[TOP] 5 loại thuốc giãn cơ an toàn, tác dụng nhanh chóng nên dùng

Co thắt cơ liên tục sẽ dẫn đến căng gây trở ngại cho bệnh nhân trong việc nói chuyện hay vận động bình thường. Do đó, nhiều người bệnh tìm đến các loại thuốc giãn cơ để điều trị co thắt và làm giảm tình trạng đau cơ.

Danh sách 5 loại thuốc giãn cơ an toàn, hiệu quả nhất
Danh sách 5 loại thuốc giãn cơ an toàn, hiệu quả nhất

Danh sách 5 loại thuốc giãn cơ an toàn, hiệu quả nhất

Với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại của các loại thuốc giãn cơ hiện nay thì chắc hẳn người bệnh có rất nhiều sự lựa chọn khi tìm mua thuốc. Dưới đây là top 5 loại thuốc giãn cơ phổ biến nhất bạn đọc có thể tham khảo.

Thuốc giãn cơ Baclofen

Baclofen là loại thuốc thuộc nhóm giãn cơ và tăng trương lực được sử dụng trong các trường hợp như đau lưng, co thắt cơ, xơ cứng rải rác, tổn thương tủy sống,…

Thành phần của thuốc chính là hoạt chất Baclofen kết hợp cùng một số tá dược khác vừa đủ một viên uống.

Với thành phần như vậy, Baclofen có tác dụng làm giảm biên độ và tần số co cơ, giảm tình trạng cứng khớp. Đồng thời giúp ngăn chặn các hoạt động thần kinh diễn ra trong tủy sống, ức chế và phong bế các dây thần kinh từ đó giúp giảm đau nhanh chóng.

  • Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là buồn nôn, mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi,…
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trường hợp có tiền sử bị suy gan, suy thận, suy đường hô hấp,…
  • Liều lượng và cách sử dụng: Đối với người lớn: Liều khởi động 5mg/lần x 3 lần/ngày, có thể tăng 5mg cho mỗi lần sử dụng và thời gian mỗi lần tăng cách nhau 3 ngày. Liều tối đa chuyên gia khuyến cáo là 20mg/lần. Đối với trẻ em: Dùng thuốc giãn cơ Baclofen dựa trên chỉ định của bác sĩ.
  • Giá bán tham khảo: Thuốc Baclofen đang được bán với giá trên thị trường khoảng 172.000vnđ/1 hộp 6 vỉ x 10 viên 10mg.
Baclofen là loại thuốc thuộc nhóm giãn cơ và tăng trương lực được chỉ định cho bệnh đau lưng, co thắt cơ,...
Baclofen là loại thuốc thuộc nhóm giãn cơ và tăng trương lực được chỉ định cho bệnh đau lưng, co thắt cơ,…

Decontractyl

Thuốc giãn cơ Decontractyl phát huy tác dụng trên cả thần kinh trung ương, tủy sống và ngoại vi. Do vậy, thuốc được chỉ định điều trị các bệnh lý về thoái hóa đốt sống, giảm đau do co thắt cơ, đau lưng, đau cơ, đau xương khớp,…

Hai thành phần chính của Decontractyl là Mephenesin 0,25g và Saccharose 118mg.

  • Tác dụng phụ: Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp gồm mệt mỏi, uể oải, yếu cơ, buồn ngủ, mất điều hòa vận động, buồn nôn…
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trường hợp có tiền sử bị bệnh đường hô hấp, dị ứng.
  • Liều lượng và cách sử dụng: Người bệnh sử dụng 500 – 1000 mg/lần, ngày 3 lần. Decontractyl được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi.
    Giá bán tham khảo: Viên uống Decontractyl có giá bán tuỳ theo hàm lượng: khoảng 30.000 vnđ/1 hộp loại 250mg x 1 viên và 40.000 vnđ/1 hộp loại 500mg x 1 viên.
Thuốc giãn cơ Decontractyl có giá bán thay đổi theo từng hàm lượng hoạt chất trong viên nén
Thuốc giãn cơ Decontractyl có giá bán thay đổi theo từng hàm lượng hoạt chất trong viên nén

Thuốc giãn cơ Chlorzoxazone

Chlorzoxazone có tác dụng tức thì giảm đau cơ, đau lưng thông qua cơ chế ngăn cản cung phản xạ đa synap tham gia vào sự quá trình hình thành và duy trì sự co thắt cơ. Từ đó làm giảm biên độ và tần suất co cơ nhanh chóng.

Thành phần của thuốc chính là hoạt chất Chlorzoxazone kết hợp cùng một số tá dược khác vừa đủ một viên uống.

Tác dụng phụ: Thuốc giãn cơ Chlorzoxazone gây các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, buồn ngủ, dị ứng,…

Chống chỉ định: Không dùng Chlorzoxazone cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi, người già, trường hợp có bệnh suy thận, suy tim và tiền sử dị ứng thuốc cần thận trọng khi sử dụng.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Người lớn: từ 250 – 750mg/lần x 3 lần/ngày, có thể giảm liều khi tình trạng đau nhức được cải thiện.
  • Trẻ em: từ 125 – 500mg/lần x 3 lần/ngày.

Giá bán tham khảo: Thuốc giãn cơ Chlorzoxazone 500mg đang được bán trên thị trường với giá khoảng 500.000 – 850.000 vnđ/ hộp 60 viên.

Thuốc giãn cơ Chlorzoxazone gây các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, buồn ngủ,... người bệnh cần lưu ý
Thuốc giãn cơ Chlorzoxazone gây các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, buồn ngủ,… người bệnh cần lưu ý

Prenuff

Prenuff là thuốc giãn cơ kê đơn được chỉ định dùng với mục đích cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ. Thuốc thường được chỉ định cho bệnh viêm quanh khớp vai và thắt lưng, hội chứng đốt sống cổ, xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa tủy,…

Thành phần của mỗi viên nén Prenuff chứa: 35mg Prednisolon và các tá dược khác như Lactose Monohydrate, Magnesium Stearat,,…

Tác dụng phụ: Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp như: buồn nôn, nôn, chán ăn, khô miệng, rối loạn tiêu hoá, phát ban, mất ngủ, thay đổi số lượng hồng cầu hay giá trị Hemoglobin bất thường,…

Chống chỉ định: Không dùng Prenuff cho bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc, trường hợp có tiền sử nhạy cảm với Prednisolon và trường hợp có rối loạn chức năng gan.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Liều đề nghị: 3 viên/ngày, chia làm 3 lần sau mỗi bữa ăn.
  • Liều lượng nên được điều chỉnh theo tuổi và triệu chứng bệnh của bệnh nhân.
  • Thông báo với bác sĩ để giảm liều hoặc ngưng thuốc khi bị yếu sức, buồn ngủ, chóng mặt hoặc gặp các triệu chứng khác.
  • Không lái xe hay sử dụng máy móc khi dùng thuốc Prenuff.

Giá bán tham khảo: Thuốc giãn cơ Prenuff đang được bán trên thị trường với giá khoảng 120.000 vnđ/ hộp 6 vỉ x 10 viên.

Thuốc giãn cơ Prenuff đang được bán trên thị trường với giá khoảng 120.000 vnđ/ hộp
Thuốc giãn cơ Prenuff đang được bán trên thị trường với giá khoảng 120.000 vnđ/ hộp

Thuốc giãn cơ Notrixum

Thuốc Notrixum là thuốc kê đơn được dùng để giãn cơ xương trong phẫu thuật hoặc trường hợp thông khí có kiểm soát.

Mỗi ống 2,5ml Notrixum chứa: 25mg Atracurium Besylate và các tá dược khác như: Acid Benzenesulfonic và nước cất pha tiêm.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng không mong muốn khi dùng Notrixum có thể kể đến như: đỏ bừng mặt, hạ huyết áp nhẹ thoáng qua hoặc co thắt phế quản, yếu cơ khi dùng thuốc kéo dài ở các bệnh nhân nặng trong hồi sức tích cực.

Chống chỉ định: Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân nhược cơ nặng, rối loạn điện giải nặng, các bệnh thần kinh – cơ và các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng khác.

Liều lượng và cách sử dụng:

Đối với người lớn:

  • Từ 0,3 – 0,6 mg/kg sẽ gây giãn cơ trong khoảng 15 -3 5 phút.
  • Tiêm tĩnh mạch 0,5 – 0,6 mg/kg đặt ống nội khí quản.
  • Liều bổ sung 0,1 – 0,2 mg/kg nếu cần thiết trong trường hợp phong bế hoàn toàn.

Đối với trẻ em: Liều dùng ở trẻ trên 1 tháng giống như liều lượng ở người lớn dựa trên thể trọng.

Giá bán tham khảo: Thuốc tiêm Notrixum có giá bán trên thị trường hiện nay khoảng 240.000 vnđ/ hộp gồm 5 ống 5ml.

Thuốc Notrixum là thuốc kê đơn, được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc Notrixum là thuốc kê đơn, được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Một số lưu ý khi dùng các thuốc giãn cơ

Đau nhức, cứng cơ là bệnh lý thường gặp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân và rất dễ tái phát. Để nhanh đẩy lùi những cơn đau trong quá trình dùng thuốc đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần chú ý một số điểm sau đây:

  • Không vận động, làm việc quá sức hay mang vác quá nặng trong quá trình dùng thuốc.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích vì điều này có thể làm giảm hấp thu thuốc và tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, nên bổ sung như thực phẩm chứa nhiều axit béo, omega – 3, rau củ quả sạch, các loại hạt,…
  • Trẻ nhỏ, trẻ em đang trong thời kỳ phát triển nên hạn chế dùng thuốc bởi có thể gây tác động xấu lên quá trình phát triển và hoàn thiện cơ xương.
  • Tương tự như vậy, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên dùng thuốc.

Trong trường hợp người bệnh nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên dừng thuốc và đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Trên đây là thông tin về các loại thuốc giãn cơ đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trước khi sử dụng thuốc giãn cơ cũng như bất cứ loại thuốc nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhất.

4.6/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?