Tổ Đỉa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả Nhất 2022

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm lớp thượng bì của da, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, lâu dài gây gầy sút cân, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Do hệ miễn dịch còn non yếu nên trẻ dễ mắc bệnh và khó điều trị hơn. Để thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng ngừa và điều trị, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa dứt điểm căn bệnh này.

Tổ đỉa ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một dạng đặc biệt của bệnh chàm – eczema. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện các mụn nước li ti, mọc sâu dưới lớp da dày, cứng, khó vỡ. Các mụn nước này khu trú chủ yếu ở bàn tay, bàn chân, các ngón và kẽ ngón tay, chân và không bao giờ mọc quá cổ tay, cổ chân. Lớp da bị tổn thương do bệnh tổ đỉa thường sẽ bong tróc, dày sừng, làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Với người lớn, bệnh tổ đỉa có thể không quá nguy hiểm và vẫn trong một giới hạn chịu đựng nào đó. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, bệnh tổ đỉa thường kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn.

Các mụn nước mọc lên ngày càng nhiều khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.

Tổ đỉa thường nguy hiểm hơn ở trẻ em
Tổ đỉa thường nguy hiểm hơn ở trẻ em

Hơn nữa, do có làn da mỏng manh hơn người lớn, nên khi bị tổn thương do bệnh tổ đỉa, hàng rào bảo vệ da của trẻ dễ bị suy giảm, dẫn đến bội nhiễm.

Nghiêm trọng hơn với những trường không được can thiệp điều trị, vệ sinh đúng cách, thường xuyên cào gãi, trẻ dễ dàng đối mặt với các biến chứng:

  • Tổ đỉa bội nhiễm: Da trẻ có thể bị bội nhiễm, ứ mủ, đau nhức và sưng tấy nặng, dẫn đến các triệu chứng toàn thân như nổi hạch bạch huyết, sốt cao, co giật…
  • Lichen hóa: Là hệ quả do trẻ thường xuyên cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị bệnh khiến da dày sừng, thâm nhiễm, nổi cộm và ngứa ngáy dai dẳng. Biến chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến trẻ tự ti, mặc cảm kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Khác với người lớn, bệnh tổ đỉa có tính nguy hiểm và nghiêm trọng hơn đối với trẻ em. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan. Ngay khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh tổ đỉa dưới đây, các phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời:

  • Nổi mụn nước trên da: Các mụn nước li ti, có màu trắng đục, kích thước nhỏ từ 1 – 3mm, mọc thành từng đám là triệu chứng đầu tiên để nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ. Các mụn nước này rất khó vỡ, chỉ xẹp đi rồi chuyển sang màu vàng, khi sờ vào có cảm giác rất chắc chắn, nổi cộm trên bề mặt da trẻ.
Các mụn nước thường xuất hiện ở bàn chân và bàn tay của trẻ
Các mụn nước thường xuất hiện ở bàn chân và bàn tay của trẻ
  • Vị trí nổi mụn: Mụn nước thường tập trung ở các lòng bàn tay, bàn chân, các ngón và kẽ ngón. Một số trường hợp hiếm gặp, mụn nước có thể xuất hiện ở mu bàn tay, mu bàn chân và hầu như không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
  • Ngứa ngáy: Sự xuất hiện của các mụn nước khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Do chưa nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh nên trẻ thường xuyên cào gãi khiến các mụn nước vỡ ra làm bệnh nặng hơn.
  • Đỏ da: Làn da bị tổn thương thường bị sưng tấy, xuất hiện các vảy bao bọc xung quanh. Nếu trẻ gãi thường xuyên, da rất dễ bị lở loét, tổn thương, bội nhiễm.
  • Nóng sốt: Thường xuất hiện trong những trường hợp bệnh nặng.
  • Quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú…

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở trẻ nhỏ

Mặc dù chưa thể tìm được căn nguyên chính xác gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em. Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây được cho là có liên quan trực tiếp đến sự bùng phát bệnh:

  • Cơ địa dị ứng: Cơ địa dị ứng là yếu tố chính để khởi phát bệnh tổ đỉa và một số thể khác của bệnh chàm. Trẻ có cơ địa dị ứng sẽ dễ dàng nhạy cảm với một số yếu tố kích thích, tạo nên các phản ứng quá mẫn hình thành bệnh.
  • Di truyền:  Theo kết quả thống kê, có 8% trẻ được sinh ra bị bệnh tổ đỉa nếu người mẹ mắc bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh, tỷ lệ di truyền này là 41%.
Trẻ có thể bị tổ đỉa do di truyền từ cha mẹ
Trẻ có thể bị tổ đỉa do di truyền từ cha mẹ
  • Dị ứng thực phẩm, thời tiết: Thời tiết hanh khô, chuyển mùa, ẩm mốc, quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến làn da mỏng manh của trẻ bị kích thích, đặc biệt là ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Bên cạnh đó, dị ứng thực phẩm như hải sản, đậu phộng… cũng có thể là nguyên nhân bùng phát bệnh tổ đỉa ở trẻ.
  • Các nguyên nhân khác: Nhiễm trùng, nhiễm nấm, dị ứng thuốc, tiếp xúc với hóa chất, kim loại, tăng tiết mồ hôi quá mức…

Các phương pháp điều trị ở trẻ em

Thông thường, bệnh tổ đỉa có thể tự thuyên giảm sau 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, do trẻ thường xuyên cào gãi vào vùng da bị tổn thương nên thường khiến việc điều trị khó khăn và da lâu lành hơn. 

Mục tiêu chính của việc điều trị tổ đỉa ở trẻ em là giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, cải thiện thẩm mỹ và ngăn ngừa viêm nhiễm. Để thực hiện mục đích điều trị này, phụ huynh có thể áp dụng nhiều phương pháp như:

Sử dụng các bài thuốc dân gian trị tổ đỉa cho trẻ

Do da trẻ khá nhạy cảm nên việc sử dụng thuốc Tây đôi khi mang đến nhiều rủi ro. Khi đó, mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian trị tổ đỉa tại nhà cho trẻ như:

  • Sử dụng dầu khuynh diệp: Tinh dầu khuynh diệp có độ an toàn cao và khá thích hợp với trẻ nhỏ. Để cải thiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa, mẹ có thể cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước ấm và cho trẻ ngâm tay, chân trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Tắm lá chè xanh: Lá chè có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và se vết thương, vết loét ngoài da. Mẹ có thể dùng 1 nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch, đun sôi và pha nước tắm cho trẻ để giảm ngứa ngáy và ngừa viêm nhiễm cho trẻ.
Tắm là chè xanh có thể cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa ở trẻ
Tắm là chè xanh có thể cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa ở trẻ
  • Sử dụng lá trầu không: Rửa sạch lá trầu không, vò nát rồi cho vào nồi nước sôi, đun khoảng 10 phút.  Đổ nước ra chậu cho nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da tay, chân bị tổ đỉa của trẻ trong dung dịch nước lá trầu này mỗi ngày 1 – 2 lần. Có thể lấy bã xát lên vùng da bị bệnh.
  • Sử dụng lá lốt: Có thể làm tương tự như với lá trầu không hoặc giã nát lá lốt và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng gừng tươi: Rửa sạch gừng và cắt thành từng lát mỏng cho vào nồi nước đun sôi. Sử dụng nước gừng còn ấm để ngâm rửa vùng da bị bệnh cho trẻ.

Thông thường, mẹ cần áp dụng các mẹo dân gian này ít nhất 1 tuần thì sẽ thấy các triệu chứng bệnh tổ đỉa của trẻ giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, những mẹo dân gian này chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh tổ đỉa mới phát, triệu chứng nhẹ. Bởi hiệu quả của những bài thuốc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa của trẻ. Hơn nữa chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế thuốc chữa bệnh. Vậy nên với những trường hợp nặng hơn, mẹ vẫn phải cho trẻ dùng thuốc.

Trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng thuốc Tây

Thuốc Tây là biện pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay với bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, biện pháp này không được khuyến cáo rộng rãi ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Vì vậy, việc dùng thuốc Tây điều trị tổ đỉa ở trẻ em phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Các loại thuốc trẻ có thể được bác sĩ chỉ định gồm:

  • Dung dịch sát khuẩn bôi ngoài da: Khi mụn nước mới nổi, phụ huynh có thể dùng hồ nước, dung dịch bạc nitrat hoặc cồn BSI để làm giảm viêm, dịu da, sát khuẩn vùng da bị tổn thương. Các loại thuốc này tương đối an toàn với trẻ.
  • Dung dịch Milian: Có tác dụng ức chế vi khuẩn, hỗ trợ phòng và điều trị nhiễm khuẩn da, bội nhiễm. Thuốc được dùng cho trường hợp các mụn nước rỉ dịch, lở loét nhẹ, có nguy cơ bội nhiễm cao.
  • Thuốc bôi Corticoid: Dùng trong trường hợp các mụn nước đã tiêu, da khô, ngừng rỉ dịch. Thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm nhưng có thể gây mỏng da, teo da, giãn mao mạch, thậm chí hoại tử da ở trẻ nhỏ nếu dùng không đúng liều. Vì vậy, cha mẹ chỉ được dùng các loại thuốc này khi có chỉ định từ bác sĩ. 
Các thuốc bôi ngoài da chỉ sử dụng khi có chỉ đinh của bác sĩ
Các thuốc bôi ngoài da chỉ sử dụng khi có chỉ đinh của bác sĩ
  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng chống dị ứng và giảm ngứa. Một số thuốc kháng Histamin thế hệ 1 như Clorpheniramin dùng đường uống khá an toàn với trẻ nhỏ.
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm dùng đường uống và đường bôi ngoài da: Chỉ sử dụng khi có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Do da của trẻ khá mỏng nên khả năng hấp thụ dược chất qua da tốt hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy, các thuốc bôi ngoài cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như dùng đường uống. Do vậy, phụ huynh không nên tùy tiện dùng thuốc bôi ngoài da và thuốc uống trị tổ đỉa cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

Điều trị tận gốc tổ đỉa cho trẻ bằng đông y

Từ lâu, phương pháp trị bệnh tổ đỉa bằng Đông Y đã được biết đến là hiệu quả và an toàn nhất bởi các bài thuốc Đông y vừa có thể loại bỏ dứt điểm nguyên nhân gây bệnh vừa không khiến người bệnh gặp phải tác dụng phụ như thuốc Tây. Một trong số ít những bài thuốc đem lại hiệu quả điều trị tổ đỉa rất tốt là Nhất Nam An Bì Thang, đây là bài thuốc được kế thừa và phát triển bởi các chuyên gia của Nhất Nam Y ViệnViện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc (TradiMec). Nhất Nam An Bì Thang là bài thuốc dựa trên các y thư và tài liệu về phương thuốc trị viêm da “tiến” vua Gia Long của Ngự y triều Nguyễn. 

>>> Xem thêm: VTV2 Chương Trình Vì Sức Khỏe Người Việt: Trị Tận Gốc Bệnh Viêm Da Với Bài Thuốc An Bì Thang

Để trị liệu tổ đỉa hiệu quả, Nhất Nam An Bì Thang có thể mang lại các tác động trị liệu chính rất hiệu quả là chống viêm trừ ngứa, giải quyết vấn đề khô da và cuối cùng là ổn định cơ địa. 

Đầu tiên để đạt được các tác động giải quyết viêm ngứa, bài thuốc sẽ giúp người bệnh chống viêm, giảm tình trạng sưng đỏ da. Bài thuốc sẽ tăng cường hiệu quả khử độc, lọc máu của gan và thận, cải thiện khả năng kháng viêm tự nhiên của cơ thể. Cũng nhờ tác dụng của quá trình chống viêm giảm ngứa, tình trạng viêm loét sẽ giúp các tình trạng như đau rát da, chống dị ứng trừ ngứa ngáy, làm lành vùng da bị tổn thương. Việc ngăn ngừa tình trạng gãi ngứa có thể gây tổn thương sâu và lan rộng, bội nhiễm da mới có thể kiểm soát bệnh dễ hơn. Ngoài ra, việc bổ sung chất oxy hóa từ bên trong cơ thể giúp tăng cường bảo vệ da trước các tác nhân gây hại. 

Song song với quá trình giải quyết viêm ngứa, dược tính có trong bài thuốc sẽ chống lại sự đứt gãy của phần lớn các tế bào trên da và khôi phục một lớp hàng rào bảo vệ da mới lành trước các độc tố từ bên ngoài. Việc hạn chế tối đa sự thâm nhập của dị nguyên gây kích ứng và tác nhân vi sinh (vi khuẩn, nấm) gây ra biến chứng bội nhiễm cũng vì vậy mà ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. 

>>> Đọc thêm: Khắc phục tổ đỉa với bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang, chàng trai tự tin theo đuổi hạnh phúc của mình

Hầu hết những người mắc tổ đỉa sẽ gặp tình trạng khô da, da cũng không thể tái tạo sau mắc bệnh do không đủ dưỡng chất và độ ẩm. Nhất Nam An Bì Thang sẽ đem lại độ ẩm và dưỡng chất tốt để cơ thể nuôi một làn da mới, cũng góp phần làm mềm và loại bỏ tình trạng lột da và sừng hóa da gây ra những mảng vảy khô cứng. Khi da có đủ dưỡng chất, không bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh thì sự đứt gãy các tế bào sẽ được ngăn chặn, từ đó da được bảo vệ hiệu quả hơn. 

Một tác dụng chính khác của Nhất Nam An Bì Thang khi chữa bệnh tổ đỉa là giúp ổn định cơ địa cho người bệnh thông qua việc cải thiện và cân bằng hệ miễn dịch tự nhiên, nâng cao hơn nữa sức đề kháng. Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tổ đỉa là suy giảm các chức năng chống lại sự xâm nhập của tế bào ngoại lai. Cụ thể, khi hệ thống miễn dịch suy yếu, việc phân biệt bản thân với ngoại lai sẽ trở nên khó khăn, từ đó khiến các rối loạn tự miễn dịch diễn ra nhiều và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Bài thuốc giúp ổn định cơ địa cho người bệnh thông qua quá trình cải thiện và cân bằng hệ miễn dịch tự nhiên, nâng cao sức đề kháng. Việc cân bằng miễn dịch là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị các bệnh lý về da. Không những vậy, hệ miễn dịch là một trong những phòng tuyến, vừa có vai trò chống lại nguy cơ gây bệnh, vừa có chức năng chữa lành những vùng da và tế bào bị tổn thương. Vì vậy để giúp người bệnh cải thiện lại hoạt động của hệ miễn dịch và ổn định cơ địa, các chuyên gia đã phối chế các thảo dược để mang lại các tác dụng như cân bằng hoạt động của các cơ quan, chống các rối loạn, tăng cường khả năng chống độc, chống viêm, chống nhiễm trùng cho cơ thể và thúc đẩy sản sinh tế bào khỏe mạnh cho làn da, bảo vệ da trước tác động xấu từ bên trong lẫn bên ngoài. 

Bác sĩ Lê Phương thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ Lê Phương thăm khám cho bệnh nhân.

Để làm nâng cao hơn nữa hiệu quả trị bệnh, đối với từng người bệnh, các bác sĩ tại Nhất Nam Y Viện sẽ dựa trên thể trạng và tình hình bệnh để đưa ra một phác đồ điều trị riêng biệt. Điều này sẽ giúp bài thuốc phù hợp với cơ thể từng người bệnh và không đem lại tác dụng phụ như thuốc Tây. 

Qua thực tế sử dụng bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang, hàng nghìn người bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn tổ đỉa và phản hồi rất tốt về phương thuốc này. 

Nếu bạn có nhu cầu khám và chữa viêm da tiếp xúc ở tay, hãy liên hệ với Trung Tâm da liễu Đông y Việt Nam theo thông tin dưới đây !

Địa chỉ khám chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em uy tín

Tổ đỉa ở trẻ em là chứng bệnh thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và nhiều hệ lụy khác. Vì vậy bố mẹ cần chú ý đến con mình hơn, nên cho trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và tìm phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Một số đơn vị y tế khám chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em bố mẹ có thể tham khảo là:

Bệnh viện Nhi Trung ương

Đây là một trong các bệnh viện nhi khoa hàng đầu tại Việt Nam chuyên chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho các trẻ em trên toàn quốc. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, có sự hợp tác quốc tế, đảm bảo mang đến dịch vụ chất lượng nhất cho những thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Bệnh viện được đón nhận nhiều danh hiệu cao quý của Nhà nước trao tặng.

Bệnh viện Nhi Trung ương khám và điều trị đa dạng bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh tổ đỉa. Các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đến bệnh viện vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 theo địa chỉ: 18/879 La Thành, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (046 273 8532).

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Bệnh viện Da liễu Trung ương là đơn vị chuyên khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến da hàng đầu tại miền Bắc. Bệnh viện chuyên điều trị các chứng bệnh như: Viêm da cơ địa, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng,….

Ở đây có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao như: GS.TS Trần Hậu Khang, Ths. BS Trịnh Minh Trang, Ths.Bs Đinh Hữu Nghị,… Bệnh viện Da liễu Trung ương được trang bị  máy móc, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất thế giới, cùng quy trình được tối ưu hóa, mang đến cho bệnh nhân dịch vụ tốt nhất, hiệu quả điều trị bệnh cao và rút ngắn thời gian chờ đợi.

Bạn có thể cho trẻ đến khám bệnh tổ đỉa theo địa chỉ: Số 15A Phương Mai, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (024 32222 944).

Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108

Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 là đơn vị y tế uy tín, tuyến cuối của ngành Quân y Việt Nam. Tại đây khám chữa nhiều bệnh lý khác nhau như: Tim mạch, Da liễu, Chấn thương chỉnh hình, Tiêu hóa, Phụ khoa,… Bệnh viện có đội ngũ cán bộ và nhân viên có tay nghề cao, được đào tạo cả trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 còn được trang bị hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến, giúp cho quá trình khám chữa bệnh hiệu quả và nhanh chóng.

Bố mẹ có con bị bệnh tổ đỉa có thể yên tâm đưa trẻ đến khám  và điều trị tại bệnh viện theo địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội (069 572 400).

Khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Da liễu bệnh viện Bạch Mai cũng là một trong các địa chỉ khám chữa bệnh ngoài da được người dân cả nước tìm đến. Khoa hiện có 4 phòng nội trú với 20 giường bệnh, 2 phòng khám da liễu ngoại trú đảm bảo người bệnh đến khám và điều trị đều được cung cấp dịch vụ tốt nhất.

Tại đây chữa trị bệnh cho cả người lớn và trẻ em, với các chứng bệnh như: Viêm da cơ địa, Viêm da tiếp xúc, Viêm mao mạch, Thủy đậu, Zona, Viêm mô tế bào, Vảy nến, Mề đay,…

Đối với trẻ em khi bị tổ đỉa, có thể tham khảo địa chỉ số 78 Giải phóng – Quận Đống Đa – Hà Nội (0869 587 728).

Khoa Da liễu - Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Bệnh tổ đỉa ở trẻ có khả năng tái phát rất cao nếu không được chăm sóc và phòng ngừa hợp lý. Mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây trong quá trình điều trị bệnh để ngừa nguy cơ bội nhiễm và tái phát bệnh ở trẻ:

  • Cách lý trẻ với các yếu tố có thể là tác nhân gây bệnh như hóa chất, xà phòng, côn trùng, phân hoa, đất cát, nguồn nước ô nhiễm…
  • Cắt móng tay và mang bao tay cho trẻ để hạn chế trẻ cào gãi, chà xát làm vỡ các mụn nước.
  • Cho trẻ mặc quần áo, đi giày dép thoáng mát, vừa kích cỡ.
  • Chủ động phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng ở trẻ.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể cho trẻ
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ. Khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là một số thông tin về bệnh tổ đỉa ở trẻ em, cha mẹ cần phải biết để phòng ngừa và điều trị cho trẻ. Mặc dù là bệnh viêm da lành tính, tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan. Cần đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán kịp thời với bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh.

XEM THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Bình luận (20)

  1. Thanh Trúcc says: Trả lời

    Con mình bị tổ đĩa chữa đủ cách mà không hết. Do bị ngứa với bong da nhiều quá nên giờ vùng da đó nó khô với lở nhiều lắm, nhìn y như ghẻ. Ai biết cách giảm bớt tình trạng này chỉ em với

    1. Tên Huy says: Trả lời

      Tôi cũng bị tổ đĩa nhiều năm liền đây, phải hạn chế gãi lại để mụn nước không vị vỡ, chấp nhận sống chung thôi chứ tìm nhiều cách mà không có khỏi đâu

    2. Phương Nghii says: Trả lời

      Con mình cũng hay nổi mấy cái mụn nước rồi ngứa vỡ ra nữa, mình cho con uống nhất nam an bì thang với bôi thuốc là đỡ nhiều rồi đó bạn, bạn tham khảo bài thuốc nhất nam an bì thang đi, thuốc bôi thì bôi ngoài giúp giảm ngứa với làm lành da nhanh lắm, còn thuốc uống thì giúp chữa bệnh từ sâu bên trong, ngăn ngừa tái phát đó bạn

    3. Ly Le N Nguyet says: Trả lời

      Dùng kem dưỡng ẩm cho da dị ứng cho da mềm ra nha, bệnh này phải dưỡng ẩm thiệt nhiều mới được á. Với ăn nhiều rau vô cho mát là hạn chế được bệnh lắm á

  2. Quỳnh Trang says: Trả lời

    Mọi người cho tôi xin review thuốc nhất nam an bì thang với, con tôi bị tổ đĩa không biết có dùng được thuốc này không, thuốc có tốt như quảng cáo không nhỉ

    1. Thuý Vy says: Trả lời

      Em cũng bị tổ đĩa 5 năm nay rồi, em mới biết đến bàu thuốc nhất nam an bì thang này và đang dùng đây. Thuốc có uống với cả bôi nữa, thuốc uống thì không phải như thuốc đông y thông thường mà nó là dạng cao pha nước uống, uống được 1 tháng nay thấy da bớt ngứa, ăn uống cũng ngon miệng, thuốc bôi thì bôi vô dịu da bớt ngứa liền luôn, nó có cả dưỡng ẩm nữa nên da mềm hẳn luôn. Em thường xuyên trao đổi với bác sĩ về tình trạng da của mình nên cũng yên tâm lắm

    2. Nguyễn Quỳnh says: Trả lời

      Chi phí điều trị của bạn như thế nào vậy? MÌnh cũng bị tổ đĩa chữa mà không khỏi

    3. Truong Ngoc Anhh says: Trả lời

      Tuỳ bệnh nặng bệnh nhẹ mà bs kê đơn rồi ra chi phí chứ không có cố định bao nhiêu hết nha, như mình tháng hơn 2tr, bạn cứ liên hệ trung tâm để họ tư vấn cho chính xác

  3. Phác Chính Hoa says: Trả lời

    Không hiểu sao mấy hôm nay mấy kẽ ngón tay ngón chân con em ngứa với nổi mụn nước nhiều lắm, như bị tổ đỉa vậy, con em 5 tuổi không biết có dùng được nhất nam an bì thang không.

    1. Trừơng Vũ says: Trả lời

      Bệnh này bôi dưỡng ẩm cho da mát với mềm lại thôi chứ uống thuốc bôi thuốc cũng không đỡ đâu bạn ơi, mình chữa chỗ nào cũng không có khỏi nên kinh nghiệm vậy ít bị lắm

    2. Lê Thị Thanh Thuý says: Trả lời

      Bị như này thì ăn nhiều đồ mát, rau xanh và dùng thuốc nhất nam an bì thang để chữa, vừa uống vừa bôi luôn vì thấy bảo thuốc này trẻ em cũng uống được, dùng thuốc 3 tháng nay da thấy hồng hào đẹp ra mà bớt sần cứng hẳn luôn.

    3. Bow Duong says: Trả lời

      Con tôi cũng bị tổ đĩa, mà từ khi cho con dùng An Bì Thang liệu trình 2 tháng, giờ xong liệu trình là vùng da bệnh mềm, hồng hào với không để lại sẹo gì luôn ấy. Mình gửi bạn bài báo này này để tìm hiểu thêm về bài thuốc nha https://www.tapchidongy.org/bai-thuoc-an-bi-thang.html

    4. Phúc Hồng says: Trả lời

      Mình muốn mua thuốc nhất nam an bì thang thì mua ở đâu được ạ

    5. Bích Phươngg says: Trả lời

      Để mua thuốc Nhất Nam An Bì Thang, bạn liên hệ trực tiếp hotline 0928421102 hoặc đến trực tiếp Trung tâm tại địa chỉ Biệt thự 16 Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn nhé

  4. Mai Mai says: Trả lời

    Tổ đỉa có tự hết được không vậy, con mình bị mỗi lần bị là ngứa gãi đến chảy cả máu luôn ấy, bị hoài mà không khỏi được, hay mình chữa không đúng cách nhỉ

    1. Nguyen Nga says: Trả lời

      Tổ đĩa không tự hết được đâu bạn, mình bị tổ đĩa phải dùng thuốc thường xuyên bôi chỉ đỡ được ngứa một lát thôi, lâu lâu nó lại nổi lên nữa chứ không hết hẳn, phải kiêng khem đủ thứ nữa chứ đâu tự dưng mà hết được

    2. Ngọc Giáp says: Trả lời

      Bạn dùng thử nhất nam an bì thang xem, mình dùng thuốc này thấy có hiệu quả đó bạn. Hồi đó mình cũng nổi nhiều mụn nước ngứa lắm, mình dùng thuốc này thoa với uống 3 tháng là lành da rồi hết ngứa, đến tận bây giờ là 2 năm rồi không thấy tái phát

    3. Khánh An says: Trả lời

      Mọi người dùng an bì thang bao lâu thì thấy hiệu quả vậy, em uống với bôi nay đã 1 tuần rồi mà vẫn ngứa ngáy vẫn không thấy giảm

    4. Nguyen Trang Nhung says: Trả lời

      Còn tùy vào cơ địa đáp ứng thuốc như nào nữa, em cũng bị ngứa nổi mụn nước li ti uống đến tuần thứ 2 mới thấy đỡ đấy

    5. An Phương says: Trả lời

      Thuốc đông y thì dùng phải kiên trì nha bạn, vì thời gian để khỏi bệnh rất lâu hơn tây y nhiều, nhưng hiệu quả thì không kém đâu nha

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 17 loại kem trị thâm mụn tốt nhất hiện nay

TOP 10 loại thuốc trị rạn da tác dụng nhanh chóng

Cây sài đất trị chàm sữa có tốt không? Cách dùng an toàn và hiệu quả

Đau mỏi vai gáy là gì? Những triệu chứng và cách chữa trị

Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất? Top 10 địa chỉ đáng tin cậy

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Đáp án chính xác nhất từ chuyên gia

Các cách chữa viêm khớp gối an toàn, nhanh chóng

Top 13 loại thuốc ngủ phổ biến nhất và hướng dẫn sử dụng

Top 10 thuốc trị thoái hóa khớp gối thông dụng nhất hiện nay

10 cách trị nấc cụt nhanh chóng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?