Tiểu đường ăn khoai từ được không? Gợi ý cách sử dụng hiệu quả

Khoai từ (hay còn gọi là củ từ) là một loại khoai phổ biến ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Loại khoai này có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau như: Huyết áp, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp. Vậy người bị tiểu đường ăn khoai từ được không? Nên sử dụng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn khám phá những tác dụng của củ từ đối với sức khỏe của bệnh nhân bị đái tháo đường.

Tiểu đường ăn khoai từ được không?

Khoai từ mặc dù ít được nhắc đến so với các loại khoai lang, khoai tây…. thế nhưng nó cũng có nhiều công dụng không thua kém gì những loại khoai khác. Về thành phần dinh dưỡng, trong 100g củ từ có chứa 75g nước, 1.5g protit, 94Kcal, 1.2g cenluloza, 21.5g gluxit, 30mg photpho, 28mg canxi, 0.2mg sắt. Ngoài ra còn có thêm nhiều lipid, glucid và khoáng chất. 

Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, có thể thấy củ khoai từ mang lại những tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người bị các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Do đó, với thắc mắc “người bệnh tiểu đường ăn khoai từ được không?” thì chắc chắn câu trả lời là Có.

Trong thành phần của khoai từ có một lượng lớn niêm dịch protein – đây là một hợp chất giữa protein và polysacc-harid, có tác dụng hạ đường huyết nhanh chóng và hiệu quả. Do đó ăn củ từ thường xuyên là một cách hữu hiệu để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

Giá trị dinh dưỡng của khoai từ được đánh giá tương đối cao
Giá trị dinh dưỡng của khoai từ được đánh giá tương đối cao

Một số tác dụng của củ khoai từ đối với người bị bệnh tiểu đường có thể kể đến như:

  • Kiểm soát đường huyết: Chỉ số GI = 47, do đó khoai từ có tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng đường huyết trong máu và điều hòa huyết áp luôn ở mức ổn định.
  • Phòng ngừa biến chứng tiểu đường tim mạch: Vitamin và nguyên tố vi lượng đa dạng trong củ từ có tác dụng ngăn ngừa việc tích tụ chất béo trong thành mạch máu, làm giảm nguy cơ bị biến chứng về tim mạch như đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ, 
  • Ngăn ngừa tiểu đường béo phì: Loại thực phẩm này là thức ăn kiêng lành mạnh và an toàn, hỗ trợ giảm cân cho người bệnh tiểu đường bị thừa cân, béo phì.
  • Tốt cho đường tiêu hóa: Củ từ chứa hàm lượng chất xơ cao, ngoài ra, các chất amylase và polyphenol oxidase có trong khoai từ cũng rất có lợi cho dạ dày, giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và không làm tăng lượng đường huyết sau khi ăn.
  • Tác dụng khác: Ngoài ra, củ từ còn hỗ trợ bệnh nhân bị tiểu đường bằng cách, giúp người bệnh ăn ngon, ngủ tốt, cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, giúp trừ ho, bổ phế, tiêu đờm, chống căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm.

Bệnh tiểu đường thai kỳ ăn được củ từ không?

Tương tự như những người bệnh khác, phụ nữ bị tiểu đường khi đang thai kỳ hoàn toàn có thể sử dụng được loại thực phẩm này. Đối với người bị tiểu đường thai kỳ, củ từ cũng chứa rất nhiều công dụng tốt, cụ thể:

  • Củ từ giúp làm giảm tình trạng ốm nghén nhờ có chứa nhiều vitamin B5, một chất có tác dụng chống buồn nôn và giảm nôn hiệu quả.
  • Củ từ rất giàu chất xơ và vitamin, giúp điều hòa ổn định hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai.
  • Chất folate có trong củ từ đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai, ngăn ngừa những biến chứng xảy ra ở thai nhi và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu.
  • Củ từ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và sinh non nhờ bổ sung thêm nhiều sắt cho cơ thể.
  • Hàm lượng canxi trong củ từ giúp củng cố sức mạnh cho xương khớp cho cả bé và mẹ bầu.
Bị tiểu đường thai kỳ có ăn được củ từ không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm
Bị tiểu đường thai kỳ có ăn được củ từ không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm

Có thể thấy, người bị tiểu đường nói chung và phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nói riêng hoàn toàn có thể sử dụng củ khoai từ vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Mặc dù vậy, phụ nữ mang thai bị đái tháo đường nên sử dụng với liều lượng thích hợp để tránh gây đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Cách sử dụng củ từ cho người tiểu đường

Thông thường mọi người sẽ chế biến củ từ theo dạng luộc. Tuy nhiên loại thực phẩm này còn có nhiều cách sử dụng đa dạng và hấp dẫn hơn thế nữa. Bạn hoàn toàn có thể dùng củ từ để làm các món xào, hấp, nấu súp thịt, nấu canh củ từ, nấu xôi hoặc chè,…

Ngoài món củ từ luộc, dưới đây là một số gợi ý cách chế biến củ từ an toàn hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo:

Nướng khoai từ

Đông y cho rằng, để sử dụng khoai từ một cách an toàn và không gây đầy bụng, người bệnh cần nướng khoai từ. Ở nhiệt độ cao, chất nhựa trong củ khoai từ sẽ bị phân hủy, từ đó giúp người bệnh sử dụng loại thực phẩm này được an toàn hơn. Ngay cả khi bạn dùng khoai từ để nấu thành các món ăn khác thì cũng nên nướng qua rồi mới nấu.

Củ từ rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải sử dụng đúng cách
Củ từ rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải sử dụng đúng cách

Cháo củ từ

Món cháo này có tác dụng đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tử cung, chống u nhọt và giải nhiệt. Bên cạnh đó, món ăn này cũng rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường, không làm thay đổi lượng đường huyết trong cơ thể.

Chuẩn bị nguyên liệu: 30g củ từ, 10g tảo biển, 100g gạo tẻ.

Cách thực hiện:

  • Bạn đem nấu trước củ từ với tảo biển vào 1,5 lít nước.
  • Sau khi nước cạn còn khoảng 1 lít thì cho gạo vào nấu thành cháo.
  • Cho thêm gia vị cho vừa miệng.
  • Ăn cháo củ từ ngay khi còn nóng, chia thành 2 lần/ngày.

Xem thêm

Cháo củ từ giúp ngăn ngừa ung thư và không làm tăng lượng đường trong máu
Cháo củ từ giúp ngăn ngừa ung thư và không làm tăng lượng đường trong máu

Bánh củ từ thịt gà

Món bánh này có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, viêm phổi, vàng da, xuất huyết, tiểu đường bị khát nước,….

Chuẩn bị nguyên liệu: 250g củ từ đã gọt vỏ, 100g thịt lợn nạc, 25g thịt gà, 75g xá xíu, 250g bột mì, 100g măng non, 500g bột nếp, 25g nấm đông cô, 5g tinh bột, dầu mè, tiêu bột 0,5g, mỡ heo 50g, xì dầu 15g, rượu 5g, muối 15g, đường 15g.

Cách thực hiện:

  • Chần măng và nấm vào nước sôi.
  • Các loại thịt thái nhỏ, nhào với bột ướt.
  • Xào thịt, măng, nấm cùng với gia vị.
  • Củ từ luộc chín rồi nghiền với các loại bột, trộn thêm với một ít đường
  • Nhào bột kỹ trên chiếc mâm đã bôi mỡ, sau đó chia thành nhiều phần bánh khác nhau, nặn bánh và rán vàng.

Canh củ từ

Canh củ từ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, giảm béo hiệu quả. Bên cạnh đó, món canh này còn có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường, vừa giúp bồi bổ cơ thể, vừa không làm lượng đường huyết tăng cao. Đây là một món ăn thích hợp cho người bị tiểu đường huyết áp cao.

Chuẩn bị nguyên liệu: Củ từ, đậu phụ, nấm rơm, một ít rau ngổ hoặc rau mùi tàu,…

Cách thực hiện:

  • Củ từ gọt vỏ, rửa sạch rồi nạo nhuyễn
  • Đậu phụ cắt nhỏ, rán vàng bằng dầu mè, nấm rơm thái nhỏ
  • Phi thơm hành tỏi rồi cho đậu phụ, nấm rơm vào xào, cho thêm nước vào đun sôi rồi cho củ từ vào nấu chín.
  • Khi món canh củ từ đã chín, bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu thái nhỏ và ăn ngay khi còn nóng.
Canh củ từ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, giảm béo hiệu quả
Canh củ từ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, giảm béo hiệu quả

Lưu ý khi sử dụng củ từ cho bệnh nhân tiểu đường

Để sử dụng khoai từ một cách an toàn, hiệu quả, người bệnh tiểu đường nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bạn không nên ăn quá nhiều khoai từ cùng một lúc để tránh gây đầy bụng khó tiêu.
  • Để dùng khoai an toàn hơn, bạn nên nướng khoai từ để phân hủy chất nhựa có trong khoai.
    Không nên ăn khoai từ cùng chuối để tránh gây ra tình trạng tiêu chảy.
  • Người bị sỏi thận hay tiểu đường suy thận nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi trong củ từ vẫn có chứa một lượng nhỏ oxalate, có thể gây ra những tổn thương ở thận.
  • Người bệnh có hệ tiêu hóa nhạy cảm nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này bởi có thể gặp phải tình trạng nôn, buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy.
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng củ từ sống bởi nó có thể gây ngộ độc.

Với những thông tin trên đây, hy vọng người bệnh đã có được đáp án chính xác cho câu hỏi “tiểu đường ăn khoai từ được không?”. Trên thực tế, vì có công dụng kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp cũng như hỗ trợ tim mạch, củ từ thường được lựa chọn là món ăn an toàn cho bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, béo phì. Mặc dù vậy người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống một cách phù hợp, nên thường xuyên đo lại lượng đường huyết trong quá trình sử dụng loại thực phẩm này.

4/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?