Bị bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không? Nên sử dụng loại nào?

Bánh mì được xem là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên không thích hợp sử dụng cho bệnh nhân bị tiểu đường. Vậy bệnh nhân bị tiểu đường ăn bánh mì được không? Nếu có thì nên sử dụng những loại bánh mì nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được câu trả lời cho những vấn đề trên.

Bị bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không?

Bánh mì là một loại thực phẩm phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thành phần của bánh mì có chứa nhiều carbohydrate, bột mì, bơ, đường glucose. Do đó nhiều người cho rằng bị tiểu đường ăn bánh mì sẽ khiến tình trạng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy người bị bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không?

Tin vui là các bệnh nhân bị tiểu đường hoàn toàn có thể dùng được bánh mì. Tuy nhiên bạn cần phải lựa chọn những loại bánh mì phù hợp với tình hình sức khỏe của mình. Bởi không phải loại bánh mì nào người bệnh đái tháo đường cũng có thể sử dụng được.

Tiểu đường ăn bánh mì được không?
Tiểu đường ăn bánh mì được không?

Loại bánh mì phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là loại bánh mỳ trắng. Tuy nhiên bánh mì trắng chứa rất nhiều tinh bột, chỉ số GI khá cao. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Khi người bệnh sử dụng bánh mỳ trắng, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng cao. Do đó các loại bánh mì của bệnh nhân đái tháo đường phải đặc biệt hơn, không được trộn thêm các chất phụ gia khác.

Thay vào đó, các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt như: Hạt chia, yến mạch, cám lúa mì, lúa mạch đen, hạt lanh,… sẽ tốt cho sức khỏe của bệnh nhân bị tiểu đường hơn.

Tóm lại, bệnh nhân bị đái tháo đường hoàn toàn có thể sử dụng bánh mì. Tuy nhiên không được sử dụng bánh mì trắng chứa nhiều đường và tinh bột. Người bệnh chỉ nên sử dụng những loại bánh mì có hàm lượng GI thấp, chứa nhiều chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và không làm tăng đường huyết. Do đó trước khi mua và sử dụng bánh mì, bạn nên đọc kỹ thành phần có trong ổ bánh mì đó. Nếu thấy có đường, bơ hoặc chứa nhiều tinh bột thì không nên sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm

Các loại bánh mì dành cho bệnh nhân tiểu đường

Sau khi tìm hiểu “Bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không?” nhiều người sẽ thắc mắc bị tiểu đường nên ăn bánh mì nào?

Hiện nay các loại bánh mì được bán chủ yếu ở các tiệm bánh đều được làm từ bột mì trắng. Thành phần này là nguyên nhân chính khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Do đó bệnh nhân tiểu đường cần lựa chọn những loại bánh mì được làm từ bột chưa tinh chế, giàu chất xơ và ít đường.

Dưới đây là những loại bánh mì thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:

Bánh mì lúa mạch đen

Nếu bạn đang không biết tiểu đường ăn bánh mì đen được không thì câu trả lời là Có. Bánh mì đen là loại bánh mì được làm từ 100% lúa mạch đen. Sản phẩm giàu chất xơ, ít tinh bột và không chứa gluten. Loại bánh mì này thích hợp sử dụng cho những bệnh nhân bị tiểu đường dị ứng với gluten hoặc các chất protein khác.

Người tiểu đường ăn bánh mì đen được không?
Người tiểu đường ăn bánh mì đen được không?
  • Nguyên liệu chính: 100% lúa mạch đen
  • Khẩu phần ăn hàng ngày: Mỗi ngày người bệnh chỉ nên sử dụng từ 80-100g bánh mì đen (tương đương với 3-4 lát bánh mì). Người bệnh nên ăn bánh mì đen vào bữa sáng.

Bánh mì Êzkiel

Bánh mì Ezekiel là loại bánh mì được làm từ ngũ cốc và nhiều loại hạt khác nhau. Sản phẩm này chưa qua tinh chế nên rất giàu vitamin và chất xơ, hàm lượng tinh bột thấp. Bánh thường có màu nâu đen, khi ăn có thể cảm nhận được các hạt chưa được xay nhuyễn. Bánh có hương vị thơm ngon, vị ngọt tự nhiên. Đây là sản phẩm đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường và đang có nhu cầu giảm cân.

  • Nguyên liệu chính: Hạt lúa mì nảy mầm, lúa mạch đen, lúa mạch nha, yến mạch, hạt kê, gạo lứt, ngô, gluten,….
  • Khẩu phần ăn hàng ngày: Người bệnh nên ăn 80g bánh mì Ezekiel (tương đương với 2-3 lát) vào buổi sáng.

Bánh mì nâu

Bánh mì nâu cũng là loại bánh giàu chất xơ, chứa ít tinh bột, ít calo, không ngọt nên rất thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Không những thế hương vị của loại bánh mì này cũng rất thơm ngon và hấp dẫn, ruột bánh mềm mịn, thơm mùi lúa mạch nên được nhiều người yêu thích.

Bánh mì nâu là loại bánh thích hợp sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường
Bánh mì nâu là loại bánh thích hợp sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường
  • Nguyên liệu chính: Lúa mì nguyên vỏ
  • Khẩu phần ăn hàng ngày: Bệnh nhân tiểu đường nên dùng khoảng 80g bánh mì nâu mỗi ngày, (tương đương với 2-3 lát bánh). Người bệnh nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa phụ buổi chiều.

Bánh mì nguyên cám

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì nguyên cám không? Bánh mì nguyên cám chứa nhiều chất xơ, có màu nâu hơi xám, không mềm, không ngọt như những chiếc bánh mì khác. Thế nhưng nó lại rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

  • Nguyên liệu chính: Bột lúa mì nguyên cám
  • Khẩu phần ăn hàng ngày: Bệnh nhân tiểu đường nên dùng 60g bánh mì/ngày, nên ăn vào bữa sáng hoặc giữa các bữa chính.

Bánh mì hạt lanh

Bánh mì hạt lanh là loại bánh mì có chứa hàm lượng tinh bột thấp nhưng lại rất giàu chất xơ, acid béo và nhiều khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe con người như: Mangan, selen, kali,… Do đó loại bánh mì này thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, vừa giúp cung cấp dưỡng chất, lại không làm tăng lượng đường huyết.

  • Nguyên liệu chính: Hạt lanh, bột mì
  • Khẩu phần ăn hàng ngày: Mỗi ngày sử dụng khoảng 80-100g bánh mì hạt lanh, nên ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ.

Bánh mì pita

Bánh mì Pita có nguồn gốc từ khu vực Trung Đông. Bánh được làm từ bột ngũ cốc nguyên hạt nên rất giàu chất xơ và khoáng chất, nhiều calo, ít protein, rất phù hợp với bệnh nhân bị tiểu đường.

Bệnh nhân bị đái tháo đường có thể sử dụng bánh mì Pita ho bữa sáng của mình
Bệnh nhân bị đái tháo đường có thể sử dụng bánh mì Pita ho bữa sáng của mình
  • Nguyên liệu chính: Bột ngũ cốc nguyên hạt, nước
  • Khẩu phần ăn hàng ngày: Mỗi ngày người bệnh nên ăn khoảng 80g và sử dụng bánh mì Pita vào bữa sáng hoặc bữa phụ trong ngày.

Bánh mì sandwich ngũ cốc loại nhiều hạt

Người bị tiểu đường ăn bánh mì sandwich được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Loại bánh mì đa hạt này chứa các loại ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế, giàu chất xơ tự nhiên. Điều này giúp làm giảm tác động của carbohydrate lên lượng đường huyết. Bên cạnh đó, loại bánh mì này còn có chỉ số GI thấp với nhiều thành phần dinh dưỡng khác như vitamin E, kẽm, protein.

  • Nguyên liệu chính: Yến mạch, kiều mạch, hạt quinoa, lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, lúa mạch và cám
  • Khẩu phần ăn hàng ngày: Người bệnh nên ăn từ 70-80g bánh mì, có thể ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.

Bánh mì yến mạch

Bánh mì yến mạch là loại bánh mì có chứa ít tinh bột, chỉ số đường huyết GI thấp, giàu acid béo thiết yếu. Loại bánh mì này giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, đồng thời hạn chế được những biến chứng của bệnh tiểu đường.

  • Nguyên liệu chính: Bột yến mạch, sữa, trứng gà
  • Khẩu phần ăn hàng ngày: Mỗi ngày người bệnh cần sử dụng khoảng 80-100g bánh mì yến mạch (tương đương với 3-4 lát bánh mì) và nên ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ.

Bánh mì nguyên hạt

Bánh mì nguyên hạt được làm từ nhiều loại ngũ cốc và các loại hạt khác nhau. Loại bánh này có chứa nhiều đạm thực vật, chất xơ, ít tinh bột, giúp giảm cảm giác thèm ăn và điều hòa lượng đường trong máu ổn định.

Bánh mì nguyên hạt là loại bánh mì giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả
Bánh mì nguyên hạt là loại bánh mì giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả
  • Nguyên liệu chính: Bột mì, hạt óc chó, ngũ cốc, hạt hướng dương, đậu phộng, lạc, vừng,…
  • Khẩu phần ăn hàng ngày: Mỗi ngày ăn khoảng 80g bánh mì nguyên hạt, nên ăn vào buổi sáng hoặc sử dụng trong các bữa phụ.

Bánh mì không hạt

Bánh mì không hạt đặc biệt tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Sản phẩm này rất giàu chất xơ, tuy nhiên nó vẫn có thể chứa hàm lượng carbohydrate khá cao.

  • Nguyên liệu chính: Bột hạnh nhân, bột dừa, bột hạt lanh
  • Khẩu phần ăn hàng ngày: Loại bánh mì không hạt này vẫn có chứa carbohydrate nên bạn chỉ nên sử dụng khoảng 60g/ngày. Nên ăn vào bữa sáng dùng kèm với các loại salad rau củ.

Những loại bánh mì trên đều rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Không những thế nó còn rất thơm ngon và dễ sử dụng. Do vậy bạn có thể tùy theo sở thích và khẩu vị của mình để lựa chọn loại bánh mì sao cho phù hợp. Người bệnh cũng nên kiểm tra chỉ số đường huyết sau khi ăn để xem mình có thích hợp sử dụng loại thực phẩm này không.

Bị tiểu đường ăn bánh mì cần lưu ý gì?

Những loại bánh mì trên đều được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên do trong thành phần của bánh mì chỉ có chất xơ và tinh bột nên không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn không nên quá lạm dụng những loại bánh mì này mà bỏ bê những nhóm thực phẩm khác.

Người bệnh bị tiểu đường nên sử dụng thêm nhiều loại thực phẩm khác kèm với bánh mì để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể như:

  • Trái cây tươi: Người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Tuy nhiên một số loại trái cây có nhiều đường như mít, xoài chín, hồng chín,… bạn không nên sử dụng để tránh làm tăng lượng đường trong máu.
  • Các loại rau xanh: Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của bệnh nhân bị tiểu đường. Người bệnh có thể ăn các loại rau salad hoặc chế biến rau thành những món luộc, hấp,… để tránh nhàm chán.
  • Nhóm thực phẩm giàu protein: Những loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng,…. là loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên bạn nên ăn các loại thịt nạc, tránh ăn thịt mỡ, da động vật. Người bệnh nên luộc hoặc hấp để giảm bớt mỡ của các loại thức ăn này. 
Người bệnh tiểu đường cần bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể

Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh nhân tiểu đường cũng cần rèn luyện thể chất thường xuyên. Việc này vừa giúp giảm cân, đảm bảo sức khỏe, vừa giúp điều hòa lượng đường huyết hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế sử dụng các loại bánh mì kẹp. Mặc dù bánh mì kẹp thơm ngon và bổ dưỡng, là món đồ ăn sáng khoái khẩu của nhiều người. Thế nhưng phần lớn những loại bánh mì này đều là bánh mì trắng, bên trong có chứa nhiều loại thịt, giò chả, xúc xích,… giàu chất béo, khiến lượng đường huyết của người bệnh khó được kiểm soát. Do đó bạn cần hết sức lưu ý khi sử dụng loại đồ ăn này. 

Như vậy có thể thấy vấn đề “tiểu đường ăn bánh mì được không?” hoàn toàn phụ thuộc vào loại bánh mì mà người bệnh sử dụng. Theo đó, bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa những loại bánh mì trắng giàu tinh bột và đường glucose để giúp làm ổn định lượng đường huyết. Đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra do sử dụng bánh mì sai cách.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?