Tiểu đêm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng từ chuyên gia

Tiểu đêm là bệnh lý đường tiết niệu phổ biến khiến người mắc đi vệ sinh nhiều quá mức vào ban đêm. Tình trạng này gây ra những tổn thương tới hệ bài tiết, tâm lý, mất ngủ, căng thẳng thần kinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Tiểu đêm là bệnh gì?

Tiểu đêm nhiều hoặc đa niệu là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng người bệnh đi tiểu quá nhiều vào ban đêm. Nếu bạn luôn phải thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh, nhiều hơn 4 – 5 lần, làm gián đoạn tới giấc ngủ. Có khả năng đây là những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh tiểu đêm.

Tiểu đêm là bệnh lý đường tiết niệu phổ biến khiến người mắc đi vệ sinh nhiều quá mức vào ban đêm
Tiểu đêm là bệnh lý đường tiết niệu phổ biến khiến người mắc đi vệ sinh nhiều quá mức vào ban đêm

Thông thường, trong suốt quá trình ngủ cơ thể sẽ sản xuất ra ít nước tiểu hơn và có tính cô đặc hơn. Ở người khỏe mạnh, hầu như rất ít trường hợp phải thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm, thường ngủ liên tục trong khoảng 6 – 8 giờ.

Ngoài việc làm gián đoạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thần kinh, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Tiểu đêm nhiều có sao không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tiểu đêm nhiều. Việc nhận định chính xác những yếu tố gây ra tiểu đêm sẽ là chìa khóa quan trọng giúp bạn điều trị hiệu quả tình trạng này.

Tiểu đêm 2 – 3 lần gây gián đoạn giấc ngủ có thể cảnh báo một số bệnh lý như:

Các vấn đề liên quan tới hệ thần kinh

Dung tích bàng quang của người bình thường chỉ có khả năng chứa từ 300 – 400ml nước tiểu. Khi thận bài tiết đủ lượng chất lỏng xuống đầy bàng quang sẽ gây ra phản xạ mắc tiểu. Hoạt động của hệ thần kinh vốn được kiểm soát bởi não, tủy sống đoạn S1 – S2 và hệ thần kinh ngoại biên. Chính vì vậy, sự rối loạn trong hoạt động của hệ thần kinh sẽ dẫn tới tình trạng tiểu đêm nhiều.

Ở nữ giới trên 60 thường có nguy cơ gặp phải thực trạng này cao hơn nhóm còn lại. Bên cạnh đó, người bệnh có thể đề phòng các nguy cơ gia tăng khi mắc phải một trong số các bệnh lý như xơ cứng rải rác từng đám, tiểu đường, parkinson, hội chứng chèn ép tủy sống.

Tiểu đêm do rối loạn đường tiểu dưới

Hiện tượng tiểu đêm nhiều có thể do chức năng cô đặc nước tiểu đã bị ảnh hưởng bởi tuổi tác hoặc khả năng giữ nước của bàng quang bị gián đoạn. Chính vì vậy, tình trạng đi vệ sinh nhiều vào ban đêm chủ yếu khởi phát ở đối tượng mắc một số bệnh lý như tắc nghẽn niệu đạo, bàng quang hoạt động quá mức, mang thai, viêm bàng quang mô kẽ, nhiễm trùng đường niệu, phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới…

Bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Nếu như nguyên nhân làm gia tăng khả năng mắc tiểu đêm ở nữ thường là chu kỳ mang thai và tuổi tác, thì ở nam giới bệnh phì đại tuyến tiền liệt được xem là yếu tố hàng đầu. 

Bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt xảy ra phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi. Tuyến tiền liệt có cấu tạo bao quanh niệu đạo, khi bị phì đại sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy, khiến cho thành quang dày lên, khó đào thải sạch sẽ nước tiểu.

Tác dụng phụ của thuốc gây ra tiểu đêm

Sự lạm dụng quá liều một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc tăng huyết áp, điều trị phù ngoại biên ở mắt cá và bàn chân có thể dẫn tới hội chứng tiểu đêm mất ngủ. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh cần chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng.

Tiểu đêm thường xuyên do rối loạn đường huyết

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu khiến cho lượng đường dư thừa hoặc đường huyết có xu hướng di chuyển và kéo theo nước trong cơ thể về phía thận. Chính vì vậy, lượng nước dư thừa trong bàng quang sẽ gia tăng nhiều hơn, dẫn tới tình trạng tiểu nhiều lần.

Ảnh hưởng của bệnh mất ngủ

Đôi khi triệu chứng tiểu đêm không xuất phát từ những nguyên nhân liên quan tới hệ bài tiết. Một số trường hợp bị ngừng thở khi ngủ, thức giấc giữa đêm sẽ có cảm giác thường xuyên buồn tiểu.

Mang thai gây tiểu đêm nhiều

Khi mang thai thời kỳ đầu, tử cung sẽ gây sức ép lên bàng quang khiến cho chị em thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, tiểu rắt.

Lạm dụng chất kích thích

Lạm dụng chất kích thích
Lạm dụng chất kích thích

Ở người có thói quen lạm dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, tình trạng tiểu đêm diễn ra khá phổ biến. Những loại thức uống này sẽ khiến cho cơ thể sản xuất ra nhiều nước tiểu hơn, gây khó ngủ. Một số trường hợp có lối sống lạm dụng rượu bia kéo dài sẽ gây ra tổn thương cho hệ bài tiết, gan và thận, hệ thần kinh.

Những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc tiểu đêm

Có rất nhiều những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đêm mà bạn đọc nên chú ý

  • Tuổi tác và sự lão hóa
  • Bệnh lý tim mạch và hệ tuần hoàn.
  • Nhiễm độc từ thủy ngân.
  • Hormone gây cường tuyến cận giáp
  • Bệnh lý hô hấp
  • Các khối u lành gây u xơ tử cung.
  • Khối u ác tính gây ung thư tuyến tiền liệt

Tiểu đêm có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp

Ở người bình thường, mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ 2 – 2,5 lít nước tùy theo thể trạng. Chính vì vậy, để đào thải độc tố ra ngoài đòi hỏi người bệnh cần đi tiểu trung bình 6 – 8 lần trong ngày. 

Vào ban đêm, cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất nội tiết ADH khiến thận cô đặc nước tiểu, hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều lần. Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh khiến cho tiểu đêm khởi phát và kéo dài dai dẳng. Nếu không điều trị kịp thời, bạn sẽ phải đối diện với những nguy cơ như:

  • Ảnh hưởng thần kinh: Thường xuyên thức giấc, đi tiểu 2 – 3 lần vào ban đêm khiến người bệnh bị mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc. Lâu dần, hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, gây suy giảm trí nhớ, mệt mỏi vào buổi sáng, sụt cân.
  • Tăng khả năng mắc bệnh tim: Tiểu đêm nhiều lần ở người cao tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch do phải thức dậy nhiều lần, gián đoạn giấc ngủ.
  • Tổn thương lâu dài: Trường hợp tiểu đêm do các bệnh lý liên quan tới tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, tiểu đường hoặc bệnh thận nếu chủ quan để lâu có thể gây ra những tổn thương khó phục hồi, nguy hiểm tới sức khỏe người mắc.

Các biện pháp chẩn đoán và sàng lọc

Thông qua một số kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu, các bạn sĩ sẽ xác định đúng nguyên nhân gây ra tiểu đêm. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

  • Chẩn đoán lâm sàng: Người bệnh cần cung cấp chính xác tới bác sĩ những vấn đề như tần suất đi tiểu mỗi đêm, tiểu đêm bắt đầu từ khi nào, sự thay đổi lượng nước tiểu, có hay không tình trạng tiểu són, các loại thuốc đang dùng, tiền sử bệnh lý, triệu chứng đi kèm…
  • Đo đường huyết: Xác định nguy cơ bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm ure máu: Đánh giá chức năng và chất lượng làm việc của gan, thận. Nếu chỉ số nito ure càng cao thì năng suất của những bộ phận này càng thấp.
  • Cấy nước tiểu: Nước tiểu sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Thông qua kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ tìm ra tác nhân gây bệnh, tình trạng nhiễm khuẩn và hiệu quả của kháng sinh trên chúng.
  • Cho bệnh nhân nhịn uống nước: Loại bỏ nguyên nhân tiểu đêm nhiều do thói quen sinh hoạt.
  • Tiến hành kiểm tra bằng hình ảnh: Xác định vị trí, kích thước và tính chất khối u nếu có

Những phương pháp điều trị tiểu đêm hiệu quả nhất

Tiểu đêm nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để được điều trị hiệu quả nhất, bạn nên chủ động tới thăm khám y tế tại các cơ sở uy tín, hiện đại. Bạn nên ưu tiên lựa chọn phương pháp khắc phục tiểu đêm dựa theo nguyên nhân, mức độ tổn thương, đặc điểm cơ địa.

Những phương pháp điều trị hiệu quả nhất
Những phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Chữa hay tiểu đêm bằng mẹo dân gian

Ứng dụng mẹo dân gian giúp điều trị tình trạng tiểu đêm hiệu quả tại nhà. Dưới đây là 4 phương pháp mà độc giả có thể tham khảo:

  • Chữa tiểu đêm bằng giá đỗ: Theo kinh nghiệm dân gian, giá đỗ có khả năng cung cấp dưỡng chất cần thiết, thanh nhiệt, kháng khuẩn, giải độc và chống viêm. Chính vì vậy, để điều trị tiểu đêm, người bệnh chỉ cần luộc chín nguyên liệu đã rửa sạch. Sau đó dùng phần nước hòa với ít đường, uống nhiều lần trong ngày.
  • Cây kim tiền thảo và râu ngô: Râu ngô là dược liệu vô cùng quen thuộc giúp điều trị sỏi tiết niệu, lợi tiểu, viêm bàng quang. Sự kết hợp từ râu ngô và kim tiền thảo sẽ khắc phục nhanh chóng hiện tượng tiểu đêm nhiều lần.
  • Đậu đỏ và mề gà: Sơ chế sạch sẽ phần mề gà, sau đó thái nhỏ từng miếng vừa ăn và ninh cùng với đậu đỏ cho tới khi chín mềm, dùng 2 – 3 lần/ tuần sẽ giúp điều trị tiểu đêm do bệnh thận.
  • Mẹo hay từ quả bưởi chữa tiểu đêm nhiều: Bưởi là loại quả rất giàu vitamin C cùng nhiều hoạt chất giúp chống oxy hóa, thanh lọc máu, cải thiện hệ tuần hoàn, giúp ổn định bài tiết. Người bệnh có thể dùng nước ép bưởi hoặc ăn trực tiếp.

Cách chữa tiểu nhiều lần ban đêm bằng Tây y

Y học hiện đại có khả năng điều trị tiểu đêm hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, quá trình áp dụng cần được chỉ định và theo sát bởi bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Điều trị ngoại khoa

Liệu pháp CRS: Đây là kỹ thuật sử dụng các sóng đa chiều để chiếu trực tiếp vào vùng bị viêm nhiễm, thường là viêm bàng quang. Thông qua những bước sóng, phương pháp này giúp thuốc thẩm thấu tốt nhất vào từng tế bào, qua đó tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt mầm mống gây bệnh, giảm khả năng tái phát.

Thuốc Tây điều trị tại chỗ

  • Thuốc giảm cơn co bàng quang: Các sản phẩm này có tác dụng ngăn cản sự co cơ trơn và tăng khả năng giữ nước tiểu của bàng quang, giảm kích thích và cảm giác buồn tiểu.
  • Thuốc an thần: Trường hợp tiểu đêm nhiều gây mất ngủ hoặc mệt mỏi thần kinh có thể tham khảo các sản phẩm an thần để ngủ sâu, duy trì tinh thần ổn định.
  • Thuốc chẹn Alpha – 1: Thuốc được chỉ định nhằm ngăn cản sự tăng trưởng cơ lực bàng quang và hạn chế tình trạng tiểu đêm nhiều. Đây là sản phẩm không thể thiếu trong quá trình điều trị dứt điểm căn bệnh này. 

Thuốc Đông y chữa chứng tiểu đêm

Quá trình ứng dụng biện pháp từ y học cổ truyền sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng do tác dụng phụ, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng các dược liệu bao gồm cẩu tích, sâm câu, hồng xanh, dâm dương hoắc, tục đoạn, nhục thung dung, sắc chung với 500ml nước cho tới khi cạn dần. Bài thuốc có tác dụng cân bằng âm dương, phục hồi chức năng thận, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm, tiểu buốt hoặc tiểu rắt.
  • Bài thuốc số 2: Bài thuốc phù hợp với người thận hư, thận yếu. Có thể kết hợp các loại dược liệu như đảng sâm, phục thần, ích trí nhân, hoài sơn, miết giáp, thỏ ty tử, đương quy, ô dược, viễn chí. Sắc uống đều đặn ngày 2 – 3 lần trong khoảng 7 tháng.
  • Bài thuốc số 3: Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đêm do viêm bàng quang hoặc người lớn tuổi gặp phải hiện tượng són tiểu. Sử dụng ích trí nhân, ô dược đã sao khô với nước muối, hoài sơn sao vàng, tán bột và trộn đều với rượu để làm thành viên hoàn. Dùng mỗi lần 4 – 6 viên, ngày chia đều 2 – 3 lần.

Hướng dẫn phòng ngừa chứng tiểu đêm nhiều lần hiệu quả

Tiểu đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù vậy, bạn luôn cần duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để thúc đẩy hiệu quả của phương pháp điều trị, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

  • Tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Hạn chế dùng đồ uống có cồn hoặc cafein để hạn chế tổn thương đến thận, gan và tránh làm loãng lượng nước tiểu dự trữ trong bàng quang vào ban đêm.
  • Không ăn quá nhiều thực phẩm lợi tiểu vào ban đêm như đồ ăn cay, đồ ngọt chứa đường hóa học, chocolate…
  • Hạn chế nghe nhạc quá mạnh, sử dụng thiết bị điện tử trước 15 phút khi đi ngủ, duy trì trạng thái thoải mái, tâm lý vui vẻ.
  • Thực hiện luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, lựa chọn hình thức phù hợp như kegel để tăng cường cơ bắp vùng chậu, cải thiện khả năng giữ nước của bàng quang, đồng thời gian nguy cơ mắc bệnh sinh lý nam.

Tiểu đêm nhiều lần khiến người bệnh thức giấc, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, đây còn là hồi chuông cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, độc giả đã có cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng này. Qua đó lựa chọn cho mình giải pháp điều trị phù hợp nhất với cơ địa.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?