Bệnh tiểu đường ăn bánh cuốn được không? Cần lưu ý những gì?

Người bệnh tiểu đường ăn bánh cuốn được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi trong thành phần của bánh cuốn có chứa nhiều tinh bột, có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong máu, không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu thật kỹ vấn đề trên, từ đó giúp bạn có được chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.

Bệnh tiểu đường ăn bánh cuốn được không?

Bánh cuốn là một loại thực phẩm quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Thậm chí loại bánh này còn được nhiều người dùng làm bữa sáng bởi nó có giá thành rẻ, giàu dinh dưỡng lại giúp no lâu. Thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm này, đặc biệt là đối với bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường – những người vốn có chế độ dinh dưỡng khắt khe hơn mức bình thương. Vậy “người bệnh tiểu đường ăn bánh cuốn được không?”,

Tiểu đường ăn bánh cuốn được không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Tiểu đường ăn bánh cuốn được không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng được bánh cuốn, tuy nhiên chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải. Người bệnh cần ăn theo đúng nhu cầu của cơ thể, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc hoặc ăn thường xuyên từ ngày này sang ngày khác.

Bởi bánh cuốn là loại thực phẩm được làm chủ yếu từ bột gạo. Trong thành phần của bánh cuốn có chứa rất nhiều tinh bột, chất đạm, đường, vitamin, khoáng chất và cả cholesterol. Chỉ số đường huyết của loại thực phẩm này cũng được xếp vào loại cao (GI = 85). Vì thế khi bạn ăn quá nhiều bánh cuốn cùng một lúc hoặc trong thời gian ngắn sẽ khiến cho lượng đường huyết tăng vượt quá ngưỡng cho phép. Nếu lượng đường trong máu tăng cao liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm về mắt, tim mạch, thận, thần kinh như: Mù mắt, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, phù chân, suy thận, đau tim, đột quỵ, thần kinh ngoại biên…

Chưa kể đến, trong bánh cuốn còn có những loại thực phẩm khác đi kèm như chả giò, hành khô, thịt xay, mộc nhĩ, nước chấm, dầu mỡ… Nếu sử dụng những loại thực phẩm này quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.

Trong bánh cuốn còn có nhiều nguyên liệu khác đi kèm như giò, chả, hành khô, nước chấm
Trong bánh cuốn còn có nhiều nguyên liệu khác đi kèm như giò, chả, hành khô, nước chấm

Mặc dù những bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này. Tuy nhiên bạn cũng không nhất thiết phải kiêng khem hoàn toàn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên có chế độ ăn uống đa dạng, hài hòa giữa các nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, trung bình, thấp để cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này sẽ giúp cơ thể không bị thiếu chất mà vẫn có thể kiểm soát được hàm lượng đường huyết ở mức an toàn.

Tương tự, đối với những người bị tiểu đường thai kỳ, bạn vẫn có thể sử dụng được bánh cuốn để làm bữa sáng, nhưng cần kiểm soát liều lượng sử dụng để không làm tăng lượng đường huyết một cách đột ngột. Mặc dù vậy, vẫn có một số trường hợp người bệnh không được sử dụng loại đồ ăn này:

Người bị tiểu đường giai đoạn nặng

Ở giai đoạn nặng, chỉ số đường huyết trong cơ thể tăng cao vượt quá ngưỡng cho phép. Đi kèm theo đó là rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như phù chân, mù mắt, suy tim, suy thận, biến chứng thần kinh,… Trong khi đó, bánh cuốn chủ yếu chứa nhiều đường, tinh bột và chất béo, nếu sử dụng không cẩn thận sẽ khiến cho bệnh khó kiểm soát. Do đó những bệnh nhân bị tiểu đường giai đoạn nặng, tiểu đường tuýp 2 cần chú ý vấn đề này.

Ở giai đoạn nặng, người bệnh không nên sử dụng bánh cuốn để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe
Ở giai đoạn nặng, người bệnh không nên sử dụng bánh cuốn để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe

Người bị tiểu đường kèm theo chứng loét dạ dày tá tràng

Ngày xưa bánh cuốn được làm chủ yếu từ bột gạo, thế nhưng hiện nay loại bánh này lại có sự kết hợp giữa bột gạo và bột năng để làm tăng độ dai cho bánh. Do đó nếu bệnh nhân bị tiểu đường kèm theo tình trạng viêm loét dạ dày thì bạn không nên sử dụng loại thực phẩm này. Nguyên nhân là bởi bột năng rất khó tiêu, có thể gây áp lực lớn cho dạ dày và ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Do vậy nếu người bệnh đang bị tiểu đường giải đoạn nặng hoặc kèm theo bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì nên tránh sử dụng loại thực phẩm này.

Bệnh nhân tiểu đường ăn bánh cuốn cần lưu ý những gì?

Bên cạnh thắc mắc “tiểu đường ăn bánh cuốn được không?”, người bệnh còn rất quan tâm tới vấn đề nên ăn bánh cuốn như thế nào cho hợp lý. Như đã chia sẻ ở trên, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng bánh cuốn. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để đảm bảo không làm tăng lượng đường huyết sau khi ăn.

[pr_middle_post]

Có rất nhiều vấn đề cần lưu ý đối với bệnh nhân bị tiểu đường muốn sử dụng bánh cuốn
Có rất nhiều vấn đề cần lưu ý đối với bệnh nhân bị tiểu đường muốn sử dụng bánh cuốn

Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng bánh cuốn mà người bệnh đái tháo đường cần ghi nhớ:

  • Không nên ăn bánh cuốn thường xuyên: Một tuần có 7 ngày thì bạn không nên ăn cả 7 bữa sáng là các loại bánh cuốn, bánh ướt hay phở,… Thay vào đó bạn nên cân bằng bữa ăn bằng cách ăn 2 bữa bánh cuốn, 1 bữa khoai lang, 1 bữa bún, phở, 2 bữa yến mạch, 1 bữa là sữa chua và hoa quả. Cách ăn như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường huyết trong máu. Đồng thời sẽ giúp bạn cảm thấy không bị chán và ăn uống ngon miệng hơn.
  • Không ăn bánh cuốn quá nhiều cùng 1 lúc: Mỗi lần sử dụng, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 100-150g bánh cuốn và dùng cách nhau ít nhất là 8 giờ. Nếu trong các bữa sáng bạn đã ăn các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Thì trong bữa chính, bạn nên cắt giảm một phần cơm, thay vào đó nên tích cực ăn thêm nhiều rau xanh và hoa quả. Ví dụ: Nếu bữa sáng bạn đã ăn bánh cuốn thì bữa trưa chỉ nên ăn 1 chén cơm nhỏ.
  • Nên ăn kèm bánh cuốn với rau xanh: Để cân bằng lại dinh dưỡng khi sử dụng bánh cuốn, người bệnh nên ăn kèm với nhiều loại rau xanh như: Dưa chuột, kinh giới, bạc hà, xà lách, giá đỗ… để bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nhờ vậy giúp cho người bệnh có cảm giác no lâu. Đồng thời giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu sau khi ăn. Nếu có thể, bạn nên ăn một ít rau luộc trước khi ăn bánh cuốn để kiểm soát được lượng đường huyết của mình tốt hơn.
  • Hạn chế ăn tinh bột sau khi dùng bánh cuốn: Sau khi ăn bánh cuốn, người bệnh không nên sử dụng thêm các loại thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tinh bột khác. Bởi điều này có thể khiến cho lượng glucose trong máu tăng cao, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Nên đo lượng đường huyết trước và sau khi ăn: Trước và sau khi ăn bánh cuốn, người bệnh nên dùng máy để đo lượng đường huyết của mình và so sánh. Nếu sau khi ăn, lượng đường trong máu tăng cao thì người bệnh cần cắt giảm bớt khẩu phần ăn ở những bữa ăn sau hoặc cân nhắc việc nên ngưng sử dụng cho đến khi bệnh được kiểm soát.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm đi kèm: Khi ăn bánh cuốn, người bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế việc sử dụng chả giò, hành phi và các loại nước chấm đi kèm. Bởi trong chả giò có chứa nhiều chất béo xấu, phần nước chấm cũng có đường và hàm lượng muối cao, không tốt cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp và gan thận. Bạn có thể ăn một lát giò mỏng nhưng không được ăn quá nhiều.
Phần nước chấm của bánh cuốn cũng chứa nhiều muối và đường, do đó bạn không nên sử dụng quá nhiều loại nước chấm này
Phần nước chấm của bánh cuốn cũng chứa nhiều muối và đường, do đó bạn không nên sử dụng quá nhiều loại nước chấm này

Ngoài nhưng lưu ý trên, người bệnh cũng cần hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tại nhà bằng cách sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tích cực rèn luyện các bộ môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe, chạy bộ, yoga,… để tăng cường sức khỏe. Đồng thời thường xuyên tới khám bệnh định kỳ để đảm bảo bệnh tiểu đường vẫn chưa có những diễn biến nguy hiểm tới tính mạng.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải quyết vấn đề “người bệnh tiểu đường ăn bánh cuốn được không?” và cùng bạn tìm ra cách sử dụng bánh cuốn sao cho thật an toàn và hiệu quả. Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Do đó người bệnh luôn cần phải chú ý tới lượng đường huyết trong cơ thể, tránh để việc ăn uống làm lượng đường trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, để đảm bảo xây dựng được thực đơn dinh dưỡng hợp lý, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có được những lời khuyên chính xác nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?