Các loại thuốc điều tiền đình được bác sĩ khuyên dùng hiện nay

Thuốc điều trị tiền đình là giải pháp mà hầu hết người mắc hội chứng này quan tâm để giải quyết những dấu hiệu mà bệnh gây nên. Tuy nhiên trên thị trường hàng hóa đa dạng và phức tạp, các kênh quảng cáo cũng phát triển không ngừng thì việc lựa chọn và tìm hiểu về thuốc cũng trở nên khó khăn. Vậy loại thuốc điều trị bệnh tiền đình nào tốt và an toàn?

Thuốc điều trị tiền đình nào tốt?
Thuốc điều trị tiền đình nào tốt?.

Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo, choáng ngất bất thường… Bệnh thường rất hay tái phát, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người mắc.

Thuốc tây y là những loại thuốc được nhiều người bệnh sử dụng vì có khả năng ức chế tức thời những triệu chứng gây khó chịu mệt mỏi của bệnh. Thuốc cũng tiện lợi khi mang theo trong người khi đi xa hoặc tại nơi làm việc. Một số loại thuốc dùng trong điều trị rối loạn tiền đình phổ biến hiện nay gồm:

Thuốc chữa rối loạn tiền đình Acetylleucin (Tanganil)

Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình nhằm giảm các triệu chứng chóng mặt và mất điều hòa ở tiểu não. Điều trị các cơn hoa mắt, chóng mặt và đau đầu không rõ nguyên nhân.

Thuốc có 2 dạng là viên uống và thuốc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn và sử dụng thuốc phù hợp

Liều lượng và cách dùng của thuốc với người lớn như sau:

Dạng uống: Ban đầu, dùng từ 1,5 – 2g mỗi người (3-4 viên) liên tục trong từ 10 ngày đến 5 hoặc 6 tuần. Khi điều trị có hiệu quả, sẽ tăng liều lên mức 3 – 4g/ ngày. Chia thuốc thành 2 – 3 lần/ ngày dùng sau các bữa ăn.

Dạng tiêm: Ban đầu khoảng 2 ống ngày. Sau tăng lên 3 – 4 ống nếu cần thiết. Trường hợp người bệnh tiêm thuốc có triệu chứng chóng mặt, nôn mửa có thể ngưng tiêm và chuyển qua dùng thuốc uống.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc Acetylleucin trong thời gian dài, có thể gây rối loạn tiêu hóa và khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và người đang cho con bú
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh và xử lý kịp thời.

Thuốc Cinnarizin (Stugeron)

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình Cinnarizin thuốc nhóm thuốc kháng Histamin H1. Có tác dụng điều trị các tình trạng, triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng, ú tai, choáng đầu. Thuốc được dùng theo đơn kê và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong một số trường hợp Cinnarizin được dùng trong phòng tránh say tàu xe, giảm đau nhức đầu.

Tác dụng phụ của thuốc: Trong quá trình sử dụng Cinnarizin người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, khô miệng, căng cân,…

Thuốc Cinnarizin là dạng viên uống, tùy vào tình trạng và biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình bác sĩ kê đơn và chỉ định liều lượng cho phù hợp.

Người lớn:

  • Với người bị rối loạn tuần hoàn não: Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên.
  • Với người bị rối loạn tuần hoàn ngoại biên: Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 viên
  • Với người bị chóng mặt: Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên.
  • Với người bị say tàu xe: Dùng 1 viên trước khi lên xe 30 phút, cách 6 tiếng uống 1 lần.

Trẻ em: Liều lượng của trẻ em bằng 1/2 của người lớn với tất cả các trường hợp.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Nên sử dụng thuốc Cinnarizin sau bữa ăn
  • Chống chỉ định với phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người lái xe và đang vận hành máy móc, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình Flunarizin (Nomigrain, hepen, Fluzine)

Flunarizin là một trong những thuốc điều trị rối loạn tiền đình khá phổ biến và cho hiệu quả tốt. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa tình trạng quá tải canxi tế bào, giảm canxi tràn vào quá mức qua màn tế bào.

Thuốc Flunarizin được chỉ định sử dụng trong các trường hợp người bị rối loạn tiền đình có triệu chứng chóng mặt, nhức đầu. Ngoài ra, thuốc còn được dùng cho các bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não hoặc bị thiếu oxy lên não.

Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, tăng cần,… trong một số trường hợp nặng có thể gây buồn nôn, đau dạ dày, khô miệng,…

Liều lượng và cách dùng:

Với trường hợp người bệnh bị rối loạn tiền đình có triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu uống thuốc với liều lượng như sau:

  • Liều khởi đầu: 1 viên/ ngày, uống vào buổi tối.
  • Bệnh nhân dưới 65 tuổi: Ngày 2 viên, buổi tối, sau ăn.
  • Bệnh nhân trên 65 tuổi: Ngày 1 viên, buổi tối, sau ăn.

Lưu ý khi dùng:

Khi sử dụng nếu có triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp,.. hoặc các tác dụng phụ nặng cần ngưng dùng thuốc

Dùng thuốc sau 2 tháng cần đi kiểm tra để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh.

Không dùng Flunarizin cho bệnh nhân có tiền sử trầm cảm hoặc đang có triệu chứng Pakinson,5555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555555 rối loạn ngoại tháp khác..

  • Thuốc chứa glucocorticoid: Tiêu biểu là thuốc methylprednisolon, loại thuốc có tác dụng chống viêm khi chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình.
    Thuốc Methylprednisolon
    Thuốc Methylprednisolon
  • Nhóm thuốc an thần: Bao gồm diazepam, lorazepam…, được sử dụng trong thời gian đầu bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt để giảm lo lắng và căng thẳng.
  • Thuốc tăng tuần hoàn não, tăng tuần hoàn đến bộ phận tiền đình: Một số loại thuốc thường dùng gồm betahistin (Betaserc)), almitrin – raubasin (Duxil), thường được sử dụng sau giai đoạn cấp, điều trị duy trì và sử dụng lâu dài
  • Thuốc ức chế kênh canxi, đặc biệt chọn lọc mạch máu não: tiêu biểu như flunarizine (Sibelium), cinnarizin (Stugeron).
    Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron
    Thuốc rối loạn tiền đình Stugeron
  • Thuốc hỗ trợ điều chỉnh sự suy giảm chức năng tiền đình như piracetam (Nootropyl), Ginkgo biloba (Tanakan).

Khi sử dụng thuốc tây chữa rối loạn tiền đình, người bệnh luôn phải tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ về liều dùng và cách dùng. Ở thể trạng mỗi người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, hạn chế tác dụng phụ hay kích ứng không mong muốn khi sử dụng. Chính vì vậy, việc người bệnh đến các cơ sở ý tế khám và chữa bệnh chính là việc quan trọng đầu tiên.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tiền đình

Không nên sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc chữa bệnh tiền đình
Không nên sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc chữa bệnh tiền đình

Không nên sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc chữa bệnh tiền đình

Khi sử dụng thuốc điều trị chóng mặt tiền đình, người bệnh cần thực hiện những lưu ý sau đây để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Sử dụng tây y thường xuyên khiến cơ thể ở trạng thái nóng trong, gan làm việc nhiều hơn, vì vậy cần bổ sung những loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Không nên sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc mà không có sự chỉ dẫn và yêu cầu của bác sĩ.
  • Không tùy tiện mua thuốc và lạm dụng thuốc.
  • Kết hợp tập thể dục thể thao và ngủ đủ giấc để phòng bệnh.
  • Khi có những dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc điều trị tiền đình cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Hy vọng bài viết tổng hợp về thuốc điều trị tiền đình trên sẽ giúp người bệnh có thêm thông tin để cho mình lựa chọn chữa bệnh phù hợp và an toàn!

Đánh giá bài viết

Tin mới

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hết Ngứa, Hết Rát

TOP 10 Thuốc Trị Mẩn Ngứa Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?