Tiểu buốt khi mang thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Phụ nữ khi mang thai thường bị tiểu buốt. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn lo lắng rằng tiểu buốt khi mang thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến em bé hay không và điều trị như thế nào? Để giải đáp các câu hỏi trên, chị em hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi từ ngoại hình đến sức khỏe. Một trong những thay đổi về sức khỏe khi mang thai đó là xuất hiện tình trạng tiểu buốt. Đi kèm cùng tiểu buốt là tiểu rắt.

Phụ nữ khi mang thai thường bị tiểu buốt
Phụ nữ khi mang thai thường bị tiểu buốt

Lý giải về tình trạng này, các chuyên gia y tế cho biết: Khi mang thai, lượng hormone HCG tăng cường đào thải qua thận khiến mẹ bầu thường muốn đi tiểu, gây nên triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt.

Ngoài ra, do em bé phát triển từng ngày, đè lên bàng quang cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ngay cả khi bàng quang không có nước, nhưng việc tử cung to dần cũng khiến chị em khi mang thai luôn buồn tiểu, tiểu buốt tiểu rắt.

Mặc dù luôn buồn tiểu nhưng khi đi vệ sinh lượng nước tiểu rất ít, thậm chí chỉ vài giọt, kèm theo đó là cảm giác đau buốt.

Hiện tượng này thường xuất hiện ở đầu và cuối thai kỳ. Tuy nhiên đó chỉ là nguyên nhân sinh lý, tiểu buốt ở bà bầu cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy khi chị em thấy tiểu buốt tiểu rắt cùng một số triệu chứng khác lạ cần đi khám ngay, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tiểu buốt khi mang thai là bệnh gì?

Như đã nói ở trên, tiểu buốt khi mang bầu có thể là do sự thay đổi nội tiết tố. Nhưng tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý gây nên chứng tiểu buốt ở chị em khi có thai như: Bệnh xã hội, viêm đường tiết niệu, hoặc các bệnh về phụ khoa. Cụ thể:

Phụ nữ mang thai mắc bệnh xã hội

Bệnh lậu là bệnh xã hội nguy hiểm, do các vi khuẩn song cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lậu là thường lây qua đường tình dục. Bệnh lậu khiến cho bạn luôn tự ti, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày cũng như đời sống tình dục vợ chồng. Không chỉ vậy bệnh lậu là căn bệnh xã hội với nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Và đây cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang bầu.

Cùng với bệnh lậu, mụn rộp sinh dục cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang thai. Nguyên nhân gây ra mụn rộp sinh dục chính là virus Herpes Simplex Virus (HSV).

Virus HSV chia làm 2 loại: HSV1 (gây mụn rộp sinh dục phần thân trên như ngực, môi, má, cánh tay…) và HSV2 (gây mụn rộp sinh dục phần thân dưới như chân, cơ quan sinh dục…). Giống như bệnh lậu, mụn rộp sinh dục cũng lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn.

Tiểu buốt khi mang thai do mắc bệnh phụ khoa

Viêm âm đạo, viêm vùng chậu hay viêm cổ tử cung,… là các căn bệnh phụ khoa thường gặp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng tiểu buốt khi mang bầu.

Cơ thể phụ nữ khi mang thai rất nhạy cảm, sức đề kháng và hệ miễn dịch trong giai đoạn này đều giảm. Đây chính là yếu tố khiến chị em khi mang thai dễ mắc các bệnh về phụ khoa. Ngoài ra, việc vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh phụ khoa.

Nguyên nhân gây ra các bệnh như: Viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung hay viêm âm đạo… thường do vi khuẩn Bacterial Vaginosis hoặc nấm Candida gây nên. Mắc các bệnh phụ khoa khi mang thai thường đem đến nhiều nguy hiểm.

Cụ thể, bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu, sinh hoạt vợ chồng. Ngoài ra việc viêm âm đạo cũng khiến em bé khi sinh ra hay mắc các bệnh về da liễu như viêm da cơ địa. Chính vì vậy ngay khi phát hiện bất thường, mẹ bầu nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

Nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân gây ra tiểu buốt ở chị em khi có thai
Nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân gây ra tiểu buốt ở chị em khi có thai

Nhiễm trùng đường tiểu gây tiểu buốt khi mang thai

Theo số liệu thống kê, có đến 60% chị em phụ nữ khi bị tiểu buốt khi mang thai do nhiễm trùng đường tiểu. Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiểu buốt khi mang thai.

Vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang thông qua niệu đạo gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lây lan sang các cơ quan khác như niệu quản, thận,… gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Triệu chứng bệnh tiểu buốt khi mang thai

Tiểu buốt khi mang thai có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Khi tiểu buốt đi kèm cùng các triệu chứng sau chị em nên đến bệnh viện kiểm tra ngay, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi:

  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu đục màu, hơi vàng và có mùi lạ
  • Sốt nhẹ
  • Âm đạo tiết dịch có màu và mùi khó chịu
  • Tiểu rắt
  • Tiểu nhiều lần
  • Tiểu ra máu

Bị tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Như đã nói ở trên, tiểu buốt khi mang thai nếu là hiện tượng sinh lý do cơ thể thay đổi sẽ không nguy hiểm. Trong trường hợp này, các chị em chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống tình trạng này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên tiểu buốt khi mang thai do nguyên nhân bệnh lý nếu không được điều trị sẽ gây ra biến chứng, nguy hiểm đến mẹ và bé.

Tiểu buốt khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?

Tiểu buốt khi mang thai tháng đầu là tình trạng nhiều chị em gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt những tháng đầu thai kỳ. Vì vậy mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau.

Trong trường hợp tiểu buốt khi mang thai do nội tiết thay đổi, gây nóng trong người, sẽ không nguy hiểm. Với trường hợp này chị em cần thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất xơ, vitamin B, C và uống nhiều nước để cải thiện tình trạng tiểu buốt.

Với nguyên nhân bệnh lý, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé trong giai đoạn phát triển về sau.

Tiểu buốt khi mang thai tháng cuối có ảnh hưởng gì không?

Tiểu buốt không chỉ xảy ra ở đầu thai kỳ, những tháng cuối của thai kỳ chị em cũng thường gặp tình trạng này. Theo đó, vào những tháng cuối, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống dưới, gây chèn ép lên bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu buốt tiểu rắt.

Mặc dù vậy cũng không thể loại trừ khả năng tiểu buốt do bệnh lý. Các bệnh gây nên tiểu buốt khi mang thai tháng cuối như: Viêm âm đạo, bệnh xã hội, nhiễm trùng đường tiểu,… Bệnh nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có nguy cơ dẫn đến sảy thai, sinh non.

tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai ở đầu hay cuối thai kỳ, mẹ bầu cũng nên lưu ý và nhanh chóng đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và sự phát triển của bé.

Khi mẹ bầu bị tiểu buốt có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Khi mẹ bầu bị tiểu buốt có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Cách chữa đi tiểu buốt ở phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia y tế, để điều trị tiểu buốt khi mang thai cần dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Việc điều trị sẽ hiệu quả hơn khi xác định được nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào nguyên nhân gây ra tiểu buốt khi mang thai các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Một số cách chữa tiểu buốt khi mang thai như:

Phương pháp nội khoa trị tiểu buốt ở bà bầu

Với các chị em đang có thai, phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh (nội khoa) sẽ khác hơn so với người bình thường. Bởi dùng thuốc sẽ phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên vẫn có những loại thuốc dành cho mẹ bầu, vì vậy chị em có thể yên tâm chữa trị.

  • Nếu mẹ bầu bị tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiểu điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh không gây hại cho thai nhi như: Amoxicillin, erythromycin hoặc penicillin.
  • Tiểu buốt do viêm bể thận hoặc viêm thận, mẹ bầu sẽ phải xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh. Dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị.
  • Tiểu buốt khi mang bầu do các bệnh xã hội là tình trạng nguy hiểm nhất. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị dứt điểm trước khi sinh để tránh nguy hiểm đến thai nhi.

Khi đi tiểu nghiêng người về phía trước

Đây là phương pháp được các bác sĩ hướng dẫn khi mẹ bầu gặp tình trạng tiểu buốt. Nghiêng người về phía trước giúp cho nước tiểu trong bàng quang được thải hết ra ngoài. Điều này giúp chị em mang thai cải thiện tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu buốt.

[pr_middle_post]

Tập Kegel lúc bị tiểu buốt khi mang bầu

Nếu bạn đang gặp tình trạng tiểu buốt khi mang thai có thể tập các bài Kegel. Đây là các bài tập giúp tăng sức mạnh các cơ vùng xương chậu, cải thiện tiểu buốt.

Các thực hiện:

  • Các chị em thực hiện co cơ âm đạo (giống như nhịn tiểu) và giữ trong 10 giây.
  • Nghỉ 10 giây rồi tiếp tục lặp đi lặp lại 10 lần.
  • Khi đã quen dần với bài tập, bạn có thể tăng số giây mỗi lần thực hiện. Ví dụ như giữ trong 15 giây mỗi lần. 25 – 30 giây được đánh giá là thời gian tốt nhất cho mỗi lần thực hiện.
  • Lưu ý: Tuyệt đối không tập khi đang đi tiểu vì nó có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách chữa tiểu buốt cho bà bầu bằng bài thuốc Đông y

Đông y là phương pháp lành tính và thường được áp dụng trong điều trị các bệnh. Đặc biệt phải kể đến các bài thuốc Đông y trị tiểu buốt khi mang thai. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị tiểu buốt khi có thai, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị: Sinh địa, mạch môn đông, ngọn cây cam thảo, mộc thông, trúc diệp mỗi loại 9g.
  • Cách làm: Đem các thảo dược kể trên sắc lấy nước uống trong ngày. Ngày uống 1 thang.
Đông y trị chứng tiểu buốt khi có thai
Đông y trị chứng tiểu buốt khi có thai

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị: Sinh địa, bạch thược và ngân hoa mỗi loại 12g. Phục linh, trúc diệp, hắc chi tử, hoàng cầm, trạch tả và xa tiền thảo mỗi loại 9g. Cùng với 5 cọng đăng tâm thảo và cam thảo 6g.
  • Cách thực hiện: Các loại thảo dược trên đem sắc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang.

Bài thuốc số 3

  • Chuẩn bị: Thông thảo, thăng ma, nhân sâm và hoàng kỳ mỗi loại 9g. Tế tân, đăng tâm thảo, đương quy mỗi loại 6g. Cùng với 12g mạch môn đông, 15g hoạt thạch, 4g cam thảo.
  • Cách thực hiện: Đem các loại thảo dược trên sắc lấy nước uống. Ngày uống 1 thang để chữa đái buốt ở phụ nữ.

Bài thuốc số 4

  • Chuẩn bị: Bạch truật, nhân sâm, thăng ma và tang phiêu sao mỗi loại 9g. Cùng với mạch môn đông và hoàng kỳ mỗi loại 15g.
  • Cách thực hiện: Các loại thảo dược đã kể trên đem sắc lấy nước uống. Ngày 1 thang.

Bài thuốc số 5

  • Chuẩn bị: Hoàng bá, tri mẫu, trạch tả, phục linh, hoài sơn, sơn thù du, đan bì và mạch môn đông mỗi loại 9g. Cùng với sinh địa và xa tiền tử mỗi loại 21g.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả số thảo dược đã chuẩn bị trên sắc nước uống. Ngày 1 thang.

Trị tiểu buốt bằng mẹo dân gian

Ngoài phương pháp uống thuốc Tây y và Đông y, ngày nay khá nhiều chị em đã áp dụng các mẹo dân gian để trị tiểu buốt tại nhà khi mang thai.

Một số mẹo dân gian chị em mang thai có thể tham khảo như:

  • Chị em chuẩn bị 1 nắm rau sam tươi (hoặc cây chua me đất). Đem nắm rau sam tươi đã rửa sạch đun cùng nước. Số nước thu được chia làm 3 phần bằng nhau và uống trong ngày.
  • Đem sắn dây hòa với nước để uống. Đây là mẹo đơn giản nhưng công dụng nó mang lại rất cao.
  • Rau mồng tơi trị tiểu buốt khi mang thai. Chị em rửa sạch rau mồng tơi, và luộc chín. Sau đó lọc bỏ phần bã, lượng nước thu được hòa chung với nước đun sôi để nguội. Uống nước rau mồng tơi trong ngày, không để qua đêm.
  • Cỏ phượng vĩ và nước vo gạo trị tiểu buốt khi mang bầu. Theo đó chị em chuẩn bị khoảng 30g cỏ phượng vĩ và nước vo gạo khoảng 500ml. Tiếp đến đem cỏ phượng vĩ và nước vo gạo đun sôi đến khi cô lại còn khoảng 200ml. Nước thu được uống trong ngày.
Mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh
Mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Mẹ bầu lưu ý gì khi bị tiểu buốt

Các chị em đang mang thai bị tiểu buốt không nên quá hoang mang, giữ tâm lý thoải mái. Đồng thời đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Khi bị tiểu buốt, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Không tùy ý sử dụng thuốc trị tiểu buốt. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến mẹ và bé khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời các loại thuốc kháng sinh có thể không phù hợp với người có thai cũng gây nguy hiểm.
  • Để điều trị đạt kết quả tốt nhất, chị em cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Để phòng ngừa tiểu buốt khi mang có thai, các chị em nên thay đổi chế độ ăn uống. Bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau củ quả, vitamin B, C…
  • Hạn chế các loại thức ăn đồ cay nóng
  • Không uống đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà,…
  • Nên uống nhiều nước, ít nhất 2l nước/ngày. Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ, hạn chế việc tiểu đêm.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Luôn giữ vùng kín khô thoáng.
  • Mặc những loại đồ lót có chất liệu mềm mại, thoáng khí.
  • Không được nhịn tiểu. Dù tình trạng tiểu buốt tiểu rắt khiến chị em khó chịu, nhưng nhịn tiểu sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Quan hệ tình dục an toàn. Trước và sau khi quan hệ cần rửa sạch vùng kín.
  • Thăm khám định kỳ. Thường 3 tháng nên xét nghiệm nước tiểu 1 lần.

Tiểu buốt khi mang thai là hiện tượng thường gặp, và sẽ biến mất sau khi sinh con. Chính vì vậy chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để yên tâm rằng mình không mắc bệnh gì nguy hiểm chị em có thể đến các bệnh viện để thăm khám.

Với những trường hợp tiểu buốt khi mang bầu do bệnh lý cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để điều trị đạt kết quả tốt nhất. Hy vọng bài viết này đã giúp chị em có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc cơ thể trong quá trình mang thai.

5/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?