Thuyết ngũ hành là gì? Ứng dụng trong y học

Thuyết ngũ hành được xây dựng dựa trên sự quan sát, phát hiện các mối liên hệ giữa sự vật trong tự nhiên của con người. Trong y học, lý thuyết ngũ hành được ứng dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu cơ thể, triệu chứng bệnh lý, qua đó có phương án điều trị thích hợp.

Thuyết ngũ hành là gì?

Ngũ hành là một thuật ngữ được dùng để chỉ 5 loại vật chất tồn tại trong vũ trụ, gồm: Kim p Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Khi các hiện tượng tự nhiên hay bộ phận trên cơ thể con người được sắp xếp theo 5 loại vật chất này được gọi là ngũ hành.

Ngoài ra khi nhắc đến ngũ hành người ta sẽ hình dung đến sự vận động và chuyên hóa không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng đang tồn tại trong vũ trụ.

Ngũ hành là một thuật ngữ được dùng để chỉ 5 loại vật chất tồn tại trong vũ trụ
Ngũ hành là một thuật ngữ được dùng để chỉ 5 loại vật chất tồn tại trong vũ trụ

Học thuyết ngũ hành còn là sự liên hệ cụ thể, quan sát kỹ lưỡng, quy nạp của các sự vật trong tự nhiên. Thuyết này cũng diễn giải quy luật của vạn vật thông qua quy luật tương sinh, tương khắc.

Tho y học cổ truyền, thuyết ngũ hành không được dùng để chỉ 5 loại hình vật chất nói trên, mà nó là đại diện cho 5 thuộc tính công năng. Theo những quan điểm về cấu tạo của hệ thống ngũ hành, Đông y quan sát cơ thể con người và miêu tả chúng qua mối quan hệ. Đây được xem là hệ thống lý luận chặt chẽ và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong khám, điều trị bệnh lý.

Thuộc tính sự vật theo thuyết ngũ hành

Như đã nói ở trên, thuyết ngũ hành gồm 5 loại vật chất tồn tại trên vũ trụ. Cụ thể:

  • Kim (kim loại): Gồm những sự vật thanh khiết, thu liễm và được đưa xuống dưới.
  • Mộc (gỗ): Đây là hình thái đại diện cho sự sinh sôi và phát triển của cây. Chúng phát triển theo chiều hướng lên trên, ra bên ngoài. Vì vậy những sự vật có tính sinh trưởng, thông thoát đều thuộc hành Mộc.
  • Thủy (nước): Đặc trưng của Thủy chính là tính tư nhuận, hướng xuống dưới. Những sự vật nào hướng xuống dưới và có tính tư nhuận, hàn lương đều được xếp vào hành Thủy.
  • Hỏa (lửa): Biểu thị cho sức nóng, tính hướng lên trên. Những sự vật có tính ôn nhiệt, hướng bốc lên trên đều thuộc hành Hỏa.
  • Thổ (đất): Sự vật mang tính hóa sinh, có công dụng truyền tải, thu nạp.

Để hiểu rõ hơn về thuộc tính trong ngũ hành bạn đọc có thể tham khảo hình ảnh dưới đây:

Thuộc tính ngũ hành
Thuộc tính ngũ hành

Quy luật của học thuyết ngũ hành

Học thuyết ngũ hành diễn giải quy luật của vạn vật tồn tại trên vũ trụ thông qua 2 quy luật cơ bản là tương khắc và tương sinh. Cụ thể:

Quy luật tương sinh

Thuyết ngũ hành tương sinh cho rằng mọi sự vật tồn tại trong vũ trụ đều sinh ra có thứ tự, chúng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thứ tự của sự tương sinh này là:

  • Mộc sinh hỏa
  • Hỏa sinh Thổ
  • Thổ sinh Kim
  • Kim sinh Thủy
  • Thủy sinh Mộc

Quá trình tương sinh này được lặp đi lặp lại tuần hoàn, không ngừng. Hành đứng trước sẽ có vai trò gọi là “mẹ”, hành đứng sau được gọi là “con”.

Còn trong cơ thể con người: Thận thủy sinh can mộc, phế kim sinh thận thủy, tỳ thổ sinh ra phế kim, tâm hỏa sinh tỳ thổ, can mộc lại sinh tâm hỏa. Vì vậy quy luật thuyết ngũ hành tương sinh được ứng dụng rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền.

Quy luật tương khắc

Khác với quy luật tương sinh, quy luật tương khắc trong ngũ hành cho rằng, Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ là mối quan hệ ức chế lẫn nhau. Thứ tự cụ thể của quy luật tương khắc như sau:

  • Mộc khắc Thổ
  • Thổ khắc Thủy
  • Thủy khắc Hỏa
  • Hỏa khắc Kim
  • Kim khắc Mộc

Quy luật tương khắc cũng diễn ra tuần hoàn và lặp đi lặp lại.

Quy luật tương sinh tương khắc diễn ra tuần hoàn
Quy luật tương sinh tương khắc diễn ra tuần hoàn

Nếu xét trong tạng phủ của cơ thể và mối quan hệ sinh bệnh tật thì:

  • Can mộc khắc tỳ thổ
  • Tỳ thổ khắc thận thủy
  • Thận thủy khắc tâm hỏa
  • Tâm hỏa khắc phế kim
  • Phế kim khắc can mộc
  • Can mộc khắc tỳ thổ

Quy luật vũ – thừa

Ngoài thuyết ngũ hành tương sinh, tương khắc còn tồn tại quy luật vũ – thừa. Theo đó khi quy luật tương sinh, tương khắc bị phá vỡ, quy luật vũ – thừa sẽ được sinh ra. Theo đó:

  • Quy luật tương thừa: Biểu thị sự tương khắc quá mạnh, vượt qua những giới hạn khắc chế bình thường. Ví dụ can mộc khắc tỳ thổ, tuy nhiên nếu can khắc tỳ quá mạnh sẽ sinh hiện tượng đau dạ dày, tiêu chảy do thần kinh. Nếu muốn chữa khỏi cần phải bình can (giảm sự hưng phấn ở can) và kiện tỳ (đẩy mạnh hoạt động của tỳ).
  • Quy luật tương vũ: Khi một hành nào đó hoạt động quá mạnh sẽ làm giảm khả năng khắc chế của một hành khác. Ngược lại nó sẽ quay lại khắc chế, gọi chung là phản chế. Ví dụ tỳ thổ khắc thận thủy, tuy nhiên nếu tỳ hư và không thể khắc thận thủy sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài, phù dinh dưỡng. Để loại bỏ tình trạng này cần kiện tỳ, tức nâng cao hoạt động của tỷ, đồng thời lợi niệu, nghĩa là làm tiêu biến phù thũng.

Sơ đồ quy luật thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc

Ứng dụng của thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, học thuyết ngũ hành được ứng dụng rộng rãi và được xem như kim chỉ nam cho hoạt động chẩn đoán, điều trị bệnh. Các ứng dụng của thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc trong y học cổ truyền có thể kể đến như:

Học thuyết ngũ hành được ứng dụng nhiều trong y học
Học thuyết ngũ hành được ứng dụng nhiều trong y học

Trong quan hệ sinh lý của tạng phủ

Theo lý thuyết ngũ hành về quy luật tương sinh, mối quan hệ sinh lý tạng phủ được lý giải cụ thể như sau:

  • Can mộc sinh tâm hỏa: Công năng chính của can là tàng huyết bình thường để tâm phát huy khả năng chủ huyết mạch.
  • Tâm hỏa sinh tỳ thổ: Khi chức năng chính của tâm là huyết mạch hoạt động bình thường sẽ giúp tỳ sinh huyết, thống huyết, vận hóa tốt hơn.

Còn theo quy luật tương khắc, mối quan hệ của phủ tạng như sau:

  • Thận thủy khắc tâm hỏa: Thận thủy sẽ ức chế tâm hỏa cang thịnh
  • Phế kim khắc can mộc: Phế khí thanh túc sẽ ức chế can dương thượng cang.

Về diễn biến của bệnh lý

Trong y học cổ truyền, thầy thuốc sẽ dựa vào vị trí của ngũ hành để tìm ra nơi phát sinh bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Theo đó sự phát sinh ra một chứng bệnh nào đó ở vị trí tạng phủ bất kỳ có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau như:

  • Chính tả: Do chính bản thân tạng phủ ấy vốn dĩ có bệnh.
  • Hư tà: Do trước đó nó đã bị lây bệnh, còn được gọi là từ mẹ truyền sang con.
  • Thực tả: Do tạng sau nó gây bệnh cho tạng đó, đây gọi là từ con truyền sang mẹ.
  • Vi tà: Do tạng khắc tạng đó không thể khắc được mà gây ra bệnh (tương thừa).
  • Tặc tà: Do tạng đó không thể khắc tạng khác và sinh ra bệnh (tương vũ).
Dựa vào vị trí ngũ hành để tìm nơi phát sinh bệnh lý
Dựa vào vị trí ngũ hành để tìm nơi phát sinh bệnh lý

Ví dụ như: Mất ngủ là một chứng bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở những vị trí khác nhau như:

  • Chính tà: Bản thân tạng tâm gây ra chứng mất ngủ, ví dụ như máu thiếu không thể nuôi dưỡng tâm thần. Đề chữa dứt điểm bệnh lsy này cần bổ huyết an thần.
  • Hư tà: Do tạng can gây nên bệnh cho tâm. Cụ thể như cao huyết áp gây nên chứng mất ngủ. Để điều trị cần kiện tỳ an thần.
  • Vi tà: Do thận thư không thể khắc chế được tâm hỏa và sinh ra mất ngủ. Muốn điều trị cần phải bổ âm an thần.
  • Tặc tà: Do phế âm bị hư ảnh hưởng đến tâm huyết và sinh bệnh mất ngủ. Điều trị hiệu quả là bổ phế an thần.

Trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Trong y học cổ truyền căn cứ vào triệu chứng của bệnh để tìm vị trí tạng phủ liên quan. Việc chẩn đoán, điều trị bệnh cũng dựa vào những quy luật học thuyết âm dương để diễn giải.

Chẩn đoán

Thầy thuốc sẽ dựa vào mắc sắc, vị và mạch đập để chẩn đoán tạng bệnh. Ví dụ như người bệnh có sắc mặt xanh, nhợt nhạt, thèm chua, mạch huyền có thể là can bệnh. Nếu người bệnh có sắc mặt đỏ, miệng đắng, mạch hồng thì có thể là do tâm hỏa khang thịnh.

Ngoài ra, học thuyết ngũ hành cũng được ứng dụng trong việc suy đoán chuyển biến của bệnh.

  • Ví dụ dựa trên ngũ sắc: Sắc vàng là chứng bệnh thuộc tỳ, sắc trắng bệnh thuộc phế, sắc đen có thể là do bệnh thuộc thận, sắc xanh bệnh sẽ thuộc can, hay sắc đỏ bệnh thuộc tâm.
  • Dựa trên ngũ chí: Bệnh nhân hay cáu gắt có thể bệnh ở can, nói cười huyên thuyên bệnh thuộc tâm, sợ hãi bệnh ở thận, buồn chán bệnh ở phế, lo nghĩ quá nhiều bệnh thuộc tỳ.
  • Dựa vào ngũ khiến và ngũ thể: Nếu bạn bị tay chân run, co quắp bệnh ở can, thường xuyên chảy máu cam, viêm mũi dị ứng bệnh ở phế vị, mạch nhỏ và hư bệnh ở tâm, chậm nói, chậm đi, lâu mọc răng bệnh ở thận.

Điều trị

Sau khi đã xác định được vị trí bệnh ở tạng nào, thầy thuốc sẽ tiếp tục căn cứ vào thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc để điều trị và khống chế bệnh, ngăn biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng là nỗi lo của nhiều người. Theo đó, có thể dựa vào quy luật tương sinh, tương khắc để điều trị bệnh. Cụ thể:

  • Dựa vào lý thuyết ngũ hành tương sinh: Hư thì bổ mẹ, lúc này không nên trực tiếp điều trị can mà cân bổ thận thủy để sinh ra can mộc. Thực thì tả con, điều trị theo phương pháp dùng tả tâm hỏa để tả can hỏa.
  • Theo quy luật tương khắc: Khi tương khắc thái quá và phù nhược do tương kawcs bất cấp sẽ dùng ức cường

Sử dụng thuốc

Trong Đông y, căn cứ vào màu sắc và vị để kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng của bệnh. Cụ thể:

  • Những thuốc màu xanh và vị chua thường tác động vào can
  • Thuốc có màu đỏ và vị đắng sẽ tác động vào tâm
  • Thuốc màu vàng dùng để tác động vào tỳ
  • Thuốc màu đen, vị mặn sẽ tác động vào thận
Ngũ hành được ứng dụng trong bốc thuốc chữa bệnh
Ngũ hành được ứng dụng trong bốc thuốc chữa bệnh

Không những vậy, người ta còn ứng dụng ngũ vị để bào chế làm vị thuốc nhằm thay đổi tính năng và tác dụng của chúng khi đi vào tạng phủ chữa bệnh. Ví dụ như sao với giấm những vị thuốc đi vào can, sao với muối những loại thuốc vào thận, sao với đường những thuốc đi vào tỳ, hay sao với gừng những thuốc đi vào phế,…

Về châm cứu

Bên cạnh chẩn đoán, dùng thuốc, người ta còn ứng dụng thuyết ngũ hành vào phương pháp châm cứu. Theo đó, người ta tìm ra một loại huyệt ngũ du. Tuy nhiên tùy thuộc vào kinh âm hay kinh dương của mỗi loại huyệt ứng với một lành; trong một đường kinh mối quan hệ giữa các huyệt là tương sinh hay tương khắc mà tay thuốc quyết định phương pháp trị bệnh.

Tên của các huyệt ngũ du này được đặt theo ý nghĩa của kinh khi đi vào đường kinh giống như một dòng nước chảy:

  • Huyệt hợp: Chỉ nơi kinh khí đi vào cơ thể
  • Huyệt kinh: Là nơi kinh khí đi qua
  • Huyệt du: Đây là nơi kinh khí tồn lại
  • Huyệt huỳnh: Nơi mà kinh khí chảy xiết
  • Huyệt tỉnh: Nơi mà kinh khi đi ra

Việc nghiên cứu và ứng dụng thuyết ngũ hành vào y học còn cần đến sự kết hợp của thuyết âm dương. Bởi dựa vào những lý luận của học thuyết âm dương mà y học cổ truyền mới chỉ ra được chính xác mối quan hệ của tạng phủ. Từ đó có kết luận chính xác trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Học thuyết ngũ hành thuộc phạm trù lý luận biện chứng trong triết học cổ đại. Với những quy luật, sự phân chia rõ ràng về thuộc tính, lý thuyết ngũ hành đang ngày càng đi sâu vào y học cổ truyền và trở thành bộ phận quan trọng không thể thiếu trong điều trị bệnh lý.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?