Tiểu đường ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng tránh

Bệnh tiểu đường ở người trẻ hiện nay đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Chính bởi vậy mà mỗi chúng ta cần nắm rõ được những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như biện pháp phòng tránh bệnh này để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân trong mọi trường hợp.

Tổng quan về hiện trạng tiểu đường ở người trẻ

Nhắc tới bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi thì chúng ta có thể liên tưởng ngay đến đái tháo đường tuýp 1. Bởi đa phần những người mắc bệnh này đều ở độ tuổi từ 20 đến 30. Đáng chú ý, bệnh tiểu đường tuýp 1 trong xã hội hiện nay đang dần trẻ hóa, nó còn được ghi nhận ở trẻ nhỏ có độ tuổi trung bình từ 9 đến 13 tuổi.

Nguy hiểm hơn, nếu như trước đây, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường chỉ gặp ở những người già hoặc trung niên thì hiện nay, chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp nó ở đối tượng trẻ tuổi. Theo khảo sát, rất nhiều người mới chỉ 25 – 30, thậm chí là đang trong tuổi vị thành niên cũng đã mắc phải bệnh này.

Bệnh tiểu đường hiện nay đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa
Bệnh tiểu đường hiện nay đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa

Ngoài ra, với bệnh tiểu đường ở người trẻ thì bạn cũng không được bỏ qua đái tháo đường thai kỳ. Bởi đây cũng là đối tượng có độ tuổi khá trẻ nhưng tỷ lệ mắc tiểu đường lại lên tới 3 – 5% khi mang thai. Đáng chú ý, có tới 1/6 trẻ em sinh ra bị ảnh hưởng tiểu đái tháo đường thai kỳ ngay từ những năm tháng đầu đời.

Vậy bệnh tiểu đường ở người trẻ có nguy hiểm không? Nếu không được kiểm soát kịp thời, căn bệnh này sẽ dễ dàng gây ra các biến chứng như:

  • Biến chứng về tim mạch: Xảy ra nhiều nhất ở những bệnh nhân tiểu đường có huyết áp cao, bị mỡ máu.
  • Suy giảm chức năng lọc máu và đào thải chất độc trong cơ thể của thận.
  • Bệnh tiểu đường tiến triển nặng có thể gây tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể.
  • Biến chứng về mắt gồm đục thủy tinh thể, giảm thị lực và thậm chí còn có thể dẫn tới mù lòa.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người trẻ. Tuy nhiên phổ biến nhất là di truyền, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống kém khoa học và căng thẳng tinh thần.

  • Di truyền từ gia đình và tiểu đường thai kỳ

Trẻ em có thể bị tiểu đường từ rất sớm nếu có người thân bị tiểu đường. Lúc này, tuyến tụy của trẻ sẽ không sản sinh insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng cung cấp cho tế bào hoạt động, qua đó gây ra hiện tượng mất cân bằng lượng đường trong máu.

Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy ngơ mắc đái tháo đường ở người trẻ
Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy ngơ mắc đái tháo đường ở người trẻ

Ngoài ra, việc người mẹ bị nhiễm virus hay tăng cân quá mức khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc điều tiết insulin ở trẻ. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì bé có nguy cơ cao mắc đái tháo đường từ rất sớm. Bởi cuống rốn của bé nối liền với thành tử cung của người mẹ để lấy dưỡng chất, bởi vậy glucose từ mẹ sẽ được chuyển qua thai nhi qua con đường này.

  • Lối sống lười vận động

Hiện nay, không ít người trẻ có lối sống lười vận động khi mà các tiện ích trong cuộc sống đều được trang bị đầy đủ. Điều này là nguyên nhân chủ yếu khiến năng lượng trong cơ thể không được tiêu hao và bị tích tụ thành mỡ thừa. Trong khi đó, đây lại là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi.

  • Ăn uống không khoa học

Hiện nay trên thị trường đang có quá nhiều các thực phẩm không tốt cho sức khỏe nhưng lại được các bạn trẻ thường xuyên sử dụng bởi độ ngon và sự tiện lợi. Cụ thể là đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đóng hộp hay thực phẩm chế biến sẵn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều bia rượu và các chất kích thích cũng là một thói quen xấu. Cụ thể nó ngăn chặn hoạt động của hormone giúp cân bằng đường huyết.

Thói quen uống nước ngọt thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Thói quen uống nước ngọt thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Việc quá lạm dụng những loại thực phẩm trên đã khiến cơ thể chúng ta bị tích tụ nhiều đường và chất béo xấu. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng gây mất cân bằng đường huyết và dẫn tới bệnh đái tháo đường ở người trẻ.

  • Căng thẳng thường xuyên

Theo các nhà khoa học, khi cơ thể bạn bị rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng thì một vài hormone sẽ được sản sinh khiến cho lượng đường trong máu tiết ra nhiều hơn đồng thời tính kháng insulin được đẩy mạnh. Cụ thể là insulin được tiết ra nhưng lại không thể chuyển hóa được glucose trong máu – nguyên nhân gây ra tiểu đường ở người trẻ.

[pr_middle_post]

Dấu hiệu tiểu đường ở người trẻ

Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ sẽ giúp bạn phát hiện bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời. Những dấu hiệu đặc trưng của những người mắc bệnh này gồm:

  • Khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên

Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể người bị tiểu đường sẽ tự động lọc phần nước có trong các tế bào để chuyển vào máu nhằm mục đích làm loãng lượng đường huyết dư thừa và đào thải chúng. Các tế bào bị tách nước sẽ kích thích não bộ gây ra cảm giác khát nước liên tục cho người bệnh.

Đi tiểu nhiều chính là hệ quả của việc khát nước và uống nước thường xuyên. Thông thường, một người khỏe mạnh bình thường sẽ tiểu tiện 6 – 7 lần/ngày. Ngược lại với bệnh nhân đái tháo đường, họ sẽ đi tiểu nhiều hơn con số trên, thậm chí là gấp đôi.

  • Sụt cân nhanh

Triệu chứng sụt cân nhanh rất phổ biến ở những người trẻ bị tiểu đường. Nguyên nhân là do glucose không được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào hoạt động.

Sụt cân nhanh là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Sụt cân nhanh là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Lúc này, cơ thể bệnh nhân sẽ bắt đầu phân hủy nguồn protein, lipid để có thể tạo ra năng lượng thay thế. Theo khảo sát, những người bị tiểu đường có thể giảm tới 5 – 10kg chỉ trong 2 – 3 tháng sau khi bệnh khởi phát.

  • Thường xuyên thấy đói

Thường xuyên có cảm giác đói và thèm ăn cũng là triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường ở người trẻ. Nguyên nhân là do lượng insulin trong cơ thể không được sản sinh đủ để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Hệ quả của việc này là bạn cảm thấy đói, mất sức khi làm việc dù đã ăn đủ các bữa.

  • Ngứa và tê các chi

Đường huyết cao tất yếu sẽ làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên với biểu hiện là ngứa, tê và thậm chí đau rát tại các chi. Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường này, thì bạn cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục bệnh kịp thời.

  • Thị lực kém đi

Thị lực của người bệnh tiểu đường thường bị giảm sút đáng kể. Bởi lượng glucose trong máu dư thừa trong máu đã sản sinh ra loại đường mang tên sorbitol. Nó chính là tác nhân làm tổn thương các mạch máu nhỏ tại mắt, qua đó gây cản trở tầm nhìn của người bệnh.

Tiểu đường là nguyên nhân gây bệnh võng mạc mắt
Tiểu đường là nguyên nhân gây bệnh võng mạc mắt

Phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người trẻ

Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người trẻ là điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Đồng thời bạn cũng đừng quên theo dõi đường huyết thường xuyên để sớm phát hiện các vấn đề bất thường. Cụ thể:

  • Ăn uống lành mạnh: Nguyên tắc phòng tránh bệnh tiểu đường là ăn nhiều rau xanh đồng thời hạn chế dung nạp đường và chất béo xấu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung đủ vitamin D mỗi ngày cho cơ thể.
  • Vận động nhiều hơn: Khoa học đã chứng minh, những người lười vận động đều có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Bởi vậy, ngay từ hôm nay bạn hãy xây dựng cho mình thói quen tập luyện thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các hình thức vận động được khuyến khích gồm: Chạy bộ, đi bộ, đạp xe, tập gym, tập yoga,…
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường đó là tình trạng thừa cân, béo phì. Bởi vậy hãy luôn giữ cân nặng hợp lý cho mình trong mọi trường hợp bằng cách cân bằng giữa ăn uống, tập luyện thể thao.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Tình trạng đường trong máu cao sẽ dễ dàng được phát hiện sớm nếu bạn thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ.

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường ở người trẻ. Đây là căn bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bởi vậy bạn cần chủ động kiểm soát tốt đường huyết của mình ngay từ hôm nay.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?