Thuốc thoái hóa cột sống điều trị hiệu quả, an toàn nhất hiện nay

Thuốc thoái hóa cột sống loại nào tốt nhất hiện nay? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh đang mắc bệnh lý xương khớp này. Nắm rõ thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi dùng thuốc là biện pháp tốt nhất để người bệnh dùng thuốc chữa bệnh hiệu quả và an toàn. Cùng tìm hiểu các loại thuốc phổ biến nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.

Bệnh thoái hóa cột sống là tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của cột sống gây ra cơn đau nhức khó chịu ở người mắc. Tùy thuộc vào vị trí thoái hóa mà có tên gọi riêng, cụ thể như thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng,… Bệnh này liên quan đến yếu tố lão hóa tự nhiên theo thời gian nên thường gặp ở người trung niên và người già. 

Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang là bài thuốc nam độc quyền điều trị xương khớp tại Nhất Nam Y Viện – “Thái y viện triều Nguyễn thu nhỏ”.

Nếu không phát hiện sớm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh và để lại biến chứng nguy hiểm. Sử dụng các loại thuốc thoái hóa cột sống là biện pháp được nhiều người bệnh lựa chọn với ưu điểm cải thiện nhanh triệu chứng và ngăn ngừa thoái hóa lan rộng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong chữa trị, người bệnh cần chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tổng hợp các loại thuốc thoái hóa cột sống người bệnh cần biết

Dưới đây là thông tin của các loại thuốc thoái hóa cột sống được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng nhất hiện nay.

Paracetamol

Paracetamol là một loại thuốc thoái hóa cột sống được chỉ định phổ biến với tác dụng chính là cải thiện đau nhức xương khớp ở người bệnh. Hiện nay, thuốc được lưu hành trên thị trường với nhiều dạng biệt dược khác nhau và người bệnh có thể dễ dàng mua từ các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thành phần: Hoạt chất chính của loại thuốc này là Acetaminophen – hoạt chất thuộc nhóm giảm đau NSAIDs nhưng không có tác dụng kháng viêm. 

Paracetamol - thuốc giảm đau thông thường cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống
Paracetamol – thuốc giảm đau thông thường cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Công dụng:

  • Cải thiện nhanh tình trạng đau đầu, đau lưng, đau răng, đau cơ,…
  • Hỗ trợ điều trị viêm đau khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,…
  • Sử dụng với mục đích hạ sốt khi thân nhiệt tăng trên 38,5 độ C. 

Liều dùng:

Tùy vào dạng bào chế và mục đích sử dụng mà có liều lượng sử dụng phù hợp. Nếu dùng Paracetamol với mục đích giảm đau do thoái hóa cột sống sẽ dùng theo mức liều như sau:

  • Người lớn: Với dạng bào chế viên nén 500mg, mỗi lần uống 1 viên (hai lần uống thuốc cách nhau 4-6 giờ). Tương tự với dạng viên đạn, đặt hậu môn sau mỗi 4-6 giờ.
  • Trẻ em: Với trẻ nhỏ, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng thuốc phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi. Cụ thể với trẻ dưới 12 tuổi dùng 10-15 mg/kg/liều, hai lần dùng thuốc cách nhau 4-6 giờ.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
  • Nước tiểu sẫm màu, phân sẫm màu.
  • Xuất hiện các triệu chứng của bệnh vàng da
  • Nổi ngứa mề đay ngoài da
  • Nguy hiểm hơn là sốc phản vệ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng thuốc cần thông tin ngay đến bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Không tự ý tăng liều, tránh gây độc tại gan và nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
  • Không tự ý dùng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có mức liều chuẩn xác.
  • Nếu thuốc ở dạng viên nhai, cần nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Sử dụng công cụ đo lường chính xác nếu dùng thuốc dạng lỏng và chú ý lắc đều trước khi sử dụng.
  • Với thuốc viên đạn, nếu chưa sử dụng cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bỏ ra ngoài trước khoảng 10-15 phút để đặt hậu môn.
  • Không uống rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc.

Aspirin – Thuốc thoái hóa cột sống dạng kháng viêm

Aspirin là thuốc thoái hóa cột sống cùng nhóm với Paracetamol nhưng thường được chỉ định với tác dụng kháng viêm hiệu quả. Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế enzym COX (cyclooxygenase) – loại enzym kích thích phản ứng gây viêm và đau nhức xương khớp.

Aspirin - thuốc kháng viêm cho bệnh xương khớp
Aspirin – thuốc kháng viêm cho bệnh xương khớp

Thành phần: Hoạt chất chính trong loại thuốc này là acid acetylsalicylic – hoạt chất kháng viêm nhóm NSAIDs

Công dụng:

  • Cải thiện tình đau nhức xương khớp từ mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Hạ sốt trong trường hợp cần thiết.
  • Kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng trong các bệnh lý đau nhức xương khớp.
  • Tác dụng chống kết tập tiểu cầu được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý về tim mạch (nhồi máu cơ tim, dự phòng biến chứng các bệnh lý tim mạch).
  • Hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh về não.

Liều dùng

  • Người lớn: Dùng với liều 4-8g/ngày, nên chia thành nhiều lần sử dụng trong ngày điều trị dứt điểm.
  • Trẻ em: Với trẻ < 25kg, dùng với mức liều 60-130 mg/kg/ngày, nên chia thành khoảng 5-6 lần để sử dụng. Với trẻ > 25kg dùng với mức liều 80-100 mg/kg/ngày, tối đa có thể lên đến 130 mg/kg/ngày.

Tác dụng phụ

  • Nổi mề đay ngoài da đi kèm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
  • Buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa gây khó chịu ở vùng thượng vị, xuất hiện các biểu hiện của tình trạng đau dạ dày.
  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
  • Gây yếu cơ, cảm thấy chân tay mất sức lực, người bệnh khó chịu dữ dội.

Lưu ý khi dùng thuốc

  • Cẩn trọng khi dùng thuốc cho người có bệnh lý về thận, suy tim nhẹ, bệnh gan, đặc biệt là khi người bệnh đang dùng thuốc lợi tiểu.
  • Hạn chế dùng thuốc cho trẻ dưới 16 tuổi trừ một số trường hợp cần thiết như viêm khớp dạng thấp thiếu niên, bệnh Still,…
  • Với người cao tuổi sử dụng Aspirin có thể bị nhiễm độc gan, suy giảm chức năng thận, chú ý điều chỉnh mức liều thấp hơn liều thông thường.

Naproxen

Naproxen cũng là một loại thuốc thoái hóa cột sống thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế các yếu tố gây viêm đau tại vị trí thoái hóa, từ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng đau nhức xương khớp.

Điều trị thoái hóa cột sống với Naproxen
Điều trị thoái hóa cột sống với Naproxen

Thành phần: Naproxen là hoạt chất chính, thuộc nhóm giảm đau kháng viêm không kê đơn NSAIDs. Thuốc thường được chỉ định với tác dụng giảm đau. 

Công dụng:

  • Cải thiện cơn đau nhức do thoái hóa cột sống như nhức đầu, đau nhức cơ bắp, hai bả vai.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau buốt răng và đau bụng kinh.
  • Cải thiện triệu chứng sưng và cứng khớp do các bệnh lý viêm bao hoạt dịch, bệnh gút.
  • Kháng viêm và ngăn ngừa thoái hóa lan rộng các vị trí ổ khớp.

Liều dùng

  • Người lớn: Dùng với mức liều 250-500mg một lần và mỗi ngày uống hai lần.
  • Trẻ em: Phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng cụ thể của từng người. Sử dụng 2,5-10mg/kg/liều hoặc tối đa 10 mg/kg, hai lần dùng thuốc cách nhau 8-12 tiếng. 

Tác dụng phụ

  • Khó thở, đau tức ngực.
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phân có lẫn máu đen hoặc màu hắc ín.
  • Buồn nôn, đau vùng thượng vị, nước tiểu màu vàng sẫm.
  • Nổi mề đay mẩn ngứa ngoài da kèm theo cảm giác tê nhức vị trí mẩn ngứa.
  • Sốt, ớn lạnh, nhạy cảm với ánh sáng.

Lưu ý và chống chỉ định khi dùng thuốc:

  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Thông tin tới bác sĩ, dược sĩ về bất kỳ loại thuốc hoặc loại thực phẩm chức năng nào mà người bệnh đang sử dụng.
  • Không sử dụng thuốc này cho phụ nữ đang mang thai.
  • Không lái xe khi dùng thuốc vì thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt.

Methylprednisolon

Một loại thuốc thoái hóa cột sống khác theo cơ chế giảm đau phải kể đến là Methylprednisolon. Thuốc này thường được chỉ định cho người bệnh bị thoái hóa cột sống, đau nhức xương khớp, viêm khớp.

Thuốc Methylprednisolon điều trị bệnh xương khớp
Thuốc Methylprednisolon điều trị bệnh xương khớp

Thành phần: Hoạt chất chính là methylprednisolon – một hoạt chất glucocorticoid có tác dụng kháng viêm, điều trị dị ứng và ức chế miễn dịch hiệu quả.

Công dụng:

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.
  • Hỗ trợ điều trị một số thể viêm mạch, viêm quanh động mạch nốt, viêm động mạch thái dương.
  • Hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng mãn tính.
  • Hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư.

Liều dùng:

Trong quá trình điều trị, người trưởng thành có thể bắt đầu với mức liều 6-40mg/ngày. Nếu dùng duy trì hàng ngày có thể giảm liều tùy theo mức độ mỗi người. Với trẻ nhỏ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Người bệnh bị kích thích hệ thần kinh quá mức, gây mất ngủ.
  • Rối loạn tiêu hóa, cảm giác khó tiêu, đầy bụng.
  • Đau nhức xương khớp.
  • Người bệnh có biểu hiện của đục thủy tinh thể, bệnh glaucoma.
  • Chảy máu cam đột ngột.
  • Chóng mắt, đau nhức đầu, thay đổi tâm trạng thất thường.
  • Nguy hiểm nhất là sốc thuốc, gây hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Thận trọng nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Thận trọng nếu đang dùng các loại thuốc trị bệnh da liễu.
  • Thận trọng nếu người bệnh có vấn đề về thận, gan, dạ dày, tim,…
  • Thông tin ngay tới bác sĩ nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng điều trị nào khác.

Carisoprodol

Thuốc thoái hóa cột sống Carisoprodol được chỉ định cho nhiều trường hợp mắc các bệnh lý xương khớp với tác dụng giãn cơ, giảm đau cơ bắp và ngăn ngừa triệu chứng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. 

Dùng thuốc giãn cơ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Dùng thuốc giãn cơ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Thành phần: Hoạt chất chính trong loại thuốc này là Carisoprodol (hoạt chất thuộc nhóm thuốc giãn cơ) và một số thành phần tá dược khác.

Công dụng

  • Cải thiện cơn đau nhức do thoái hóa cột sống gây ra.
  • Cải thiện tình trạng cứng cơ, co cơ do cột sống thoái hóa, chèn ép lên hệ thống dây thần kinh, dây chằng và tủy sống.
  • Hỗ trợ người bệnh mắc bệnh xương khớp cử động linh hoạt hơn.

Liều dùng

  • Người lớn: Dùng với mức liều 250-350 mg/ngày chia làm 3 lần và nên uống trước khi đi ngủ.
  • Trẻ em (> 12 tuổi): Dùng với mức liều 250-350 mg/ngày chia làm 3 lần và uống trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Tác dụng phụ

  • Rối loạn cảm giác, người bệnh khó có thể cảm nhận vật dụng xung quanh, nhiệt độ nóng/lạnh,…
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
  • Biểu hiện co giật, động kinh
  • Thị lực suy giảm, nhìn khó.
  • Buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu.
  • Mất ngủ về đêm.
  • Buồn nôn, nấc, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Lưu ý khi sử dụng

  • Thông tin tới bác sĩ tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.
  • Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian dùng thuốc.
  • Nếu quên liều, có thể dùng liều thay thế nếu khoảng cách tới lần dùng thuốc tiếp theo không quá gần. Không dùng gấp đôi liều mỗi lần.

Fentanyl – Thuốc giảm đau chữa bệnh xương khớp thể nặng

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ có thể phải chỉ định sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện opioid. Trong đó, Fentanyl là loại thuốc phổ biến, thường xuất hiện trong đơn thuốc của bệnh nhân thoái hóa cột sống.

Dùng thuốc Fentanyl trong trường hợp cần thiết
Dùng thuốc Fentanyl trong trường hợp cần thiết

Thành phần: Hoạt chất chính trong loại thuốc này là Fentanyl – thuộc nhóm giảm đau gây mê thường dùng trong phẫu thuật hoặc giảm đau trong trường hợp nghiêm trọng, không thể kiểm soát trong các trường hợp thông thường.

Công dụng: 

Fentanyl được chỉ định điều trị với công dụng chính như sau:

  • Hỗ trợ cải thiện cơn đau dữ dội, cấp tính do chấn thương, tai nạn.
  • Hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
  • Sử dụng như chất tiền mê trong phẫu thuật.
  • Hỗ trợ cải thiện cơn đau do bệnh lý xương khớp thể nặng, không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa khác.

Liều dùng:

Thuốc được bào chế dưới dạng ống tiêm và phải được sử dụng dưới sự kiểm soát của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ liều dùng như sau:

  • Người lớn: Tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch với mức liều 1-2 mcg/kg hoặc truyền liên tục với mức liều 1-2 mcg/kg.
  • Trẻ em: Không khuyến khích sử dụng loại thuốc này cho trẻ em. Do đó, cần tham khảo ý kiến cụ thể từ bác sĩ để có phương án thay thế thích hợp.

Tác dụng phụ:

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc như sau:

  • Đau tức ngực, khó thở, thở nông, thở rít.
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, cảm giác lâng lâng.
  • Tái mặt, môi, da xanh xao.
  • Mệt mỏi, cơ thể cảm thấy mất sức.
  • Giảm thị lực, mắt nhìn mờ, đau đầu.
  • Hạ huyết áp, bồn chồn, ù tai.
  • Nổi phát ban ngoài da, gây ngứa ngáy khắp người.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cần chú ý:

  • Chỉ dùng thuốc trong trường hợp thật sự cần thiết, khi không đáp ứng với phương pháp dùng thuốc giảm đau thông thường.
  • Phải dùng thuốc dưới sự giám sát của nhân viên y tế, không tự ý sử dụng tránh nguy hiểm
  • Thông tin cho bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng nào khác.

THAM KHẢO:

Baclofen – Thuốc giãn cơ điều trị thoái hóa cột sống

Thuốc thoái hóa cột sống Baclofen – thuốc giãn cơ và hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức hiệu quả. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, chỉ định cho các trường hợp tổn thương tủy sống, thoái hóa cột sống và phòng ngừa đột quỵ não.

Thuốc thoái hóa cột sống Baclofen
Thuốc thoái hóa cột sống Baclofen

Thành phần: Hoạt chất chính trong thuốc là Baclofen – hoạt chất thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ với một lượng tá dược vừa đủ.

Công dụng

  • Kiểm soát cơn đau nhức do viêm đau xương khớp, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp,…
  • Cải thiện các tổn thương tủy sống như u tủy sống, viêm tủy ngang, rỗng tủy sống,…
  • Hỗ trợ điều trị viêm màng não, chấn thương não.
  • Phòng ngừa đột quỵ mạch máu não, bại liệt não.

Liều dùng

  • Người lớn: Tăng dần mức liều từ 5-20 mg/lần với tần suất 3 lần/ngày (cứ 3 ngày lại tăng liều thêm 5mg và duy trì ở mức liều tối đa). 
  • Trẻ em: Mức liều thông thường là 0,75-2 mg/kg/ngày, có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và mức độ bệnh của mỗi người.

Tác dụng phụ:

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bị loét dạ dày tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này.
  • Chóng mặt, buồn nôn, bủn rủn chân tay (tác dụng phụ này hiếm gặp).

Lưu ý khi sử dụng:

  • Hạn chế lái xe sau khi uống thuốc do có thể gây buồn ngủ, chóng mặt nghiêm trọng.
  • Không được ngưng thuốc đột ngột khi kết thúc điều, giảm liều dần dần trước khi cắt liều.
  • Thông tin tới bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc nhóm thực phẩm chức năng nào khác.

Điều trị với thuốc thoái hóa cột sống Glucosamine

Thuốc thoái hóa cột sống Glucosamine là loại thuốc bổ dưỡng có tác dụng chủ yếu trong việc tái tạo thành phần sụn khớp. Do đó, thuốc này luôn xuất hiện trong đơn thuốc của người bệnh có các triệu chứng của bệnh xương khớp và được đánh giá là cho hiệu quả tốt.

Glucosamine - thực phẩm chức năng cho các bệnh lý xương khớp
Glucosamine – thực phẩm chức năng cho các bệnh lý xương khớp

Thành phần: Các thành phần hoạt chất được chiết xuất chủ yếu từ vỏ tôm, mai cua biển và bào chế chủ yếu dưới dạng lỏng hoặc dạng viên nén. Ngoài ra, Glucosamine còn chứa một lượng Chondroitin với hàm lượng vừa đủ với tác dụng chuyển hóa nước và chất dinh dưỡng nuôi sụn khớp.

Công dụng:

  • Tăng tái tạo các mô sụn khớp, ổn định và tăng cường chức năng của chúng.
  • Cải thiện tình trạng khô khớp khi cử động khó khăn với các bệnh lý thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.
  • Giảm đau nhức xương khớp.
  • Ngoài công dụng với bệnh xương khớp, sử dụng thuốc này một thời gian còn có tác dụng cải thiện làn da, săn chắc và trắng da.

Liều dùng

  • Người lớn: Liều dùng thông thường với mức liều 500mg/ngày chia làm 3-4 lần. Có thể tăng tối đa lên đến 1500mg/ngày.
  • Trẻ em: Không tự ý dùng thuốc này cho trẻ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào.

Tác dụng phụ:

  • Buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt.
  • Buồn nôn, nôn. 
  • Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón).
  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau vùng thượng vị.

Ngoài ra còn có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không đặc hiệu khác. Do đó, cần đi thăm khám ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Thuốc có khả năng tương tác cản trở với một số loại thuốc khác do đó cần thông tin tới bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng nào.
  • Không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc mặc dù đây là thực phẩm chức năng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia hoặc dùng chung thuốc với thức ăn nếu không có chỉ dẫn đặc biệt từ bác sĩ.

Thuốc trị thoái hóa cột sống nổi tiếng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Đây là thuốc nam gia truyền được tạo ra và lưu truyền hơn 150 năm bởi các đời lương y dòng họ Đỗ Minh. Thuốc có cơ chế trị bệnh tận gốc, lại an toàn nên ngày càng được nhiều bệnh nhân thoái hóa cột sống tìm đến. Ngoài ra nhiều chuyên gia đầu ngành cũng đánh giá cao về bài thuốc này.

Hiện có thể nói Xương khớp Đỗ Minh chính là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân đang muốn tìm giải pháp điều trị hiệu quả lâu dài. Bài thuốc được chia thành 5 chế phẩm nhỏ gồm thuốc đặc trị, thuốc xoa bóp, thuốc bổ gan giải độc, hoạt huyết bổ thận và kiện tỳ ích tràng.

Xương khớp Đỗ Minh - Sự lựa chọn hàng đầu cho bệnh thoái hóa cột sống
Xương khớp Đỗ Minh – Sự lựa chọn hàng đầu cho bệnh thoái hóa cột sống

Thành phần

 Bài thuốc được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên. Trong đó, mỗi chế phẩm nhỏ sẽ chứa khoảng 20 dược liệu với nhiều thành phần quý đã được các lương y kết hợp, gia giảm cho phù hợp với cơ địa người Việt bao gồm: Đỗ trọng, phòng phong, vương cốt đằng, tri mẫu, bạch truật, ý dĩ nhân, bồ công anh, cà gai…

Công dụng

  • Khu trừ tà khí, giúp hoạt huyết, thông kinh lạc, trị dứt điểm cơn đau tại cột sống.
  • Bổ sung dịch khớp giảm hiện tượng khô khớp giúp người bệnh dễ dàng cử động, tránh co cứng cột sống.
  • Tăng cường hoạt động của thận, gan giúp đào thải độc tố, dưỡng huyết, tăng cường các chất nuôi dưỡng đốt sống bị tổn thương.
  • Cải thiện sức đề kháng, mạnh gân cốt, tăng cường độ dẻo dai của các khớp.
  • Tăng cường chức năng của đại tràng, hệ tiêu hóa, an thần, dưỡng tâm.

Cách dùng, liệu trình:

Theo thông tin từ nhà thuốc, Xương khớp Đỗ Minh được hỗ trợ sắc sẵn thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần lấy 1 thìa cao/ mỗi lọ hòa với nước ấm uống.

Liệu trình thuốc ngắn hay dài tùy vào mức độ hư hại tại cột sống. Trường hợp bị thoái hóa giai đoạn đầu thường chỉ cần dùng 2 – 3 liệu trình là có thể dứt điểm. Tuy nhiên với người bị thoái hóa giai đoạn mãn tính, lâu năm có thể dùng từ 4 – 6 tháng.

Chỉ định

  • Bài thuốc này có thể dùng cho mọi đối tượng bị thoái hóa cột sống bao gồm cả phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người gặp vấn đề về dạ dày, huyết áp hay có vấn đề về thận.
  • Điều trị các bệnh xương khớp khác: viêm khớp dạng thấp, vôi hóa, gai cột sống, đau vai gáy…

Không giống như các loại thuốc thoái hóa cột sống kể trên, Xương khớp Đỗ Minh cho hiệu quả lâu dài, an toàn với mọi đối tượng sử dụng. Bởi bài thuốc sử dụng hoàn toàn là dược liệu tự nhiên, sạch từ các vườn trồng chuẩn hóa, đã được Bộ Y tế kiểm chứng. Cách sử dụng cũng dễ dàng không kém tân dược chỉ cần bệnh nhân kiên trì, kết hợp thêm châm cứu bấm huyệt, ăn uống tập luyện khoa học theo chỉ dẫn của lương y nhà thuốc sẽ đạt kết quả tốt.

Ưu điểm bài thuốc trị thoái hóa cột sống của Đỗ Minh Đường
Ưu điểm bài thuốc trị thoái hóa cột sống của Đỗ Minh Đường

Nghệ sĩ Xuân Hinh chia sẻ: “Là người cẩn thận nên tôi phải tìm hiểu rất kỹ mới quyết định đến khám, chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường này. Sau khi bắt mạch thăm khám, lương y Tuấn có chỉ định tôi dùng 2 tháng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu.

Tôi thấy thuốc có mùi thảo dược rất thơm, mới uống vào sẽ hơi đắng ở đầu lưỡi nhưng ngọt khi vào họng. Hay phải đi diễn xa, nên tôi thường mang theo thuốc cùng hành lý tiện lợi vô cùng.”

Không chỉ nghệ sĩ Xuân Hinh, mà trên 90% bệnh nhân từng sử dụng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh đều đánh giá cao về tính tối ưu, hiệu quả của bài thuốc. Vì vậy nếu bạn quan tâm, muốn được tư vấn thêm về phương thuốc trị thoái hóa cột sống này có thể liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội/ Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh hoặc gọi đến hotline của đơn vị: 0963 302 349 để được giải đáp.

Lưu ý gì khi sử dụng các loại thuốc thoái hóa cột sống?

Sử dụng các loại thuốc thoái hóa cột sống giúp điều trị hiệu quả và dứt điểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý:

  • Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, nên đi thăm khám và dùng thuốc theo đơn mà bác sĩ đã kê.
  • Không tự ý thay đổi thuốc hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ngoài da như dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa cần thông tin ngay tới bác sĩ điều trị.
  • Không kết hợp lẫn lộn các loại thuốc Tây y và Đông y trong quá trình chữa bệnh xương khớp.
  • Có thể áp dụng kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống nhanh chóng. Nên lựa chọn một số bộ môn như đi bộ, bơi lội, tập yoga.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất tốt cho xương khớp.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh để tình trạng thừa cân béo phì vì có thể gây áp lực thương tổn đến cột sống.
  • Điều chỉnh lối sống, hạn chế bê vác nặng hoặc dùng lực đột ngột, tránh tổn thương đến cột sống khiến việc điều trị khó khăn hơn.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và đồ uống chứa caffein vì có thể kích ứng các phản ứng gây viêm, khiến tình trạng thoái hóa nghiêm trọng hơn.

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến người đọc các loại thuốc thoái hóa cột sống phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm hoàn toàn, người bệnh cần đi thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống đủ chất để hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp dứt điểm hoàn toàn.

4.3/5 - (6 bình chọn)

CÙNG TÌM HIỂU:

Bình luận (31)

  1. Bùi Thị Nhung says: Trả lời

    Mình thấy thuốc hình như tác dungj giảm đau là nhiều ấy , nào là paracetamol, rồi Aspirin nữa, mấy cái này chỉ giảm đau được lúc đau thôi, hiệu quả không có được lâu dài

    1. Cao Linh 0110 says: Trả lời

      Thì đấy mình cũng thấy vậy, mấy thuốc này thì giảm đau tạm thời thôi chứ hết thuốc thì lại đau bình thường. bị mà bị lâu năm thì uống bao lâu cho đủ được. Mà kháng sinh uống nhiều vào người dẽ bị các tác dụng phụ của thuốc nữa.

    2. Phạm Thoa says: Trả lời

      Chắc mấy thuốc này điều trị cho trường hợp đau cấp thôi chứ bị lâu dài thì dùng thuốc khác cho lành ấy. Xương khớp mình thấy giwof nhiều người bị cả người già người trẻ

  2. Nông Thu Thảo says: Trả lời

    thấy có cô này điều trị thuốc Đỗ Minh Đường khỏi nhanh lắm này, cô này còn chữa cả thoái hóa vùng cổ với vùng lưng luôn, thuốc này em cũng thấy được nhiều người nhắc đến

    1. ThanhTrucs says: Trả lời

      Bố em dùng thuốc ở đây khỏi đấy ạ. điều trị hơn 3 liệu trình ở đây khỏi đứt luôn, may điều trị lúc hồi hè nên giờ đông đến không còn đau đớn như mấy năm trước nữa, may ghê luôn á.

    2. Nguyễn Hải Đăng says: Trả lời

      Em ơi, thuốc này điều trị 3 liệu trình thì khoảng bao lâu thế? anh thấy mấy thuốc đông y toàn điều trị cả năm trời thôi. lâu lắm.

    3. ThanhTrucs says: Trả lời

      Thuốc này mỗi liệu trình tầm tháng thôi anh ạ. Thuốc đông y thì vậy mà, chữa phải tính bằng tháng, vì thuốc nó tác dụng từ từ rồi đi sâu điều trị nguồn gốc bệnh, chứ điều trị triệu chứng thôi thì nhanh không ấy.

  3. Nguyễn Bá Hưng says: Trả lời

    Tôi năm nay 55 tuổi, bị thoái hóa đốt sống lưng L7-8 hơn mấy năm nay, tuy đã điều trị nhiều loại thuốc đông tây y khác nhau nhưng bây giờ vẫn chưa đỡ. không biết có thuốc nào điều trị tốt được tình trạng của tôi không?

    1. Uyên Xoài says: Trả lời

      bác ơi, bác có ở Hà Nội không? Bác điều trị tại bệnh viện quân dân 102 thử xem , cháu cũng đưa mẹ cháu điều trị kết hợp thuốc và vật lí trị liệu ở đây, hơn 3 tháng là khỏe rồi ấy ạ, giờ đi đứng rồi còn làm việc trong nhà hết , chứ không như trước ngồi 1 chỗ suốt ngày vì đau. đây bệnh viện số 1 chuyên điều trị về xương khớp luôn ấy ạ, họ chữa đông tây y kết hợp. https://benhvienquandan102.org/benh-vien-xuong-khop-quan-dan-102-3789.html

    2. Triệu Thình PM says: Trả lời

      Phải vật lí trị liệu tận 3 tháng luôn à em ơi? thế thì đi lại cũng khó khăn quá với chi phí cũng cao nữa.

    3. Uyên Xoài says: Trả lời

      À vật lí trị liệu tầm – 2 tuần thôi anh ạ. sau đó chỉ dùng thuốc thôi ạ. còn chi phí thì cũng tùy tình trạng bệnh và liệu lượng thuốc bác sĩ kê nữa. với em thì điều trị bệnh tốt là được chứ tiền thì mình kiếm bù lại cũng được, chứ giàu có bao nhiêu cũng đâu mua được sức khỏe.

  4. Trunggg says: Trả lời

    Tôi thấy điều trị xương khớp thì cứ chuyển dùng đông y là tốt nhất, tuy thời gian điều trị lâu nhưng tác dụng hiệu quả chứ không tái phát liên tục như dùng tây y, uống thuốc vào người cũng không bị mỏi mệt gì cả

    1. Hưng Đỗ says: Trả lời

      bác đã điều trị thuốc ở đâu chưa, em điều trị bao nhiêu thuốc rồi mà không ăn thua luôn đấy. giờ bất lực quá.

    2. Trần Lananh says: Trả lời

      Anh ơi, thuốc ở đây có đăt không thế ? thấy nhiều người khen chỗ này lắm rồi , mà tìm hiểu thấy nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng dùng, sợ đắt lắm.

    3. Phương Thúy 2010 says: Trả lời

      Thuốc này có nhiều bài thuốc nhỏ , tùy trường hợp bệnh của từng người rồi bác sĩ kết hợp thuốc lại với nhau, nên giá thuốc mỗi người cũng khác nhau đấy, còn giá thuốc từng loại thì được niêm yết hết cả rồi . như anh bác sĩ kê cho tầm 12 lọ tầm hơn 2 triệu chút thôi

    4. Quách Hương Lan says: Trả lời

      1 liêu trình ở đây là dùng bao lâu thế anh? em cũng đang vừa đi khám thì phát hiện thoái hóa đốt sống cổ, còn chưa biết dùng thuốc ở đâu.

  5. Quang An Trà chanh Pj says: Trả lời

    Dùng thuốc tây điều trị mấy bệnh xương khớp cũng hơi sờ sợ, hầu như đều là thuốc kháng sinh giảm đau nhiều tác dụng phụ hại dạ dày với gan nên cũng dè chừng

    1. Hoàn Hảo says: Trả lời

      Đúng suy nghĩ của em luôn, nói thật cung ham dùng lắm mà sợ bị này bị kia lại thôi. giờ chắc điều trị mấy thuốc đông y cho lành bác ạ. đỡ hại người.

    2. Nguyễn Tường Nam says: Trả lời

      Giờ đông y cũng đầy rẫy thuốc dởm ra, dạo này các bác không đọc thông tin trên mạng à, sợ lắm, giờ có dùng thì tìm chỗ uy tín mà dùng không lại mua phải chỗ dược liệu nhập lậu bẩn lại thêm bệnh vào người

    3. Song Nguyệt says: Trả lời

      Chữa đông y thì tôi mách mọi người dùng thuốc của bên Nhất Nam y viện. thuốc này điều trị tốt lắm. em mới 26 tuổi đầu mà dính thoái hóa cột sống cổ do ngồi sai tư thế đây. May được bạn bè giới thiệu cho chỗ này điều trị, dùng 1 liệu trình cái khỏi hết được đau nhức rồi, giờ em đang ăn uống sinh hoạt theo chế độ của bác sĩ để sức khỏe tốt ổn định.

    4. _Huowng_ says: Trả lời

      Muốn biết rõ thì vào đây mà tìm hiểu về thuốc với liên hệ trực tiếp bác sĩ tư vấn cho, mỗi người một tình trạng bệnh khác nhau thì thời gian, đơn thuốc điều trị khác nhau nên cứ liên hệ bác sĩ https://nhatnamyvien.com/nhat-nam-cot-vuong-thang-tieu-tan-noi-lo-thoai-hoa-khop-567.html

  6. Phương Anh Nguyễn says: Trả lời

    Hình như nhà thuốc Đỗ Minh Đường có khám à mọi người? Không biết giờ làm việc ở đây thế nào nhỉ ? Nhà thuốc này thấy có vẻ chữa hiệu quả, nhiều người chữa ở đây chia sẻ hiệu quả lắm

    1. Chocopieee says: Trả lời

      Không những có khám mà còn khám miễn phí đấy chị ạ. nhà thuốc thì chỉ làm việc giờ hành chính thôi, nhưng được cái họ có làm việc cả ngày thứ 7, chủ nhật nên những ai ngày thường không đi được thì có thể khám vào cuối tuần

    2. Hùng Lê says: Trả lời

      Ở đây là điều trị bằng phương pháp gì vậy, uống thuốc, dùng cao xoa bóp hay làm vật lý trị liệu vậy?

    3. Sơn Truyền saka says: Trả lời

      Kết hợp uống thuốc, cao xoa bóp beeb ngoài với làm châm cứu bấm huyệt nhưng mà như tôi chỉ uống 3 loại thuốc trong bài thuốc của họ với làm thêm châm cứu bấm huyệt thôi. Bác sĩ nói uống thuốc điều trị bên trong, châm cứu bấm huyệt để đả thông kinh huyệt gì đó

  7. Thanh Chúc says: Trả lời

    Methylprednisolon này điều trị có vẻ tốt này mọi người, thấy còn hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng mãn tính với điều trị hội chứng thận hư nữa này.

  8. TrinhGiang-15 says: Trả lời

    Mình thấy dùng thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn của Trung tâm thuốc dân tộc điều trị tốt đấy ạ. mẹ mình dùng thuốc ở đây thấy khen nhiều lắm , ngày nào cũng đi khoe với mấy cô hàng xóm thôi. ai bị bệnh xương khớp này xem qua đây mà chữa

    1. Nguyễn Trần Thủy Tiên says: Trả lời

      Trung tâm thuốc dân tộc này có phải ở Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội không bạn? Trước mình cứ tưởng chỉ nghiên cứu thôi, không ngờ bán thuốc luôn hả?

    2. TrinhGiang-15 says: Trả lời

      Hình như đây là cơ sở ở Hà Nội á. mẹ em thì khám chưa ở Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM có bác sĩ khám tư vấn rồi kê đơn thuốc điều trị theo bệnh cho

  9. Thu Hương says: Trả lời

    Fentanyl này thuốc điều trị cho bệnh nhjân bị thoái hóa do chấn thương, không biết có tốt thật không ạ. em năm nay 24 tuổi, 2 năm trước bị tại nạn giao thông có ảnh hưởng đến 2 đốt sống lưng L4-5 , đến giờ thì bị thoái hoa luôn rồi, em cũng điều trị tại 1 số bệnh viện nhưng không đỡ, mà bị cá này ảnh hưởng đến công việc hằng ngày nữa. mong thuôc này điều trị tốt.

    1. Hoàng Linh Meoww says: Trả lời

      Thuốc này là thuốc tiêm nên không tùy tiện sử dụng ở nhà được đâu em ạ. phải có chỉ định của bác sĩ mới dùng được, chứ tự ý mà dùng , quá trình dùng làm sao là khổ đấy.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Bác sĩ Lê Phương chữa dạ dày tại Nhất Nam Y Viện được nhiều bệnh nhân tin tưởng

Nhất Nam Bình Vị Khang chữa trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi, giá bao nhiêu?

Nhất Nam Y Viện chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Tinh Trùng Vón Cục Như Thạch Là Gì? Có Con Được Không?

TOP 18 Thực Phẩm Tăng Cường Sinh Lý Nam Tuyệt Vời Bạn Cần Biết!

Dấu Hiệu Rối Loạn Cương Dương Tạm Thời, Nguyên Nhân Cách Điều Trị

Tinh Trùng Loãng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Chồng Xuất Tinh Sớm Và 7 Điều Người Vợ Lý Tưởng Nên Thuộc Lòng

Yếu Sinh Lý Có Con Hay Không, Phòng Tránh Thế Nào? [Bác Sĩ Giải Đáp]

TOP 9 Thuốc Tăng Cường Sinh Lý Nam Của Úc Tốt Nhất 2020

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?