Tiểu đường sau sinh: Dấu hiệu và cách điều trị phù hợp nhất

Có một sức khỏe tốt để chăm sóc em bé sau khi vượt cạn là điều mà bất cứ chị em nào cũng mong muốn. Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều mẹ bỉm sữa lại phải đối mặt với căn bệnh tiểu đường sau sinh khiến sức khỏe của người mẹ và cả nguồn sữa của bé bị ảnh hưởng đáng kể. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích về nguyên nhân, triệu chứng và cả phương pháp điều trị bệnh lý này.

Tiểu đường sau sinh là bệnh gì?

Tiểu đường sau sinh là bệnh lý xuất hiện do rối loạn chuyển hóa đường huyết sau sinh. Cụ thể là nồng độ đường trong máu của cơ thể người bệnh luôn tăng cao trên mức bình thường. Được biết, chỉ số này ở một người khỏe mạnh chỉ dao động trong khoảng 3.6 – 6.4 mmol/l.

Không ít chị em hiện nay đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường sau sinh
Không ít chị em hiện nay đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường sau sinh

Đáng chú ý, tiểu đường sau sinh không chỉ xuất hiện sau khi chị em vượt cạn mà nó còn có thể khởi phát ngay từ trong thai kỳ. Mẹ bỉm sữa mắc phải bệnh lý này có thể là 1 trong 3 dạng sau:

  • Tiểu đường tuýp 1

Đặc trưng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là tuyến tụy giảm tiết hoặc hoàn toàn không sản sinh ra Insulin. Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi).

  • Tiểu đường tuýp 2

Khi mắc bệnh lý này, khả năng đáp ứng với insulin của cơ thể người bệnh bị suy giảm. Đồng thời, tuyến tụy cũng không thể sản sinh đủ lượng hormone này để phục vụ cho quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng. Đây là loại tiểu đường mà mẹ sau sinh thường bị nhất. Đáng chú ý, những mẹ thừa cân và béo phì hay trên 40 tuổi đều có nguy cơ cao mắc bệnh này.

  • Tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể chị em đã tiết ra một số loại hormone để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên chúng lại là nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường thai kỳ do đặc tính kháng insulin.

Vậy tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết thì theo các bác sĩ bệnh lý này có thể kéo dài trong 1 – 2 là có thể khỏi hẳn. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này thì khá nhiều chị em vẫn có chỉ số đường huyết ở mức cao. Như vậy, nguy cơ bệnh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 là rất cao.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường sau khi sinh

Việc nắm rõ những dấu hiệu tiểu đường sau sinh là cách tốt nhất để phát hiện sớm và khắc phục kịp thời căn bệnh này. Cụ thể:

  • Khát nhiều

Sản phụ bị tiểu đường sau sinh sẽ cảm thấy liên tục khát nước dù đã uống đủ. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao đã khiến cơ thể phải huy động liên tục nguồn nước trong tế bào để có thể hòa tan đường và đào thải chúng ra ngoài.

Khát nhiều là dấu hiệu của bệnh tiểu đường sau khi sinh con
Khát nhiều là dấu hiệu của bệnh tiểu đường sau khi sinh con
  • Tiểu nhiều

Tiểu nhiều chính là hệ quả của triệu chứng uống nước nhiều khi chị em bị tiểu đường sau sinh. Bên cạnh đó, lúc này, thận và hệ tiết niệu cũng phải làm việc với cường độ cao để có thể bài tiết lượng đường dư thừa trong máu. Điều này đã khiến người bệnh phải tiểu tiện rất nhiều lần trong ngày (trên 8 lần).

  • Đói nhiều hơn

Ở người bị tiểu đường sau sinh, đường huyết không thể chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho tế bào hoạt động do thiếu insulin. Bởi vậy, họ sẽ luôn cảm thấy đói và buộc cơ thể phải dung nạp thức ăn liên tục.

  • Sụt cân bất thường

Bệnh nhân bị tiểu đường không có đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng cho cho các cơ quan hoạt động. Bởi vậy, cơ thể họ sẽ tìm một nguồn năng lượng khác thay thế, và đó chính là protein từ các mô cơ và lipid, lúc này chúng sẽ được đốt chất thành năng lượng. Bởi vậy, việc sụt cân bất thường cũng chính là triệu chứng điển hình khi chị em bị tiểu đường sau khi sinh.

Đáng chú ý, chỉ trong 1 – 2 tuần, sản phụ có thể giảm từ 5 – 10kg, tình trạng này thường gặp ở người bệnh tiểu đường type 1. Ngoài ra một số trường hợp khác lại tăng cân, nguyên nhân là do bệnh lý này khiến họ thường xuyên đói nên chế độ ăn cũng nhiều hơn bình thường.

  • Ít tiết sữa

Ít tiết sữa là dấu hiệu đặc trưng của sản phụ bị tiểu đường sau sinh. Hiện nay, nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa thể xác định được rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã phát hiện ra việc thiếu sữa ở đối tượng này có thể do chế độ ăn uống kiêng khem quá mức. Bên cạnh đó, liệu pháp trị liệu bằng thuốc tiêm insulin cũng ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng sữa.

Mẹ bị tiểu đường sau sinh thường không đủ sữa cho con bú
Mẹ bị tiểu đường sau sinh thường không đủ sữa cho con bú

Phương pháp điều trị tiểu đường sau sinh như thế nào?

Việc điều trị tiểu đường sau sinh phải vô cùng thận trọng. Bởi nếu chúng ta không có biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp rất có thể sức khỏe của cả mẹ và bé đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lời khuyên cho tất cả sản phụ mắc phải bệnh lý này là hãy đến bệnh viện thăm khám và nhận phác đồ điều trị từ bác sĩ.

Nhìn chung, phương pháp điều trị bệnh tiểu đường sau khi sinh là như sau:

  • Sản phụ bị tiểu đường tuýp 1: Tiêm hormone insulin dưới da để tăng khả năng dung nạp glucose trong máu vào các tế bào, qua đó giảm nồng độ đường huyết.
  • Tiểu đường tuýp 2: Các loại thuốc kích thích tuyến tụy tiết insulin được sử dụng phổ biến bao gồm metformin và diamicron. Trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn có thể kết hợp thêm liệu pháp tiêm insulin trong trường hợp những thuốc trên không mang lại hiệu quả tích cực.
  • Thuốc tiêm insulin hay metformin và diamicron đều không ảnh hưởng tới chất lượng cũng như số lượng sữa mẹ. Bởi vậy sản phụ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng chúng để điều trị tiểu đường sau sinh. Điều quan trọng nhất là bạn chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm

Chăm sóc phụ nữ bị tiểu đường

Phụ nữ bị tiểu đường sau sinh nếu muốn kiểm soát tốt lượng đường huyết để bảo vệ sức khỏe thì nên chú ý tới chế độ ăn uống và luyện tập hằng ngày. Đồng thời, điều này cũng giúp chị em có thể hạn chế tối đa sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Chẳng hạn như như hiện tượng mờ mắt, hoại tử tứ chi hay suy thận,…

Lượng tiêm insulin sau khi sinh cần trở về mức ban đầu vào thời điểm trước khi mang thai
Lượng tiêm insulin sau khi sinh cần trở về mức ban đầu vào thời điểm trước khi mang thai

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học là yếu tố giúp hỗ trợ chị em kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình. Cụ thể, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Phụ nữ bị tiểu đường không cần kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa đường hoặc tinh bột, tuy nhiên cần điều chỉnh hàm lượng của chúng trong thực đơn hàng ngày sao cho phù hợp.
  • Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị tiểu đường nói chung và đái tháo đường sau sinh nói riêng là: Giảm đường cùng tính bột đồng thời tăng cường chất xơ, đạm và vitamin D.
  • Ưu tiên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng đường ở mức thấp.
  • Ăn nhiều rau xanh hoặc hoa quả ít ngọt trước khi ăn cơm để tạo nên hàng rào chất xơ. Qua đó làm chậm quá trình cơ thể hấp thu tinh bột cũng như giải phóng đường vào máu.
  • Chia nhỏ lượng thức ăn dung nạp mỗi ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn luôn khuyến cáo, người bị tiểu đường sau sinh nên ăn ba bữa chính và bổ sung thêm 2 hoặc 3 bữa phụ. Mục đích của việc làm này là hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao nhanh chóng sau ăn đồng thời chỉ số này cũng không bị giảm đột ngột lúc đói.
  • Không ăn bữa tối quá muộn và cả thói quen ăn trưa gần với giờ ngủ. Bởi điều này có thể ngăn cản quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng của cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng khiến lipid, protein và glucose bị tích tụ lại – nguyên nhân làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tiểu đường.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, bởi nước luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết sữa và cả giúp cơ thể sản phụ ổn định đường huyết. Chính vì thế, chị em đừng quên uống đủ 1.5 – 2 lít mỗi ngày. Thay vì nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung thêm nước trái cây nhưng ít ngọt.
Người bị tiểu đường sau khi sinh cần hạn chế ăn đồ ngọt
Người bị tiểu đường sau khi sinh cần hạn chế ăn đồ ngọt

Chế độ sinh hoạt, luyện tập cho sản phụ bị tiểu đường sau sinh

Bên cạnh ăn uống, chế độ sinh hoạt và luyện tập cũng là điều mà sản phụ bị tiểu đường cần lưu ý để kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình. Cụ thể:

  • Thiết lập và duy trì thói quen vận động 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tiêu thụ hết lượng đường và mỡ dư thừa trong cơ thể.
  • Ưu tiên các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập yoga, ngồi thiền,…Đây đều là những bộ môn được các bác sĩ khuyên người bệnh thực hiện để cải thiện nhạy cảm của insulin, qua đó giảm nồng độ glucose trong máu.
  • Chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn và cải thiện thiện chất lượng giấc ngủ để tinh thần được thoải mái đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Luôn luôn duy trì cân nặng ở mức phù hợp bằng việc kết hợp hài hòa giữa biện pháp ăn uống khoa học và vận động hợp lý.

Mẹ bị tiểu đường sau sinh cần lưu ý gì khi cho con bú?

Tất cả sản phụ bị tiểu đường sau sinh đang áp dụng các phương pháp điều trị bệnh đều có thể cho con bú bình thường. Đáng chú ý, việc trẻ bú sữa còn giúp chị em kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết trong cơ thể mình.

Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết để phòng tránh đái tháo đường
Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết để phòng tránh đái tháo đường

Những sản phụ bị tiểu đường sau sinh khi cho con bú cần lưu ý 3 điều quan trọng sau:

  • Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết của mình trong ngày ít nhất 2 đến 3 lần. Không được bỏ qua thời điểm đo chỉ số này trước và sau khi ăn. Có như vậy, chị em mới có thể kịp thời điều chỉnh chế độ ăn của mình sao cho phù hợp nhất. Khi đường huyết ổn định chính là thời điểm tốt nhất để cho trẻ bú.
  • Ăn no trước khi cho con bú để đảm bảo đường huyết trong cơ thể không bị giảm quá mức trong suốt quá trình bé bú.
  • Tất cả sản phụ bị tiểu đường sau khi sinh đều rất ít tiết sữa. Bởi vậy, chị em không thể cung cấp đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày cho trẻ. Lúc này, bạn phải tìm hiểu thêm các biện pháp hữu ích nhằm tăng cường cả số lượng và chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên dù là cách nào thì cũng đều không được phép ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể bạn.

Vừa rồi là những thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường sau sinh mà chị em cần nắm rõ. Trên thực tế, không ít người bị bệnh lý này đã tiến triển nặng hơn thành đái tháo đường tuýp 2 gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mẹ và bé. Bởi vậy trong bất cứ trường hợp nào thì chị em cũng cần kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình bằng các biện pháp ăn uống, vận động mà chúng tôi đã gợi ý ở trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?