TOP 8 Thuốc Trị Xuất Huyết Dạ Dày Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Thuốc trị xuất huyết dạ dày trên thị trường có nhiều loại với mức giá đa dạng. Mỗi sản phẩm có một công dụng riêng nên người tiêu dùng rất khó chọn ra sản phẩm phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc tốt nhất thị trường hiện nay được người bệnh tin dùng, chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn đọc tham khảo. 

Xuất huyết dạ dày là khi tĩnh mạch trong cơ quan này bị vỡ và có hiện tượng chảy máu. Thường tình trạng này chỉ xuất hiện do tình trạng viêm loét dạ dày đã sang giai đoạn mãn tính, bị ung thư dạ dày hoặc do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. 

Xuất huyết dạ dày là căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm
Xuất huyết dạ dày là căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm

Nếu bệnh lý đã chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh buộc phải đến cơ sở y tế để điều trị để tránh dẫn đến biến chứng. Hoặc bệnh nhân mới có biểu hiện chảy máu nhẹ, bị lần đầu, máu đã ngừng chảy sau khi nội soi thì có thể dùng thuốc uống để chữa trị, hạn chế tình trạng xuất huyết. 

Nhóm thuốc trị xuất huyết dạ dày có hiệu quả rất tốt được bác sĩ dùng nhiều trong điều trị bệnh gồm có: 

  • Thuốc kháng acid nhóm antacid ví dụ như thuốc Pepsane, Maalox, Yumangel,… 
  • Thuốc kháng histamin H2 như Ranitidine, Famotidine,… 
  • Thuốc ức chế bơm proton ví dụ thuốc EsOmeprazol, Omeprazol, Rabeprazole,…
  • Thuốc giảm đau, chống co thắt: thuốc Alverin, Drotaverin, Buscopan,…
  • Vitamin nhóm K như K3, K2, K1. 
  • Thuốc co mạch như Octreotide, Carbazochrome, Posthypophyse. 
  • Thuốc làm kéo dài thời gian đông máu Hemocaprol,…

TOP 8 thuốc trị xuất huyết dạ dày tốt nhất thị trường

Những loại thuốc chữa xuất huyết dạ dày trên thị trường khá đa dạng nên người mua khó chọn được loại phù hợp. Dưới đây là những thuốc được bác sĩ và người bệnh tin tưởng đánh giá cao. Chúng tôi đã tổng hợp lại giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích để tham khảo thêm. 

Thuốc trị xuất huyết dạ dày Pepsane 

Pepsane là một loại thuốc uống có dạng gel dùng để cải thiện các triệu chứng của đường tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, đầy hơi. Ngoài ra, loại thuốc này còn có thể dùng để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thuốc Pepsane chữa bệnh chảy máu dạ dày
Thuốc Pepsane chữa bệnh chảy máu dạ dày

Hướng dẫn sử dụng thuốc: Trước khi dùng thuốc người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng. 

  • Dùng từ 1 đến 3 gói mỗi ngày, mỗi lần chỉ dùng 1 gói. 
  • Nên dùng thuốc trước khi ăn hoặc khi có cơn đau dạ dày xuất hiện. 

Tác dụng phụ của thuốc uống: 

  • Phát ban da. 
  • Ngứa ngáy. 

Chống chỉ định dùng thuốc Pepsane trong các trường hợp: 

  • Người bệnh có dấu hiệu bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Trẻ sơ sinh không sử dụng thuốc Pepsane.

Giá bán thị trường hiện nay: 135.000 đồng/ hộp gồm 30 gói. 

Thuốc trị xuất huyết bao tử Ranitidine 

Xuất huyết dạ dày uống thuốc gì nhanh khỏi và phòng ngừa nguy cơ tái phát sau điều trị không thể không nhắc đến Ranitidine. Loại thuốc này được dùng để chữa trị, ngăn chặn các vấn đề của dạ dày, cổ họng do dư axit trong dạ dày hoặc trào ngược axit dạ dày thực quản. 

Thuốc Ranitidine dùng trong điều trị xuất huyết bao tử
Thuốc Ranitidine dùng trong điều trị xuất huyết bao tử

Hướng dẫn sử dụng thuốc Ranitidine điều trị dạ dày: Tiêm 50mg vào tĩnh mạch và tiếp tục với 6,25mg/ giờ truyền tĩnh mạch tăng lượng pH dạ dày lên 7.0 để điều trị bệnh. 

Tác dụng phụ của thuốc: 

  • Đau ngực, bị sốt, khó thở, ho đờm có màu xanh hoặc vàng. 
  • Bị bầm tím, chảy máu và yếu bất thường. 
  • Gây chứng rối loạn nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm. 
  • Có vấn đề về thị giác. 
  • Có giảm giác sốt, đau họng, đau đầu với các triệu chứng đi kèm như rộp da nặng, phát ban đỏ, bong tróc da. 
  • Buồn nôn, đau bụng, chán ăn, hơi sốt, nước tiểu vàng, vàng da, phân màu đất sét. 

Chống chỉ đùng dùng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc Ranitidine. 
  • Người có tiền sử quá mẫn cảm với các thành phần chẹn H2 khác. 
  • Người bị rối loạn máu, bệnh phổi nặng. 
  • Người đang có khối u ác tính ở dạ dày. 

Giá bán thuốc trên thị trường hiện nay: 80.000 đồng/hộp có 100 viên. 

Thuốc trị xuất huyết dạ dày Omeprazol 

Omeprazol là một loại thuốc điều trị xuất huyết dạ dày rất được ưa chuộng hiện nay. Đây là thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit dạ dày, giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, khó nuốt, ho dai dẳng đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh khác như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét thực quản, trào ngược dạ dày thực quản. 

Thuốc Omeprazol dạng tiêm chữa xuất huyết dạ dày
Thuốc Omeprazol dạng tiêm chữa xuất huyết dạ dày

Thuốc này có hai dạng là dùng để uống và tiêm với liều lượng cụ thể như sau: 

  • Ở dạng uống vó viêm 5mg, 10mg, 20mg và 40mg. 
  • Ở dạng tiêm có loại 25mg, 2,5mg và 10mg. 

Hướng dẫn sử dụng thuốc Omeprazol như sau: 

  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần dùng 0,7 mg/ kg/ liều. 
  • Trẻ từ 1 đến 16 tuổi bị viêm loét thực quản dùng theo số kg: 5-10 kg dùng 5mg x 1 lần 1 ngày, 10-20 kg dùng 10mg x 1 lần/ngày, > 20kg dùng 20mg x 1 lần/ngày. 
  • Trẻ bị viêm loét tá tràng do khuẩn Hp: Cần dùng phối hợp kháng sinh, liều lượng từ 15-30kg dùng 10mg x 2 lần/ngày, > 30kg dùng 20mg x 2 lần/ngày. 

Tác dụng phụ của thuốc Omeprazol: 

  • Gây dị ứng, khó thở, nổi mẩn ngứa. 
  • Người bệnh bị tiêu chảy, đi ngoài ra máu. 
  • Có thể mắc các biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao. 
  • Chướng bụng, buồn nôn, nôn ói, hoặc đầy hơi. 
  • Gây triệu chứng đau đầu.
  • Nồng độ magie trong máu có thể bị hạ thấp với các triệu chứng ngoài như cơ bị yếu, co giật, chóng mặt, đánh trống lồng ngực,…

Thuốc Omeprazol chống chỉ định trong các trường hợp như sau: 

  • Người đang bị tiêu chảy hoặc có nồng độ magie trong máu thấp không nên sử dụng. 
  • Bệnh nhân bị loãng xương không sử dụng thuốc.
  • Không dùng trong trường hợp người bị suy chức năng gan, thận và bị động kinh. 
  • Phụ nữ đang cho con bú hoặc mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ không tự ý dùng thuốc. 
  • Người đang dùng thuốc có chứa các thành phần như dabrafenib, clozapine, bosutinib,… không nên dùng với Omeprazol bởi có thể gây phản ứng phụ. 

Giá bán thị trường của sản phẩm: 15.000 đồng/hộp loại 14 viên. 

Thuốc trị xuất huyết dạ dày Alverin

Xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì để khỏi nhanh thì nên lựa chọn Alverin. Đây là thuốc chống co thắt làm giảm triệu chứng sưng phù và các cơn đau co thắt ở vùng bụng có liên quan đến đường ruột, chứng đau co thắt ruột kết và túi ruột thừa. 

Viêm uống Alverin hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Viên uống Alverin hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Hướng dẫn sử dụng thuốc dạ dày Alverin: 

  • Đối với người lớn dùng Alverin 60mg – 120mg uống ngày từ 1 đến 3 lần.
  • Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên uống loại Alverin 60mg – 120mg ngày từ 1 đến 3 lần.
  • Thuốc có thể uống được trước hoặc sau bữa ăn. 

Tác dụng phụ của thuốc Alverin cần biết: 

  • Khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, choáng váng. 
  • Có thể khiến người bệnh bị hạ huyết áp và bị đau đầu. 
  • Có thể dẫn đến phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, phát ban da. 
  • Bị mề đay, phù thanh quản hoặc bị sốc. 

Chống chỉ định dùng thuốc Alverin trong các trường hợp: 

  • Người bị đau chữa rõ nguyên nhân. 
  • Phụ nữ đang cho con bú không dùng thuốc Alverin. 
  • Trẻ em dưới 12 tuổi không được sử dụng thuốc điều trị bệnh. 
  • Người bị hạ huyết áp, liệt ruột hoặc tắc ruột không được dùng. 

Giá bán sản phẩm hiện nay trên thị trường: 50.000 đồng/ hộp gồm 5 vỉ x 20 viên loại 40mg. 

Vitamin K1 hỗ trợ điều trị bệnh xuất huyết dạ dày

Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa có thể sử dụng thêm vitamin K1 để hỗ trợ điều trị bệnh. Loại thuốc này sẽ làm giảm hiện tượng chảy máu môi trường trong do lượng prothrombin huyết giảm, ngăn chặn xuất huyết do thuốc coumarin gây ra hoặc bổ sung thêm vitamin K của bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh.

Vitamin K1 có dạng lỏng dùng để tiêm khi điều trị bệnh
Vitamin K1 có dạng lỏng dùng để tiêm khi điều trị bệnh

Hướng dẫn sử dụng vitamin K1: Thuốc có dạng lỏng dùng tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch với liều lượng: 

  • Người lớn không dùng quá liều thuốc chống đông từ 2,5 – 10 mg, tùy theo INR có thể tăng liều lên 25mg. 
  • Đối với trẻ sơ sinh dự phòng và điều trị xuất huyết có thể dùng 1mg. 
  • Trẻ nhỏ bị chảy máu do dùng quá liều thuốc chống đông thì tiêm 5mg. 

Tác dụng phụ của Vitamin K1: 

  • Gây ra các triệu chứng như đỏ mặt, tức ngực, co thắt mạch ngoại vi, ra nhiều mồ hôi, xanh tím khi tiêm tĩnh mạch quá nhanh. 
  • Có thể gây căng cứng, đỏ da, có cảm giác đau khi tiêm bắp. 
  • Triệu chứng ít khi gặp khi dùng vitamin K1 như sốc phản vệ, quá mẫn cảm với thuốc. 
  • Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác của vitamin K1 có thể gây ra như thiếu máu, tan máu hoặc làm tăng lượng bilirubin máu. 

Chống chỉ định dùng vitamin K1 trong các trường hợp như sau: 

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 
  • Trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng không được dùng vitamin K1. 

Giá bán sản phẩm trên thị trường hiện nay: 155.000 đồng/ hộp. 

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh

Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh

- Bác sĩ YHCT CKII

- Nguyên Trưởng khoa nội bệnh viện YHCT TW

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Thuốc Octreotide dùng điều trị xuất huyết tiêu hóa 

Octreotide là thuốc có chứa thành phần octreotide acetate sử dụng trong điều trị tiêu chảy nặng, ngăn ngừa tình trạng bị tái đỏ đột ngột ở mặt hoặc cổ do khối u gây ra. Thuốc được điều chế ở dạng dung dịch tiêm với nhiều làm lượng khác nhau. 

Thuốc Octreotide làm giảm triệu chứng chảy máu của bao tử
Thuốc Octreotide làm giảm triệu chứng chảy máu của bao tử

Hướng dẫn sử dụng thuốc Octreotide như sau: 

Người lớn dùng điều trị tác động ngắn: 

  • Tiêm liều 200- 300 mcg trong ngày, chia nhỏ từ 2 đến 4 lần, áp dụng ít nhất trong 2 tuần đối với trường hợp tiêu chảy nặng hoặc có khối u tại ruột. 
  • Tiêm octreotide dưới da hoặc vào tĩnh mạch 50mcg x 3 lần/ ngày nếu mắc bệnh to đầu chi. 
  • Tiêm octreotide liều 100 – 600 mcg chia 2 – 4 liều/ ngày, áp dụng trong 2 tuần đầu đối với trường hợp điều trị bệnh có triệu chứng do khối u carcinoid. 

Người lớn tiêm thuốc tác động kéo dài: 

  • Trường hợp bị tiêu chảy nặng hoặc dùng để ngăn ngừa triệu chứng u do viêm ruột gây ra thì dùng liều 20mg, cách 4 tuần tiêm một lần, áp dụng trong 3 tháng. 
  • Trường hợp trị bệnh to đầu chỉ tiêm khởi đầu 20mg, tiêm cách 4 tuần, duy trì trong 3 tháng. 

Tác dụng phụ của thuốc Octreotide gây ra: 

  • Gây rối loạn nhịp tim. 
  • Có thể làm tăng đường huyết với các triệu chứng như miệng họng khô, giảm cân không rõ nguyên nhân, khát nước, da khô ngứa, thị lực giảm,…
  • Gây hạ đường huyết dẫn đến nhức đầu, suy nhược, ra nhiều mồ hôi, nhận thức kém, lú lẫn, hoa mắt chóng mặt,… 
  • Người dùng thường xuyên bị đau bụng dữ dội. 
  • Có cảm giác đau rát mạnh ở vùng tiêm thuốc. 
  • Bụng trên có triệu chứng đau nghiêm trọng và có thể lan rộng sang vùng lưng. 
  • Bị rối loạn chức năng tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón,… 

Chống chỉ định dùng thuốc Octreotide trong các trường hợp như: 

  • Bệnh nhân dị ứng với thành phần thuốc không nên sử dụng. 
  • Người có bệnh về gan, tiểu đường, tim mạch, huyết áp, tuyến giáp, rối loạn nhịp tim, bệnh thận,… vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 
  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc có ý định sinh con nên chú ý khi dùng thuốc. 

Giá bán thuốc trên thị trường hiện nay: 20.000 đồng/ lọ. 

Thuốc trị xuất huyết dạ dày Yumangel 

Yumangel là thuốc dạ dày dùng để điều trị các tình trạng như loét – viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xoa dịu các triệu chứng do tăng tiết axit môi trường trong gây ra. 

Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel 
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

Hướng dẫn sử dụng thuốc dạ dày Yumangel: 

  • Người lớn sử dụng một ngày 4 lần, mỗi lần dùng 1 gói. 
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi dùng 4 lần/ ngày, mỗi lần dùng ½ gói. 
  • Nếu uống thuốc giờ ăn 1 đến 2h hoặc uống trước khi đi ngủ. 

Tác dụng phụ của thuốc: Có thể gây ra táo bón hoặc tiêu chảy. 

Chống chỉ định: 

  • Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Yumangel không nên sử dụng. 
  • Người đang bị vấn đề về sức khỏe, bị dị ứng thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc dị ứng với động vật. 
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên thận trọng trước khi dùng. 

Giá bán thuốc Yumangel trên thị trường: 90.000 đồng/ hộp có 20 gói. 

Thuốc Buscopan chữa xuất huyết dạ dày 

Buscopan là thuốc dạ dày có chứa thành phần hyoscine làm giảm tiết dịch, giảm nhu động dạ dày và đường ruột. Khi bao tử có dấu hiệu bị chảy máu, thuốc uống sẽ cân bằng môi trường trong và làm giảm các triệu chứng nhanh chóng. 

Thuốc Buscopan dùng trong điều trị về tiêu hóa
Thuốc Buscopan dùng trong điều trị về tiêu hóa

Hướng dẫn sử dụng thuốc Buscopan: 

  • Trẻ dưới 6 tuổi dùng 1 đến 2 viên với tần suất 3 – 5 lần/ ngày. 
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn dùng thuốc dạng ống 20 – 40mg tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da nhiều lần/ ngày, điều kiện <100mg/ ngày. 
  • Trẻ sơ sinh dùng 0,3 – 0,6 mg/ kg tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, điều kiện < 1,5 mg/ kg/ ngày. 

Tác dụng phụ của thuốc: 

  • Thuốc gây ra tình trạng đỏ bừng mặt, khô miệng, rối loạn tiết mồ hôi. 
  • Có thể khiến tim đập nhanh, khô miệng, hạ huyết áp và chóng mặt. 
  • Ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của thị giác. 
  • Có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ kể cả tử vong. 

Chống chỉ định: 

  • Không sử dụng thuốc đối với bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 
  • Người bị bệnh nhược cơ hoặc to kết tràng không nên dùng thuốc. 
  • Không dùng thuốc tiêm trong các trường hợp bệnh nhân có nhịp tim nhanh, phì đại tuyến tiền liệt kèm theo bí tiểu hoặc bị tăng nhãn áp góc hẹp chưa được điều trị. 

Giá bán thuốc Buscopan trên thị trường: 140.000 đồng/ hộp. 

Một vài lưu ý khi dùng thuốc trị xuất huyết dạ dày

Thuốc trị xuất huyết dạ dày nào tốt đang được tin dùng chúng tôi đã chia sẻ chi tiết đến bạn đọc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần chú ý đến những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và mang đến hiệu quả chữa trị đảm bảo nhất: 

  • Chỉ nên sử dụng thuốc sau khi đã được bác sĩ kiểm tra thăm khám. 
  • Không tự ý dùng thuốc khi phát hiện có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa. 
  • Trước khi dùng thuốc phải thông báo với bác sĩ biết tình trạng bệnh lý và tiền sử dị ứng. 
  • Nếu dùng thuốc trong 24 giờ đầu không có tác dụng phải thông báo với bác sĩ ngay để ngừng điều trị nội khoa, chuyển sang can thiệp ngoại khoa. 
  • Nếu dùng thuốc có phản ứng tốt thì cần duy trì phương pháp bảo tồn trong thời gian dài để hồi phục niêm mạc vết loét và tĩnh mạch bị vỡ. 
  • Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến mức độ tập trung nên khi điều trị bệnh nhân cần hạn chế điều khiển phương tiện giao thông, làm công việc cần tập trung cao độ hay hạn chế đưa ra các quyết định quan trọng,…

Thuốc trị xuất huyết dạ dày loại nào tốt chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu đồng thời đưa ra những lưu ý quan trọng khi đang điều trị bệnh. Tốt nhất bạn nên chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe khi có những dấu hiệu bất thường.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?