Những loại thuốc trị ho cho bà bầu hiệu quả, an toàn với em bé nhất

Khi mang thai, sức đề kháng của chị em giảm, do đó dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập, gây ra ho. Lúc này, chị em thường băn khoăn sử dụng thuốc trị ho nào an toàn cho bà bầu? Liệu thuốc trị ho có ảnh hưởng đến em bé hay không? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những loại thuốc trị ho cho bà bầu hiệu quả nhất mà vẫn an toàn với thai nhi.

Thuốc Tây y trị ho cho bà bầu

Một thống kê đã chỉ ra rằng có tới 70% phụ nữ từng bị ho trong quá trình mang thai. Tỷ lệ này cho thấy ho là một bệnh lý phổ biến ở các bà bầu. Vậy loại thuốc nào điều trị ho cho bà bầu hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thai nhi?

Thuốc Tây thường là lựa chọn phổ biến được nhiều mẹ bầu sử dụng để điều trị ho. Tuy nhiên, thuốc tây có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Do đó, các chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tây trị ho cho bà bầu.

Một số loại thuốc Tây được chỉ định dùng cho mẹ bầu có triệu chứng ho:

  • Thuốc kháng sinh: Bà bầu có thể sử dụng các loại thuốc như Penicillin; Amoxicillin; Ampicillin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin. Hoặc Erythromycin thuộc nhóm Macrolid. Những loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn, điều trị các bệnh về đường hô hấp. Nhất là trường hợp bà bầu bị ho do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời thuốc cũng có công dụng phòng tránh bội nhiễm.
  • Thuốc ho Prospan: Bà bầu khi có triệu chứng nặng như viêm họng, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi nên sử dụng thuốc trị ho Prospan. Đây là loại thuốc trị ho có thành phần dược liệu từ thiên nhiên. Thuốc hỗ trợ điều trị các chứng viêm phế quản, ho khan, ho có đờm. Thuốc ho Prospan thường được chỉ định dùng liên tục trong 7 ngày để có hiệu quả.
Thuốc trị ho dành cho bà bầu hiệu quả Prospan
Thuốc trị ho dành cho bà bầu hiệu quả Prospan
  • Kẹo ngậm ho: Đây là sản phẩm được chế từ các loại thảo dược tự nhiên. Do đó, chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Các thành phần dextromethorphan, menthol, bạc hà, mật ong,… trong kẹo có khả năng giúp mẹ bầu giảm tần suất cơn ho, làm mát họng.
  • Nước muối sinh lý NaCl 0,9%: Nước muối có khả năng kháng khuẩn. Đồng thời làm mềm niêm mạc rất tốt cho vòm họng. Nước muối sinh lý giúp mẹ bầu trị các chứng ngứa cổ họng, ho có đờm, sổ mũi vô cùng hiệu quả.
  • Thuốc bổ, vitamin: Chế độ dinh dưỡng có thể tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé, ngăn ngừa vi khuẩn gây ra ho. Song không phải lúc nào mẹ bầu cũng có thể hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng cả thuốc bổ và vitamin để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi cơn ho. Bên cạnh đó, thuốc bổ và vitamin còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý: Khi bà bầu có các triệu chứng nặng như ho mãn tính, ho kéo dài. Hoặc ho có đờm kèm theo đau rát họng thì nên đến ngay các cơ sở y tế. Lúc này, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ thăm khám và điều trị cụ thể.

Mẹo dân gian trị ho cho bà bầu

Nếu lo lắng tác dụng phụ từ thuốc Tây, mẹ bầu có thể sử dụng các mẹo dân gian để trị ho. Ưu điểm của các bài thuốc này là những nguyên liệu tự nhiên, lành tính an toàn cho bé mà lại rất dễ tìm.

Dưới đây là những mẹo dân gian trị ho cho bà bầu từ những nguyên liệu có sẵn trong nhà

Bài thuốc trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu với mật ong

Mật ong vốn nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, trị ho, đau rát họng hiệu quả. Một tách mật ong ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm tần suất các cơn ho cho mẹ bầu. Đồng thời, mật ong giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho phụ nữ mang thai.

Các bài thuốc trị ho cho bà bầu từ mật ong như:

Cách 1: Uống trực tiếp

Pha nước ấm với 2-3 mật ong rồi uống. Duy trì mỗi ngày uống một cốc sẽ làm giảm các cơn ho, tăng cường sức khỏe cho bà bầu.

Mật ong có khả năng kháng khuẩn, trị ho hiệu quả cho mẹ bầu
Mật ong có khả năng kháng khuẩn, trị ho hiệu quả cho mẹ bầu

Cách 2: Pha trà gừng mật ong

Gừng có vị cay, tính nóng giúp làm dịu cổ họng, chống viêm, giảm ho có đờm. Đồng thời, hợp chất Gingerol có trong gừng có khả năng ngăn ngừa virus cảm lạnh RSV. Do đó, gừng rất thích hợp để trị ho do cảm lạnh ở mẹ bầu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 1 củ gừng tươi và mật ong
  • Rửa sạch gừng cạo vỏ rồi thái thành từng lát nhỏ
  • Cho gừng vào cốc rồi đổ 200ml nước sôi vào để khoảng 15 phút
  • Sau 15 phút cho mật ong vào và khuấy đều
  • Trà cho hiệu quả nhất khi còn ấm nóng. Mẹ bầu nên uống 2 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, bà bầu có thể pha trà mật ong với chanh hoặc quất ngâm mật ong… để trị ho, chống viêm, tăng cường sức đề kháng.

Sử dụng lá tía tô trị ho cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Mẹ bầu bị ho, cảm lạnh trong giai đoạn giữa thai kỳ do thời tiết thay đổi thất thường có thể sử dụng bài thuốc từ lá tía tô. Lá tía tô có tác dụng trị ho, giảm cảm lạnh rất hiệu quả. Ngoài ra, theo dân gian lá tía tô còn có công dụng an thai, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cả mẹ và bé.

Dưới đây là cách trị ho dân gian nấu cháo từ lá tía tô mẹ bầu có thể tham khảo:

Cách 1:

  • Chuẩn bị 100g gạo tẻ, lá tía tô, vài lát gừng và 2 quả trứng gà
  • Vo gạo thật sạch rồi ngâm với nước cho mềm, tía tô thái thành sợi
  • Bỏ gạo vào nồi cùng lượng nước thích hợp, đun nhừ thành cháo
  • Cháo chín nhừ, đập 2 quả trứng vào nồi, khuấy đều
  • Cuối cùng cho gia vị và lá tía tô rồi tắt bếp

Cách 2: Lấy rễ tía tô đem phơi khô sau đó nấu cùng gạo nếp rang. Cách làm này cũng có công dụng trị ho do cảm lạnh. Đồng thời, bài thuốc này còn giúp mẹ bầu có thể tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Bài thuốc chữa ho cho bà bầu 3 tháng cuối từ lá diếp cá và nước vo gạo

Ba tháng cuối thai kỳ là những tháng quan trọng nhất khi em bé sắp chào đời. Chính vì vậy, mẹ bầu cần giữ gìn và bảo vệ sức khỏe thật tốt trong giai đoạn này. Nếu chị em bị ho trong 3 tháng cuối có thể áp dụng bài thuốc trị chữa ho cho bà bầu từ lá diếp cá và nước vo gạo

Lá diếp cá có công dụng kháng viêm, tiêu đờm rất tốt. Nước vo gạo giúp làm dịu các cơn đau rát họng, làm sạch vòm họng. Kết hợp hai nguyên liệu này với nhau có thể cải thiện tình trạng viêm phế quản, viêm họng, ho có đờm ở mẹ bầu. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cả mẹ bà bé.

Mẹo dân gian trị ho cho bà bầu bằng lá diếp cá và nước vo gạo
Mẹo dân gian trị ho cho bà bầu bằng lá diếp cá và nước vo gạo

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá và nước vo gạo
  • Ngâm lá diếp cá trong vòng 5 phút với nước muối loãng, sau đó rửa sạch lại bằng nước
  • Đem lá diếp cá bỏ vào nồi, đun cùng nước vo gạo trong khoảng 15-20 phút
  • Bắc ra, bỏ bã lấy nước uống

Bài thuốc này giúp làm dịu cảm giác đau họng cho mẹ bầu, giảm ho, tiêu đờm nhanh chóng.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho dành cho bà bầu

Ho là bệnh lý phổ biến thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Song đây không phải là bệnh nguy hiểm, có thể khỏi nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, các chị em khi sử dụng thuốc trị ho dành cho bà bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Đối với những loại thuốc Tây y, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi uống thuốc. Không nên tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi liều lượng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Với những bài thuốc Đông y và dân gian, mẹ bầu cần phải kiên trì sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định thì mới thấy hiệu quả.
  • Các bài thuốc Đông y phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người, nên khi sử dụng sẽ cho hiệu quả khác nhau. Nếu mẹ bầu gặp bất kỳ phản ứng nào khi sử dụng thuốc đông y thì cần dừng lại ngay và đi khám tại các cơ sở y tế.
  • Các bài thuốc dân gian trị ho chỉ nên áp dụng trong giai đoạn đầu bệnh mới khởi phát từ 4-5 này. Nếu cơn ho vẫn tiếp tục kéo dài dai dẳng thì mẹ bầu nên gặp các bác sĩ để được thăm, khám.
  • Các loại gia vị dân gian như gừng, tía tô… gây kích ứng, có thể khiến quá trình phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng. Vì vậy, bà bầu cần lưu ý sử dụng liều lượng vừa phải phù hợp.

Ngoài ra, mẹ bầu cần thực hiện các phương pháp sau để chăm sóc sức khỏe của mình, bảo vệ cho cả mẹ và bé

  • Tăng cường các chất dinh dưỡng: Thường xuyên ăn các loại rau, củ, quả có chứa vitamin A, C, E,… Cụ thể như: Súp lơ, cà chua, rau dền, bắp cải,.. Những thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho bà bầu.
Các chất dinh dưỡng từ rau, củ, quả giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu
Các chất dinh dưỡng từ rau, củ, quả giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu
  • Uống nhiều nước: Bà bầu nên uống từ 2-2,5 lít nước/ngày. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống các loại nước như nước mía, nước cam, nước cà chua… giúp giảm ho và tăng cường sức khỏe.
  • Vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý: Nước muối giúp làm giảm triệu chứng ngứa cổ họng. Ngoài ra, nước muối giúp ngăn ngừa ho sổ mũi kéo dài ở mẹ bầu.
  • Giữ ấm cho cơ thể: Đặc biệt là thời tiết chuyển lạnh, thay đổi thất thường sẽ ảnh hưởng xấu đến cổ họng. Vì thế, phụ nữ mang thai khi đi ra ngoài nên mặc ấm, nhất là vùng họng để tránh bị ho, cảm lạnh.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán: Cụ thể như gà rán, khoai tây chiên,… Những thực phẩm này rất khó tiêu hóa, ảnh hưởng tiêu hóa, kích ứng và gây ho.
  • Không uống rượu bia, đồ uống có cồn, nước có gas, cà phê …: Những loại đồ uống này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian sống: Việc giữ gìn vệ sinh nhà cửa sẽ ngăn các tác nhân gây ra ho như bụi, vi khuẩn…
  • Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá khuya, để cơ thể thư giãn, thoải mái. Bởi mang thai là khoảng thời gian mẹ bầu cần tránh căng thẳng, stress, mệt mỏi để sinh em bé được thuận lợi, khỏe mạnh.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những loại thuốc trị ho cho bà bầu hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ nên áp dụng khi bà bầu có triệu chứng ho nhẹ, ho cấp tính dưới 1 tuần. Trường hợp ho kéo dài lâu ngày không khỏi, mẹ bầu cần đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách.

5/5 - (10 bình chọn)

Thông tin hữu ích

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?