho không? Trào ngược dạ dày có thể xuất hiện kèm theo triệu chứng ho, ho có đờm. Đây là triệu chứng thường xuất hiện nhưng dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm hoặc trào ngược dạ dày thông thường. Ho khi trào ngược dạ dày có nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết chính xác như sau:

Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho đờm

Nguyên nhân gây ho do tác động từ bệnh trào ngược dạ dày là:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dạ dày tá tràng bị bệnh gây ảnh hưởng rất lớn chức năng hoạt động của dạ dày đặc biệt là tiêu hóa thức ăn. Khi thức ăn tiêu hóa chậm sẽ sinh ra khí trong dạ dày, acid dịch vị tiết ra nhiều hơn khi bị kích thích dẫn đến trào ngược và gây ho hoặc ho có đờm
  • Do bẩm sinh: Một số trường hợp mắc sa dạ dày, thoát vị cơ hoành,… khiến cho chức năng cơ thắt thực quản dưới kém, không điều tiết được dịch vị và thức ăn gây ra trào ngược dạ dày.
  • Căng thẳng, stress: Khi căng thẳng, cơ thể sẽ sinh ra Cortisol làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, tăng trương lực co bóp đẩy dịch vị và khiến dạ dày trào ngược gây ho.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ tạo áp lực làm cho cơ thắt thực quản dưới giãn rộng ra và gây bệnh.
  • Chế độ sinh hoạt: Làm việc muộn, thức khuya, ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân kích thích trào ngược dạ dày.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm

Dấu hiệu nhận biết ho do trào ngược dạ dày

Ho thông thường sẽ có những biểu hiện như: Đau rát và vướng trong cổ họng, ho liên tục, ho khan, ho có đờm, khản giọng, khản tiếng,… Tuy nhiên, trào ngược dạ dày gây ho đờm có điểm khác biệt so với ho thông thường.

Tình trạng bệnh thường xuất hiện chứng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn do đau dạ dày kết hợp một số dấu hiệu như:

  • Ho kéo dài không dứt, thường trên 4 tiếng.
  • Ho sau khi ăn xong hoặc ho về đêm.
  • Có cảm giác nóng rát ở phần giữa ngực và phía sau xương ức.
  • Khàn giọng, khàn tiếng vào buổi sáng và có dấu hiệu hôi miệng do dịch acid trào ngược.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày ho nhiều có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm sau đây:

  • Gây viêm họng: Trào ngược dạ dày khiến cho dây thanh quản thường xuyên tiếp xúc với dịch vị acid dẫn đến vị phù nề, viêm gây khó chịu. 
  • Ho mãn tính: Ho lâu ngày không khỏi có thể biến chứng trở thành ho mãn tính rất khó trị dứt điểm.
  • Gây viêm họng hạt: Tình trạng viêm họng do trào ngược dạ dày lâu ngày hoặc tái phát nhiều lần không điều trị sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn là viêm họng hạt.
  • Viêm thực quản: Acid trào ngược cùng với tình trạng ho đờm gây tổn thương cho thực quản, tình trạng này có thể để lại sẹo khiến thực quản bị co hẹp lại.
  • Hội chứng khó thở: Khi ho kéo dài, gây ra tình trạng viêm phổi suyễn, viêm phế quản, giãn phế quản,… hoặc có thể khiến người bệnh khó thở, thở rít, nhịp tim giảm dần, thậm chí là ngừng thở.
  • Trào ngược dạ dày khạc ra máu: Hiện tượng trào ngược dạ dày gây ho đờm có dấu hiệu thổ huyết là cảnh báo biến chứng loét thực quản. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng phân có máu.
Tình trạng bệnh lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng về hô hấp rất nguy hiểm
Tình trạng bệnh lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng về hô hấp rất nguy hiểm

Cách điều trị trào ngược dạ dày gây ho đờm

Trào ngược dạ dày gây ho có thể dẫn đến các biến chứng bệnh nguy hiểm, vì vậy người bệnh cần có các bạn pháp trị bệnh kịp thời. Sau đây là một số cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày kèm theo ho có đờm hiệu quả nhất:

Dùng thuốc Tây y để điều trị bệnh

Trước khi chỉ định dùng thuốc, các bác sĩ tiến hành thăm khám bằng các biện pháp như: Theo dõi nồng độ pH, nội soi,… để chẩn đoán chính xác tình trạng trào ngược và nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, căn cứ vào kết quả để đưa ra quyết định sử dụng nhóm thuốc điều trị phù hợp. 

Thông thường trào ngược dạ dày gây ho đờm điều trị bằng các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc ức chế bơm proton PPI: Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm tiết acid dạ dày, bao gồm: omeprazole, rabeprazole,…
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách không cho các tế bào trong dạ dày cạnh tranh gắn kết những thụ thể trên tế bào sản xuất acid, từ đó kiểm soát quá trình tiết dịch acid hiệu quả. Một số loại thuốc nhóm ức chế H2 thường dùng là: cimetidine, nizatidine,…
  • Thuốc kháng acid: Nhóm thuốc này thường được ưu tiên sử dụng khi điều trị tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm. Tác dụng giúp trung hòa acid để làm giảm nhanh các triệu chứng của trào ngược nhờ các ion hydroxide, bicarbonate và muối. Trong nhóm thuốc này có chứa: sodium bicarbonate, canxi cacbonat, magie hydroxit, nhôm hydroxit,…

Các nhóm thuốc Tây y giúp kiểm soát tình trạng tiết dịch vị acid một cách nhanh chóng và giảm nhanh các tổn thương do trào ngược gây ra. Tuy nhiên, sử dụng thường xuyên hoặc dùng không đúng liều lượng là mối nguy hại đối với sức khỏe. Vì vậy, khi trị trào ngược gây ho người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc.

Trong trường hợp dùng thuốc Tây y trị trào ngược không có tác dụng bệnh nhân có thể sử dụng phẫu thuật để trị bệnh. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm và có chi phí cao vì vậy cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc Tây y để trị trào ngược dạ dày bị ho
Người bệnh không nên tự ý mua thuốc Tây y để trị trào ngược dạ dày bị ho

Chữa trào ngược dạ dày bị ho bằng Đông y

Bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày kèm theo dấu hiệu ho có thể sử dụng như sau:

  • Bài thuốc 1: Trần bì, thanh bì, trạch tả, bối mẫu, thược dược, chi tử và đan bì với liều lượng tùy theo tình trạng bệnh. Đem thảo dược đun cùng 700ml nước đến khi còn 1/2 thì chia ra uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Nhân sâm, can khương, thục tiêu và di đường với liều lượng phù hợp. Đem các vị thuốc sắc cùng nước và chia ra uống mỗi ngày 1 thang, kiên trì sử dụng sẽ giảm nhanh các triệu chứng trào ngược kèm ho.

Đây là các điều trị an toàn, không gây tác dụng phụ như thuốc Tây y. Tuy nhiên thuốc Đông y cần mất công đun sắc và phải sử dụng trong thời gian dài. Chính vì vậy, người bệnh không nên nóng vội mà cần sử dụng thuốc đều kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học, sau 15 – 20 ngày sẽ thấy triệu chứng trào ngược giảm dần.

Thuốc Đông y giúp ngăn chặn tình trạng tái phát bệnh rất tốt
Thuốc Đông y giúp ngăn chặn tình trạng tái phát bệnh rất tốt

Mẹo dân gian trị trào ngược dạ dày bị ho tại nhà

Trong dân gian có rất nhiều mẹo giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược gây ho. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo được nhiều người tin tưởng như sau:

  • Sử dụng nước ép bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa các hoạt chất giúp giảm đau, bảo vệ nhu động ruột, có tác dụng điều trị ho và có đờm. Người bệnh sử dụng nước ép bạc hà thường xuyên có thể nhanh chóng giảm tình trạng ho khi trào ngược dạ dày.
  • Dùng gừng tươi: Gừng có tác dụng điều trị trào ngược acid và ho rất hiệu quả. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng như sau: Gừng thái lát mỏng và cho vào lọ thủy tinh. Đem đun sôi 250ml giấm gạo đã lên men (hoặc giấm táo) với 50g đường trắng. Nước nguội thì đổ vào lọ thủy tinh sao cho ngập gừng và bảo quản nơi thoáng mát. Sau 1 tuần thì dùng gừng ngâm ăn trước bữa cơm để đạt hiệu quả trị bệnh cao..
  • Sử dụng nha đam: Lấy lá nha đam bỏ vỏ, bỏ nhựa, rửa sạch và đem xay nhuyễn, rồi chắt lấy phần nước để uống trước mỗi bữa ăn. Nước nha đam giúp làm giảm đi cảm giác nóng ở dạ dày, phục hồi các tế bào bị tổn thương nên được sử dụng rộng rãi để trị bệnh.

[pr_middle_post]

Nha đam giúp xoa dịu và phục hồi tổn thương do trào ngược gây ra
Nha đam giúp xoa dịu và phục hồi tổn thương do trào ngược gây ra

Các mẹo dân gian không mang lại hiệu quả cao, vì vậy người bệnh phải áp dụng hàng ngày. Nếu trường hợp ho và trào ngược có dấu hiệu kéo dài không dứt người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị hợp lý.

Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày gây ho đờm

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh không nên bỏ qua một số lưu ý khi điều trị bệnh trào ngược bị ho sau:

  • Người bị trào ngược dạ dày nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn giúp cơ thắt thực quản ít phải chịu áp lực và có thể giảm hẳn tình trạng trào ngược.
  • Không ăn các thực phẩm gây kích thích dạ dày: Thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường, thực phẩm có tính acid,… Bên cạnh đó cần hạn chế đồ uống có gas, cồn vì những đồ uống này có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Nên ăn thực phẩm có tính mềm, dễ tiêu hóa, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin,… để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và trung hòa acid giảm trào ngược.
  • Không nằm ngay sau khi ăn, không nằm nghiêng sang phải và nên kê cao đầu lên 10 -15 cm để ngăn chặn nguy cơ trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản.
  • Hạn chế mặc đồ chật gây chèn ép lên bụng là gia tăng tình trạng bệnh mà cần mặc quần áo thoải mái.
  • Hàng ngày cần tập luyện thể thao để cải thiện vóc dáng, nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất cho cơ thể.
  • Người bệnh người sử dụng thuốc và có chế độ ăn uống hợp lý cần thường xuyên thăm khám để kiểm soát tình trạng bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm khiến người bệnh khó thở, mệt mỏi và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống cũng như sức khỏe. Chính vì vậy, bạn nên hãy thực hiện thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh ngay từ hôm nay để hạn chế mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày gây ho.

4.8/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?