Giải đáp thắc mắc tiểu đường ăn mì gói được không?

Mì tôm là món ăn nhanh quen thuộc đối với nhiều người. Có khá nhiều người có thói quen ăn mì tôm vào buổi sáng. Tuy nhiên vốn dĩ mì tôm chứa nhiều tinh bột chế, muối, calo và chất béo nên không được khuyến khích sử dụng nhiều, nhất là với những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp,… Vậy tiểu đường ăn mì gói được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Người bị tiểu đường ăn mì gói được không?

“Tiểu đường ăn mì gói được không” là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Mặc dù người bệnh bị tiểu đường không cần phải quá kiêng khem bất kỳ loại thực phẩm nào. Thế nhưng việc thường xuyên ăn mì tôm không phải là một lựa chọn đúng đắn dành cho những người mắc phải căn bệnh này. Về lâu dài, mì tôm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường ăn mì gói được không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm
Người bị tiểu đường ăn mì gói được không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Dưới đây hãy cùng điểm qua những lý do khiến người bệnh tiểu đường không nên thường xuyên sử dụng mỳ tôm.

  • Mì tôm có chứa hàm lượng natri cao

Trong mì tôm có chứa hàm lượng muối natri cực kỳ cao. Thậm chí lượng muối còn cao hơn gấp đôi so với hàm lượng muối mà bạn nên nạp mỗi ngày. Điều này không hề tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp hay suy thận. 

  • Chứa nhiều chất béo hydro hóa

Việc sử dụng chất béo hydro hóa, kết hợp chất bảo quản trong sản phẩm gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa. Đó là lý do tại sao chúng ta sử dụng mì tôm vào buổi tối thường gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Điều này không hề tốt cho những người gặp vấn đề về đường ruột và các bệnh tim mạch.

  • Mì tôm chứa nhiều bột tinh chế

Mì ăn liền với bệnh tiểu đường có mối liên quan mật thiết với nhau. Trong mì tôm có chứa tinh bột chế đã loại bỏ chất xơ hòa tan, từ đó khiến lượng đường dễ hấp thu vào máu hơn. Điều này khiến cho chỉ số đường huyết của mì tôm cao hơn nhiều so với gạo trắng.

  • Mì tôm chứa lượng calo rỗng

Việc chứa lượng calo rỗng cũng khiến cho việc ăn mì tôm dễ tăng cân, gây béo bụng. Nếu thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này mà không có sự điều chỉnh thích hợp, người bệnh sẽ liên tục gặp phải các vấn đề về sức khỏe.

Mì tôm có chứa hàm lượng calo rỗng, khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng khó tiêu khi ăn, đặc biệt là ăn khuya
Mì tôm có chứa hàm lượng calo rỗng, khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng khó tiêu khi ăn, đặc biệt là ăn khuya

Do đó, thay vì việc sử dụng mì tôm là đồ ăn sáng, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. Đồng thời thay thế mì tôm bằng các loại thực phẩm dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe và không làm tăng lượng đường huyết như: Sữa chua không đường, bột ngũ cốc, cơm gạo lứt,…

[pr_middle_post]

Lưu ý khi người tiểu đường ăn mì tôm

Mặc dù mì tôm không phải là một loại đồ ăn thích hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên không phải vì thế mà người bệnh cần phải kiêng khem một cách quá đà. Bạn chỉ cần điều chỉnh liều lượng thích hợp là vẫn có thể sử dụng mì tôm như bình thường. Dưới đây là một vài lưu ý trong cách sử dụng mì tôm để tránh làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh:

  • Cần cân đối khẩu phần ăn

Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết được khẩu phần ăn cân đối chính xác cho mỗi bữa ăn. Lượng mì tôm mà người bệnh tiêu thụ chỉ nên nằm trong khoảng từ 64-83g đối với nữ giới và 128g đối với nam giới. Việc cân đối khẩu phần ăn sẽ giúp bạn tránh được những tác động xấu của carbohydrate đối với lượng đường huyết.

  • Trần mì 2 lần và loại bỏ gia vị có sẵn trong gói mì

Nhìn chung mỗi tuần người bệnh chỉ nên ăn mì tôm từ 1-2 lần, mỗi lần ăn 1 gói, khi ăn nên loại bỏ các gói mỡ và các gia vị khác có trong mì tôm. Để đảm bảo an toàn hơn, bạn có thể chần sơ qua mì tôm với lần nước thứ nhất. Sau đó đổ bỏ và sử dụng mì với lần nước thứ hai.

  • Nên ăn kèm với những thực phẩm giàu protein

Khi ăn mì tôm bạn nên sử dụng kèm với những loại thực phẩm giác giàu protein lành mạnh như trứng gà, thịt bò, cá, thịt gà, đậu phụ,… Việc tiêu thụ protein sẽ giúp làm giảm phản ứng đường huyết trong bữa ăn và giúp hỗ trợ điều hòa lượng đường huyết sau ăn. Đây cũng là một cách để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể hiệu quả.

  • Nên ăn rau xanh trước

Đây là một phương pháp ăn uống hiệu quả dành cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Việc ăn rau trước khi sử dụng mì tôm sẽ làm tăng cảm giác no, giúp bạn hạn chế nạp thêm nhiều loại thực phẩm khác. Ngoài ra thứ tự tiêu thụ thức ăn trong ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đường trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn trong một bữa ăn mà bạn ăn nhiều rau và protein trước, sau đó mới đến carbohydrate thì chỉ số đường huyết của bạn sẽ được kiểm soát hiệu quả.

  • Nấu mì chín vừa

Nếu bạn nấu mì quá chín sẽ khiến chỉ số đường huyết GI tăng cao hơn bình thường. Do đó, khi chế biến mì bạn hãy chú ý tới thời gian nấu mì sao cho phù hợp. Chỉ cần sợi mì chín tới là có thể sử dụng. Điều này sẽ giúp chỉ số đường huyết không vượt quá mức cho phép. Từ đó giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate vào cơ thể.

Người bệnh nên ăn kèm rau xanh với mì tôm để cân bằng lượng đường huyết sau khi ăn
Người bệnh nên ăn kèm rau xanh với mì tôm để cân bằng lượng đường huyết sau khi ăn

Một số loại mì người bệnh tiểu đường có thể sử dụng

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng mì tôm thế nhưng có một số loại mì khác mà người bị bệnh tiểu đường có thể thoải mái sử dụng, cụ thể như:

Mì soba thích hợp cho người tiểu đường

Mò soba là một loại mì của Nhật Bản, được làm từ hạt kiều mạch. Loại mì này không có chứa gluten và các thành phần cũng không giống với lúa mì. Mì soba có tác dụng giúp làm giảm cholesterol, cải thiện tuần hoàn máu. Chất xơ và magie trong mì soba cũng giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Vì thế đây được xem là lựa chọn tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường.

Mì tảo bẹ cho người bệnh đái tháo đường

Trong 100g mì tảo bẹ chỉ có chứa 10g calo. Chính vì vậy loại mì này thường được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường. Món mì này vừa giúp cung cấp thêm nhiều canxi, magie, vitamin, vừa giúp hạn chế nguy cơ làm tăng hàm lượng đường trong máu.

Mì tảo bẹ là loại mì có thể sử dụng được cho người bệnh đái tháo đường
Mì tảo bẹ là loại mì có thể sử dụng được cho người bệnh đái tháo đường

Mì shirataki thích hợp cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Một loại mì ăn liền phù hợp với bệnh tiểu đường đó là loại mì shirataki. Trong 100g mì shirataki, chỉ có chứa 20g calo, ít carbs, ít chất béo và ít đường. Giống như mì tảo bẹ, loại mì này có tác dụng kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng gia tăng đường huyết một cách đột ngột sau khi ăn.

Chế độ ăn thích hợp của người bị bệnh tiểu đường

Với những người bị bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng để giúp kiểm soát lượng đường huyết và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, bên cạnh vấn đề bị tiểu đường ăn mì tôm được không, người bệnh cần tuân thủ theo chế độ ăn uống như sau:

  • Người bệnh đái tháo đường nên ăn đa dạng các loại thức ăn với nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau.
  • Hạn chế sử dụng chất béo động vật, thay vào đó bạn nên sử dụng chất béo từ thực vật.
  • Trong chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung thêm nhiều chất xơ và vitamin từ các loại rau củ quả.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa đường glucose.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga, cafe và các chất kích thích khác.
  • Một số loại thức ăn làm tăng đường huyết nghiêm trọng như: Ngô, bánh mì trắng, mì tôm, phở, miến, khoai tây, đường, mật, cà rốt, kẹo mứt, hoa quả sấy khô,….. Vì thế người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại đồ ăn này.
  • Một số loại thức ăn làm tăng đường huyết ở mức trung bình như: Cơm, mì, đậu Hà Lan, chuối, nho, bơ, váng sữa,… Với những loại thực phẩm này, người bệnh nên sử dụng có chừng mực, không được quá lạm dụng sẽ làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
  • Một số loại thức ăn không làm tăng lượng đường huyết mà người bệnh nên sử dụng thường xuyên đó là: Gạo tấm, ngũ cốc, thịt nạc, thịt gà, thịt vịt, cá, lòng trắng trứng, sữa không chất béo, yaourt,…
Bệnh nhân bị tiểu đường cần chú ý tới chế độ ăn uống của mình
Bệnh nhân bị tiểu đường cần chú ý tới chế độ ăn uống của mình

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh tiểu đường cũng cần tích cực rèn luyện thể dục thể thao. Đồng thời có chế độ sinh hoạt, làm việc điều độ, tránh thức khuya ngủ muộn sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lượng đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho mình thói quen đo lượng đường trong máu trước và sau khi ăn để biết được loại thức ăn mà mình vừa nạp vào cơ thể có gây tăng chỉ số GI hay không. Nếu có bạn cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Tiểu đường ăn mì gói được không?”. Người mắc bệnh tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi đặc biệt. Tốt hơn hết bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chế độ ăn uống sao cho phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe của mình nhất.

4/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?