Tiểu đường huyết áp cao và mối liên hệ mật thiết cần chú ý

Cao huyết áp là triệu chứng thường gặp ở những người bị tiểu đường. Tiểu đường huyết áp cao vô cùng nguy hiểm bởi tình trạng này có thể khiến người bệnh tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim. Vậy vì sao lại có mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tiểu đường và tình trạng tăng huyết áp cao ở người bệnh?

Mối liên hệ giữa tiểu đường và cao huyết áp

Huyết áp là gì? Nó là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Ở người bình thường huyết áp sẽ đạt mức 120/80mmHg. Khi huyết áp đạt mức 140/90mmHg nghĩa là bạn bị cao huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 50% người bị tiểu đường sẽ cao huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân bị tiểu đường cao hơn 2,5 lần so với những người không mắc bệnh này.

Không những vậy, người bị tiểu đường cao huyết áp đối diện với nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn so với người có chỉ số huyết áp bình thường. Bên cạnh đó, đái tháo đường khiến cho việc tăng huyết áp ở người bệnh trở nên khó điều trị hơn.

Người bị tăng huyết áp thường gây ra các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng
Người bị tăng huyết áp thường gây ra các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng

Vì sao lại xuất hiện tình trạng tiểu đường tăng huyết áp? Điều này là do khi tăng huyết áp trong một thời gian dài sẽ khiến các mạch máu bị tổn thương. Nếu hiện tượng này không được điều trị kịp thời có thể gây ra các bệnh về thận, mắt, tim mạch và tình trạng tai biến mạch máu não. 

Bệnh tiểu đường có làm tăng huyết áp ở người mắc? Tiểu đường gây tăng huyết áp bởi đây là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất nitric oxide (NO) trong hệ động mạch. Đồng thời nó cũng gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Ngược lại, người bị tăng huyết áp thường gây ra các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng hơn do lưu thông máu đến thận bị cản trở. 

Thêm vào đó, việc sử dụng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cũng gây ra tác dụng phụ làm tăng đường huyết, hình thành tiểu đường ở người bệnh. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi huyết áp cao có gây tiểu đường không là hoàn toàn có.

Cách điều trị cao huyết áp tiểu đường

Tiểu đường tăng huyết áp là tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, người bị tiểu đường cần hiểu rõ tình trạng bệnh, nguyên nhân, cách chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa tai biến. Dưới đây là một số phương pháp kiểm soát tiểu đường cao huyết áp người bệnh có thể tham khảo: 

Sử dụng thuốc Tây 

Người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc huyết áp cao tiểu đường như: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn thụ thể, thuốc giãn mạch, thuốc đối kháng canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế lên hệ thần kinh trung ương… 

Người bệnh tiểu đường cao huyết áp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Tây
Người bệnh tiểu đường cao huyết áp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Tây

Hầu hết các loại thuốc điều trị tiểu đường này đều có tác dụng phụ. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc các nhóm thuốc có công dụng tốt nhất. Đồng thời hạn chế tối đa một số tác dụng phụ không như mong muốn.

Bài thuốc Đông y kiểm soát tiểu đường tăng huyết áp

Bài thuốc điều trị tiểu đường bằng Đông y ngày càng được nhiều người ưa chuộng áp dụng bởi tính an toàn, không gây ra tác dụng phụ và chữa dứt điểm tình trạng bệnh. Tuy nhiên, do thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên bạn cần kiên trì áp dụng mới mang lại hiệu quả điều trị bệnh tối ưu. 

Một số bài thuốc Đông y chữa tiểu đường cao huyết áp người bệnh có thể tham khảo và áp dụng bao gồm:

Bài thuốc số 1

  • Nguyên liệu: Mộc nhĩ đen 60g, biển đậu 60g. 
  • Cách thực hiện: Đem 2 nguyên liệu này rửa sạch, sấy khô rồi tán mịn và bảo quản trong lọ kín để sử dụng dần. Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần uống, mỗi lần lấy 9g pha cùng với nước, khuấy đều rồi uống.

Bài thuốc số 2

  • Nguyên liệu: Hoàng tinh 30g, Mật ong 10g, Đậu đen 30g.
  • Cách thực hiện: Đem đậu đen và Hoàng tinh rửa sạch, cho vào nồi và đổ thêm nước rồi ninh kỹ trong khoảng 2 giờ. Sau đó, cho thêm mật ong vào khuấy đều là có thể ăn được. Mỗi ngày người bệnh ăn 2 lần, mỗi lần sử dụng một chén nhỏ thuốc.

Xem thêm

Đông y trị bệnh an toàn và hiệu quả lâu dài
Đông y trị bệnh an toàn và hiệu quả lâu dài

Bài thuốc số 3

  • Nguyên liệu: Mướp đắng 150g, đậu phụ 100g, dầu lạc và gia vị vừa đủ.
  • Cách thực hiện: Mướp đắng đem rửa sạch, bỏ hạt, bỏ ruột rồi cắt thành khúc nhỏ. Sau đó, cho mướp đắng vào chảo xào với dầu lạc đến khi gần chín thì cho đậu phụ vào, đun to lửa rồi thêm gia vị vừa ăn. Mỗi ngày sử dụng một lần, nên ăn khi còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Áp dụng một số mẹo dân gian chữa tiểu đường huyết áp cao

Bên cạnh các phương pháp điều trị tiểu đường tăng huyết áp như trên, bạn có thể kết hợp thêm một số mẹo dân gian đơn giản giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng. Những bài thuốc nam này cũng vô cùng an toàn cho người bệnh, tuy nhiên bạn cũng nên kiên trì áp dụng trong một thời gian dài để mang lại hiệu quả rõ rệt. 

Người bị tiểu đường có thể áp dụng một số bài thuốc nam từ lá xoài, mướp đắng và quế.

Kiểm soát tiểu đường huyết áp cao bằng lá xoài

Lá xoài là loại lá quen thuộc có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả thông qua khả năng giảm kháng insulin. Do đó, người bệnh có thể sử dụng tinh chất lá xoài để giảm đường huyết, điều trị tiểu đường huyết áp cao.

  • Nguyên liệu: Lá xoài 3-5 lá.
  • Cách thực hiện: Đem lá xoài đi rửa sạch, ngâm trong nước sôi. Người bệnh có thể để bài thuốc trị tiểu đường này qua đêm rồi sử dụng vào sáng hôm sau.

Mướp đắng chữa tiểu đường tăng huyết áp

Mướp đắng từ lâu đã được biết đến với các công dụng điều trị bệnh hiệu quả, trong đó có khả năng hạ đường huyết, đồng thời kiểm soát huyết áp cho người bị tiểu đường. Trong mướp đắng có chứa một số hoạt chất giúp giảm kháng và tăng hoạt tính của insulin trong máu. Vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng mướp đắng để cải thiện bệnh tiểu đường tại nhà.

  • Nguyên liệu: Bạn chuẩn bị 3 quả mướp đắng.
  • Cách thực hiện: Người bệnh có thể chế biến mướp đắng thành các món ăn khác nhau như mướp đắng nấu canh, nhồi thịt, xào với thịt hoặc trứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép mướp đắng rồi cho thêm một ít nước cốt chanh và muối để sử dụng trước khi ăn sáng.

Bị tiểu đường và cao huyết áp chữa như thế nào? Sử dụng quế

Quế có tác dụng làm tăng hoạt tính của insulin trong máu, đồng thời tăng cường chuyển hóa đường thành năng lượng và giảm đường huyết rất tốt. Bên cạnh công dụng hạ đường huyết, quế còn có khả năng giảm đau nhức và mệt mỏi ở người bệnh.

Quế có tác dụng tăng cường chuyển hóa đường và giảm đường huyết rất tốt
Quế có tác dụng tăng cường chuyển hóa đường và giảm đường huyết rất tốt
  • Nguyên liệu: 1 lượng nhỏ bột quế.
  • Cách thực hiện: Người bị tiểu đường có thể cho một ít bột quế vào món ăn hoặc pha trà quế uống mỗi ngày.

Tiểu đường huyết áp cao nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh đối với người tiểu đường bị tăng huyết áp. Chính vì vậy, bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất là mối quan tâm của rất nhiều người. Theo đó, bạn nên lưu ý một số điều sau về chế độ dinh dưỡng của mình để cải thiện bệnh nhanh chóng:

  • Người bị tiểu đường nên tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh vào chế độ ăn uống của mình.
  • Bạn nên chuyển sang các loại sản phẩm sữa có ít chất béo để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng muối trong các món ăn tối đa để đảm bảo huyết áp và tim mạch ở ngưỡng an toàn.
  • Chế biến món ăn bằng các phương pháp ít béo như hấp, nướng, tránh phương pháp chiên nhiều dầu mỡ.
  • Tuyệt đối không nên bỏ bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn.

Tiểu đường huyết áp cao là tình trạng nguy hiểm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy, việc áp dụng các phương pháp điều trị kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp là vô cùng cần thiết. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chủ đề

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

TOP 10 thuốc xịt viêm xoang tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

16 Cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên sử dụng ngay

11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?