Tiểu đường suy thận có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu? Cách phòng ngừa

Có đến 40% các bệnh nhân bị tiểu đường suy thận. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng này có thể đe dọa tới tính mạng bất cứ lúc nào. Vậy tiểu đường suy thận nguyên nhân do đâu? Bệnh có nguy hiểm không? Phòng tránh nguy cơ bị bệnh tiểu đường dẫn đến suy thận như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường dẫn đến suy thận

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường suy thận. Theo phân loại của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2004, bệnh tiểu đường dẫn đến suy thận có thể do những nguyên nhân này gây ra:

Động mạch thận bị tổn thương: Tiểu đường lâu ngày gây xơ vữa các mạch máu và động mạch thận, làm tắc hẹp mạch máu gây tăng huyết áp và suy thận.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đường suy thận
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đường suy thận

Do tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận: Bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm thường xuất hiện các chất oxy hóa. Theo thời gian chúng sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận. Chưa kể, lượng đường huyết cao khiến thận phải làm việc quá tải, lâu ngày các lỗ lọc to ra khiến albumin vi niệu bị rò rỉ ra ngoài và cả protein niệu.

Do hệ thần kinh bị tổn thương: Với những người bị bệnh tiểu đường, việc truyền tín hiệu thần kinh từ não đến những cơ quan khác trong cơ thể đều gặp vấn đề. Bàng quang bị giảm kích thích, không còn cảm giác khi bị đầy nước tiểu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, dẫn tới suy thận.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường dẫn đến suy thận

Ở giai đoạn đầu, các tế bào thận khỏe mạnh vẫn có thể làm việc thay cho những tế bào thận bị hư. Các dấu hiệu bị tiểu đường suy thận ở giai đoạn này đều không quá rõ ràng. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: phù bàn chân, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và tăng huyết áp. 

Ở giai đoạn sau, các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn, người bệnh có thể bị sưng phù toàn thân, cổ trướng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, nước tiểu bị sủi bọt. 

Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên đi khám và làm các xét nghiệm lâm sàng 6 tháng/lần để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường này. Từ đó có thể đưa ra được phương pháp điều trị kịp thời.

Biến chứng tiểu đường suy thận có nguy hiểm không?

Cơ chế phát sinh của biến chứng tiểu đường này rất phúc tạp. Thông thường, máu sẽ chảy vào thận thông qua các động mạch thận với vô vàn các mạch máu li ti và tập trung tại cầu thận. Tuy nhiên, ở người bệnh bị tiểu đường, khi lượng đường huyết tăng cao sẽ khiến sinh ra nhiều chất oxy hóa làm tổn thương các mao mạch ở cầu thận. 

Đồng thời, khi lượng đường huyết tăng cao vượt ngưỡng đường của thận sẽ khiến cho cơ quan này phải hoạt động quá mức. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho các lỗ trọc to hơn, khiến protein bị lọt ra ngoài, gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

Bệnh tiểu đường suy thận gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh
Bệnh tiểu đường suy thận gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh

Khi đến giai đoạn này, nếu người bệnh không điều trị kịp thời sẽ khiến cho thận dần bị xơ hóa và mất hoàn toàn các chức năng. Người bệnh lúc này nếu muốn kéo dài sự sống thì phải sử dụng phương pháp chạy thận hoặc ghép thận.

Bị tiểu đường suy thận nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm cho người tiểu đường suy thận mà bạn nên sử dụng:

  • Người bị bệnh tiểu đường suy thận nên ăn các loại tinh bột ít đạm như gạo xay trắng, bột sắn dây, miến, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tiếu, phở,…
  • Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, chọn những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như táo, cam, quýt, bưởi,…
  • Nên ăn đa dạng các loại thức ăn nhưng chú ý những thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa,… Ví dụ như: Chỉ nên ăn 3 quả trứng/tuần, ăn thịt bò 1-2 lần/tuần; ăn cá biển 2 lần/tuần và sữa cho người tiểu đường suy thận là các loại sữa ít đường.
  • Không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều Photpho và Kali như: Phô mai, gan, sữa, chuối, các loại hoa quả khô, nấm đông cô, đậu nành,…
  • Nên giảm lượng muối nạp vào cơ thể. Hạn chế sử dụng các loại hải sản ướp mặn, đồ muối chua, thịt đóng hộp…
  • Người bị suy thận không nên uống quá nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ làm cho cơ thể người bệnh phù nhiều hơn. Công thức tính lượng nước hàng ngày sẽ là: Cân nặng x 0,03= lượng nước(lít)

Điều trị bệnh tiểu đường suy thận

Bệnh tiểu đường suy thận có thể được kiểm soát bằng các phương pháp như dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y, phương pháp dân gian.

Các loại thuốc Tây dành cho người bị tiểu đường suy thận

Những loại thuốc tiểu đường cho bệnh nhân suy thận được bác sĩ kê đơn rất cụ thể, rõ ràng. Mỗi loại thuốc đều có những tác dụng khác nhau, được áp dụng phù hợp với từng đối tượng và tình trạng bệnh. Dưới đây là những loại thuốc tiểu đường cho người suy thận được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

Insulin

Thuốc có tác dụng cung cấp insulin cho cơ thể, giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào, làm giảm đường huyết nhanh chóng, nên thường được dùng trong các trường hợp khẩn cấp.

  • Đối tượng sử dụng: Tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ.
  • Chống chỉ định: Những người bị hạ đường huyết, mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Tác dụng phụ: Quá liều có thể gây hạ đường huyết.
  • Liều dùng: Theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc insulin có tác dụng cung cấp insulin cho cơ thể
Thuốc insulin có tác dụng cung cấp insulin cho cơ thể

Sulfonylurea

Sulfonylurea là loại thuốc cho bệnh nhân bị tiểu đường suy thận. Có tác dụng kích thích tế bào đảo tụy tiết insulin để đưa đường từ máu vào tế bào, giúp hạ đường huyết.

  • Đối tượng sử dụng: Tiểu đường tuýp 2
  • Chống chỉ định: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường thai kỳ, người suy gan suy thận. 
  • Tác dụng phụ: Hạ đường huyết quá mức, tăng cân, rối loạn tiêu hóa, vàng da.
  • Liều dùng: Liều khởi điểm 30-60 mg/ngày.

Metformin

Thuốc này có tác dụng hấp thu đường ở ruột, tăng vận chuyển đường vào tế bào, ngăn ngừa lượng đường huyết tăng cao, đồng thời giúp làm giảm Lipid máu.

  • Đối tượng sử dụng: Tiểu đường tuýp 2.
  • Chống chỉ định: Tiểu đường thai kỳ, bệnh nhân bị suy gan, suy thận, suy hô hấp.
  • Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, sụt cân,…
  • Liều dùng: Liều lượng ban đầu 500-800mg/ngày

Acarbose

Thuốc tiểu đường cho bệnh nhân suy thận Acarbose có tác dụng giúp làm ức chế sự hấp thu đường vào cơ thể, chống làm tăng đường huyết sau khi ăn.

  • Đối tượng sử dụng: Tiểu đường tuýp 2
  • Chống chỉ định: Người viêm ruột, bệnh nhân bị suy gan, tiểu đường thai kỳ.
  • Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng gan, ngứa ngáy, phát ban khắp cơ thể.
  • Liều dùng: Liều lượng ban đầu 25mg/lần, ngày 3 lần.

Thiazolidinedione

Thuốc Thiazolidinedione giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, làm tăng quá trình vận chuyển đường từ máu vào tế bào để giảm lượng đường trong máu.

  • Đối tượng sử dụng: Tiểu đường tuýp 2
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân bị suy gan, suy tim hoặc mắc các bệnh khác về tim, gan.
  • Tác dụng phụ: Gây phù, tăng cân, không tốt cho gan và tim.
  • Liều dùng: Liều lượng ban đầu 30mg/ngày.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y chủ yếu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân, chỉ khát. Bởi thận là nơi tích trữ các chất dinh dưỡng sau khi hấp thụ ở dạng Tù. Cho nên nếu muốn điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh phải điều trị từ các vấn đề liên quan đến thận.

Bài thuốc Đông y trị bệnh tiểu đường suy thận được áp dụng nhiều nhất từ trước đến nay chính là Bài lục vị gia giảm với cách chế biến như sau:

  • Nguyên liệu bao gồm: Thục địa, hoài sơn mỗi loại 20g, sơn thù, bạch linh, trạch tả, đan bì mỗi loại 10g.
  • Người bệnh đem tất cả nguyên liệu trên sắc với 1 lít nước. 
  • Đun đôi nhỏ lửa đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp.
  • Gạn lấy nước và uống dần trong ngày. 
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y chủ yếu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường theo Đông y chủ yếu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Thực hiện bài thuốc trên liên tục trong vòng 3 tuần sẽ giúp bệnh tiểu đường suy thận được cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà các thầy thuốc có thể thêm hoặc bớt các nguyên liệu khác nhau. Cụ thể như:

  • Nếu bệnh nhân khát nước nhiều: Sử dụng thêm thiên hoa phấn, mạch môn, sinh địa, ngũ vị tử.
  • Nếu bệnh nhân đói nhiều: Sử dụng thêm huyền sâm, sinh địa, hoàng liên.
  • Nếu bệnh nhân bị táo bón: Sử dụng thêm đại hoàng.
  • Nếu bệnh nhân tiểu nhiều, mắt mờ, ù tai: Sử dụng thêm kỷ tử, cúc hoa.
  • nếu bệnh nhân có lòng bàn tay, bàn chân nóng, háo nước: Sử dụng thêm sa sâm, mạch môn, ngưu bàng tử.

Xem thêm

Điều trị bằng thuốc dân gian

Ở dân gian có một số loại thảo dược có khả năng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc chữa tiểu đường bằng phương pháp dân giản, người bệnh có thể tham khảo:

Thiên hoa phấn chữa bệnh tiểu đường

Thiên hoa phấn là vị thuốc nổi tiếng có công dụng giúp thanh nhiệt, trị viêm, nóng sốt và đặc biệt là giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Hoạt chất Lectin có trong Thiên hoa phấn có công dụng giúp hạ đường huyết nhanh và an toàn. Đồng thời giúp hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng cả bệnh tiểu đường như tăng huyết áp, suy thận, loét bàn chân, giảm thị lực…

Lá dứa giúp điều trị bệnh tiểu đường

Lá dứa là một loại dược liệu tự nhiên giúp ổn định đường huyết cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Loại lá này không độc nên rất an toàn cho sức khỏe, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo bị tác dụng phụ.

Trong thành phần của lá dứa có bromelin, diệp lục, các axit hữu cơ, chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do. 

Để chữa tiểu đường bằng lá dứa, người bệnh dùng một nắm lá dứa, rửa sạch, cho vào nồi để đun với nước. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước lá dứa có màu xanh như nước trà là được. Mỗi ngày bạn uống một một ấm trà lá dứa sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bài thuốc trị tiểu đường từ lá và quả ổi 

Ổi là loại trái cây có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường, giúp làm giảm đường huyết, thích hợp sử dụng cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2.

Ổi có khả năng điều trị bệnh tiểu đường khá hiệu quả
Ổi có khả năng điều trị bệnh tiểu đường khá hiệu quả

Để kiểm soát bệnh tiểu đường bằng ổi, bạn có thể sắc riêng lá ổi non để uống nước hàng ngày. Hoặc bạn dùng quả ổi tươi, gọt vỏ ép lấy nước để uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30ml là được.

Mướp đắng chữa bệnh tiểu đường

Từ lâu mướp đắng đã được biết đến với công dụng giúp làm giảm lượng đường huyết, giảm mỡ máu và điều hòa huyết áp ở bệnh nhân bị tiểu đường. Một số thành phần trong mướp đắng còn có tác dụng giúp tăng hoạt tính của insulin trong máu.

Người bệnh có thể sử dụng mướp đắng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào tỏi, nấu canh mướp đắng,… Ngoài ra, người bệnh có thể uống một ly nước ép khổ qua vào mỗi buổi sáng cũng có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

TOP 5 bác sĩ chữa tiểu đường uy tín nhất 2021

Mặc dù rất khó để lựa chọn bác sĩ khám bệnh cho mình, tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chữa tiểu đường giỏi nhất hiện nay. Trong trường hợp cấp bách, người bệnh có thể liên trước để đặt lịch khám với các bác sĩ này.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Bích Nga 

PGS.TS Nguyễn Thị Bích Nga là một trong những chuyên gia hàng đầu về khám chữa Tiểu đường hiện nay với 25 năm kinh nghiệm trong nghề. Bác sĩ hiện là phó trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và các bệnh rối loạn chuyển hóa – Trường Đại học Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam. 

PGS.TS Nguyễn Thị Bích Nga là một trong những chuyên gia hàng đầu về khám chữa Tiểu đường hiện nay
PGS.TS Nguyễn Thị Bích Nga là một trong những chuyên gia hàng đầu về khám chữa Tiểu đường hiện nay

Để đặt lịch khám, bạn có thể gọi trước 2-3 ngày qua số 19006422. Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Văn Sâm 

Bác sĩ Sâm hiện là Viện phó Viện đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa – Đại học Y Hà Nội, Cố vấn chuyên môn tại Bệnh viện Hưng Việt và là Giảng viên – Trường Đại học Y Hà Nội. Không chỉ có chuyên môn sâu về chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường, bác sĩ Sâm còn rất giỏi trong việc phẫu thuật tuyến giáp.

Để gặp bác sĩ, bạn có thể tới địa chỉ số 1E Trường Chinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bác sĩ khám từ thứ 2 – thứ 7 và ưu tiên những bệnh nhân đặt lịch trước.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Huyền

Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Huyền đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh tiểu đường. Bác sĩ hiện đang là Trưởng khoa Chăm sóc giảm nhẹ – Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Giảng viên bộ môn Nội tổng hợp tại Đại học Y Hà Nội và từng là Nghiên cứu sinh chuyên khoa Nội – Nội tiết, Đại học Karolinska, Thụy Điển.

Để gặp được bác sĩ, người bệnh có thể đến khám tại địa chỉ Số 1A Phương Mai, Đống Đa, HN. Bạn nên đặt lịch khám trước 2-3 ngày để được ưu tiên khám trước.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Cường

Bác sĩ Nguyễn Huy Cường là một bác sĩ giỏi với 25 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh tiểu đường. Bác sĩ Cường nguyên là Phó Trưởng khoa Đái tháo đường – Bệnh viện Nội tiết Trung ương, từng công tác tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường – Bệnh viện Bạch Mai. 

Người bệnh muốn khám với bác sĩ Cường có thể đến địa chỉ Số 1 ngõ 133 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội với các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6. 

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Bảy

Bác sĩ Bảy là một trong những bác sĩ chữa bệnh tiểu đường giỏi nhất Hà Nội hiện nay. Bác sĩ hiện đang là trưởng khoa Nội tiết Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai, Thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam. Với 20 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ Bảy đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh này.

Người bệnh muốn được bác sĩ Bảy khám trực tiếp có thể đến địa chỉ:

  • Tầng 6 nhà P, số 78 Giải Phóng, Hội Nội: Liên hệ đến Khoa để đặt lịch
  • Tầng 3, số 257 Giải Phóng, Hà Nội: Khám sáng Thứ 7
  • Số 101 – 103 Giải Phóng, Hà Nội: Khám sáng Chủ nhật

Cách phòng ngừa và ngăn chặn tiểu đường biến chứng suy thận

Dưới đây là một vài cách phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng cho bệnh nhân bị tiểu đường suy thận: 

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh cần hạn chế sử dụng đồ ngọt, đồ ăn mặn chứa muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm giàu tinh bột. Thay vào đó, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi. Đặc biệt bạn không được bỏ bữa sáng, bởi đây là bữa ăn quan trọng nhất đối với bệnh nhân bị tiểu đường.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn: Đây là cách rèn luyện sức khỏe cũng như ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường như cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, các bệnh tim mạch. Người bệnh nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, cầu lông,… 45 phút/ngày để cải thiện bệnh tốt nhất.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe,… sẽ làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị và gây ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh. Vì thế bạn cần loại bỏ các chất kích thích này.

Tiểu đường suy thận là một biến chứng nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa để bệnh không phát triển nặng thêm. Hãy giữ cho mình một chế độ ăn uống rèn luyện lành mạnh và thường xuyên đi khám định kỳ, xét nghiệm đường huyết để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh nhé.

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

TOP 10 thuốc xịt viêm xoang tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

16 Cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên sử dụng ngay

11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?