TOP 10 thuốc bôi trị viêm da mủ được bác sĩ khuyên dùng

Thuốc bôi trị viêm da mủ được dùng trong điều trị trực tiếp các triệu chứng tổn thương trên da do viêm da mủ như chốc lây, viêm nang lông, nhọt ổ gà, viêm quầng,… Tùy theo tình trạng tổn thương da, cơ địa của người bệnh bác sĩ có thể kê những loại thuốc phù hợp.

Các loại thuốc bôi trị viêm da mủ

Viêm da mủ là hiện tượng tổn thương da mãn tính, nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trên da, gây ảnh hưởng tới ngoại hình, tâm lý của người bệnh.

Bệnh thường xuất hiện với những triệu chứng đặc trưng trên da như nổi mụn mủ, sưng đỏ, rỉ dịch, tập trung ở vùng da tiết nhiều mồ hôi và có nếp gấp.

Để điều trị bệnh lý này, bác sĩ thường kê thuốc kết hợp cả bôi ngoài da và thuốc uống. Các loại thuốc bôi trị viêm da mủ chủ yếu có tác dụng sát khuẩn, sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm tại chỗ trên da. Dưới đây là các loại thuốc bôi trị viêm da mủ được sử dụng phổ biến hiện nay như:

1. Thuốc Povidon Iod 10%

Povidon Iod 10% là dung dịch sát khuẩn ngoài da, bao gồm iod với polyvinylpyrrolidon, dễ tan trong nước và cồn. Povidon được dùng làm thuốc sát khuẩn, diệt khuẩn, vi nấm, virus. Dung dịch thường dùng sát trùng ngoài da, chống nhiễm trùng, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm da như: Viêm da mủ, viêm da cơ địa,…

Thuốc bôi trị viêm da mủ Povidon 10%
Thuốc Povidon 10%

Cách sử dụng:

  • Dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết thương ngoài da.
  • Pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:5 để rửa sạch vết thương.
  • Đổ thuốc vào bông y tế để lau vết thương.

Tác dụng phụ: Lạm dụng thuốc có thể gây kích ứng và phản ứng toàn thân, nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri trong máu, bệnh về tuyến giáp, tổn thương chức năng thận, giảm năng giáp, co giật thần kinh.

Lưu ý: Không dùng cho người bị dị ứng với iod hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Không nên dùng cho bệnh nhân rối loạn tuyến giáp, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Không dùng thuốc trên những vùng tổn thương da rộng và tránh không để thuốc dính vào mắt.

2. Hồ nước

Hồ nước là một loại hỗn hợp, bao gồm Zinc oxide, Calcium carbonate, cồn Glycerin, Tacl và nước cất; được sử dụng chủ yếu cho trẻ nhỏ và phu nữ. Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng kích ứng trên da, sát khuẩn, giảm viêm sưng ở các vùng da tổn thương do viêm da, bỏng, côn trùng đốt,…

Cách sử dụng: Rửa sạch tay và da bằng nước muối sinh lý, bôi trực tiếp hồ nước lên da. Thực hiện với tần suất 2-3 lần/ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

Tác dụng phụ: Có thể gây phản ứng dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy trên vùng da sử dụng thuốc.

Lưu ý: Làm sạch da trước khi bôi hồ nước để tránh nguy cơ bội nhiễm ở các vùng bị thuốc che phủ. Dung dịch có dạng thuốc mỡ nên có thể dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, gây nổi mụn trên vùng da sử dụng thuốc.

3. Dung dịch Chlorhexidine

Chlorhexidine là hoạt chất có tác dụng sát trùng và khử khuẩn bề mặt da. Hiện nay, Chlorhexidine được bào chế dưới nhiều dạng chế phẩm khác nhau (dung dịch súc miệng, dung dịch rửa, kem bôi ngoài da, khí dung, bông gạc tẩm thuốc) nhằm làm sạch, sát trùng những tổn thương ngoài da, ức chế virus và một số loại nấm men gây nấm da, vô trùng các dụng cụ y tế. Hiệu quả kháng khuẩn của Chlorhexidine có thể kéo dài đến 8 tiếng đồng hồ.

Thuốc bôi trị viêm da mủ Chlorhexidine
Dung dịch Chlorhexidine

Cách sử dụng: Sử dụng trực tiếp lên vùng da cần sát khuẩn với tần suất 2-3 lần/ngày. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:1 để rửa vết thương. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý ở từng trường hợp viêm da mủ cụ thể, bác sĩ có thể cân nhắc và điều chỉnh liều lượng sử dụng sao cho hợp lý nhất.

Tác dụng phụ: Khô miệng, tim đập nhanh, chóng mặt, rối loạn vị giác và khướu giác, bong niêm mạc miệng. Ở một số trường hợp lạm dụng thuốc có thể gây kích ứng da, phản ứng quá mẫn, phản ứng dị ứng, nổi mề đay. Nếu có dấu hiệu sốc phản vệ, người bệnh nên gọi điện cấp cứu y tế ngay lập tức.

Lưu ý: 

  • Không dùng Chlorhexidine cho người có tiền sử dị ứng, người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
  • Ngoài ra, không sử dụng dung dịch vào tai giữa, màng não và não. 
  • Phụ nữ có thai cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

4. Dung dịch xanh Methylen 1%

Methylen 1% có thành phần chính là hoạt chất methylene blue 1% và được đánh giá là lành tính. Thuốc có tác dụng chính là sát khuẩn, giải độc nhờ cơ chế phá vỡ các phân tử virus khi chúng tiếp xúc với ánh sáng, từ đó điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da như viêm da mủ, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa,…

Thuốc bôi trị viêm da mủ xanh Methylen 1%
Thuốc bôi trị viêm da mủ xanh Methylen 1%

Cách sử dụng: Làm sạch vùng da viêm nhiễm, sau đó chấm và bôi thuốc nhẹ nhàng lên da. Thực hiện 2-3 lần/ngày để sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm nặng. Khi tẩy rửa thì nên rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, dùng khăn mềm sạch lau nhẹ nhàng lên da.

Tác dụng phụ: Dùng thuốc trong thời gian dài có thể tăng phá hủy hồng cầu, gây ra tình trạng thiếu máu.

Lưu ý:

  • Chỉ nên dùng thuốc trong thời gian từ 3-5 ngày.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người thiếu hụt glucose – 6 phosphat dehydrogenase, người bị suy thận.

5. Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide 5%

Benzoyl peroxide là hoạt chất có khả năng ức chế vi khuẩn gây mụn mủ, làm bong lớp sừng và tróc vảy tế bào chết để lỗ chân lông thông thoáng hơn, hạn chế viêm nhiễm.

Thuốc thẩm thấu vào da và xâm nhập sâu vào lỗ chân lông, làm chậm quá trình phát triển thành mụn mủ, tiêu diệt tạp khuẩn gây viêm da mủ.

Cách sử dụng: Làm sạch da, dùng bông tăm chấm thuốc bôi trực tiếp lên da. Sử dụng từ 1-2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng giảm hẳn.

Tác dụng phụ: Lão hóa da, kích ứng da

Lưu ý: Vì đây là loại thuốc trị viêm da mủ có nồng độ mạnh nên không sử dụng lâu dài trên da. Trường hợp người có cơ địa nhạy cảm nên sử dụng Benzoyl peroxide nồng độ thấp 2.5% trước cho da quen dần, rồi mới nâng nồng độ lên tùy theo tình trạng viêm da.

6. Thuốc mỡ Bactroban (mupirocin) 2%

Bactroban có thành phần chính là Mupirocin – một loại kháng sinh được sản xuất thông qua quá trình lên men. Thuốc có tác dụng điều trị các loại nhiễm trùng ngoài da do các thể của bệnh viêm da mủ như viêm nang lông, đinh nhọt, chốc lở.

Thuốc mỡ Bactroban
Thuốc mỡ Bactroban

Cách sử dụng: Trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn bôi thuốc lên vùng nhiễm khuẩn 3 lần/ngày. Sử dụng trong vòng 5-10 ngày.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể cảm thấy nóng rát, ngứa, nổi mẩn đỏ, phù nề ở vùng da bôi thuốc. Một số ít trường hợp bị viêm mô tế bào, viêm da tiếp xúc, khô da.

Lưu ý: Không dùng thuốc cho người bệnh suy thận, người bị bỏng nặng. Không dùng trộn lẫn thuốc với các loại thuốc mỡ khác. Không nên sử dụng thuốc mỡ Bactroban sau khi tiêm một số loại vắc-xin như thương hàn, cloramphenicol,… vì thành phần Mupirocin trong thuốc có thể làm giảm đi tác dụng của vắc-xin. Phụ nữ có thai và cho con bú nên thận trọng, cần tham vấn y khoa trước khi dùng thuốc.

7. Thuốc bôi Clindamycin

Clindamycin là một loại kháng sinh, có tác dụng điều trị trường hợp nhiễm khuẩn nặng trên da. Khi được bào chế dưới dạng thuốc dùng tại chỗ bao gồm: Kem bôi 1%, 2%; miếng gạc bão hòa dung dịch 1%, dung dịch nước 1%.

Cách sử dụng: Sau khi rửa mặt sạch sẽ, lấy một lượng kem vừa đủ vào dụng cụ để bôi lên mặt, không dùng bằng tay hoặc sử dụng miếng gạc đắp lên khu vực bị viêm da mủ. Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn bôi một lớp mỏng 2 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Nổi mày đay, ban đỏ da, viêm tróc da, vàng da, ảnh hưởng lên chức năng gan và hệ tạo máu.

Lưu ý: Hạn chế tối đa sử dụng thuốc cho người cao tuổi, người bệnh suy gan. Nếu phải sử dụng thuốc trong thời gian dài, càn chú ý khám và theo dõi chức năng gan, thận. Không bôi thuốc lên vết cắt, trầy xước, vùng da có vết thương hở.

8. Thuốc bôi Neomycin

Neomycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến việc tổng hợp một số protein nhất định của vi khuẩn. Vì vậy, khi hoạt động tổng hợp protein bị ngăn cản, vi khuẩn sẽ bị giết chết và tình trạng nhiễm trùng được khắc phục. Thuốc bôi Neomycin được sử dụng để điều trị tình trạng nhiễm trùng do viêm da như bệnh viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da mụn mủ.

Thuốc Neomycin
Thuốc Neomycin

Cách sử dụng: Rửa sạch và lau khô vùng da cần điều trị, dùng tăm bông thoa thuốc lên vùng da đó. Người lớn và thanh thiếu niên thoa từ 1-3 lần/ngày, tối đa là 5 lần/ngày. Với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ: Phản ứng da, khô da, nhiễm trùng da, nổi mụn, màu da thay đổi.

Lưu ý: Không được uống. Sau khi bôi thuốc, không nên băng bó vết thương trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, không sử dụng thuốc lâu hơn quy định của bác sĩ, không bôi kem len vùng da hở hoặc bôi lan sang vùng da lành khác.

9. Thuốc mỡ Pecinillin

Penicillin là một loại kháng sinh, được sử dụng để chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn gây ra. Penicillin ức chế hoạt động của các enzyme quan trọng trong thành tế bào của vi khuẩn làm cho vi khuẩn suy yếu và tử vong.

Cách sử dụng: Sau khi đã vệ sinh vùng da cần bôi thuốc sạch sẽ, bôi đều một lớp thuốc mỡ kháng sinh lên da từ 1-2 lần/ngày. Tùy vào từng độ tuổi và mức độ tổn thương da mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị viêm da mủ. Với trẻ em, liều lượng thuốc còn phụ thuộc vào cân nặng của mỗi bé.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn nôn, đau dạ dày, đau đầu, tua miệng, ngứa âm đạo. Ở một số trường hợp người có cơ địa mẫn cảm có thể bị tiêu chảy, đi ngoài có máu.

Lưu ý: Không nên sử dụng cho người bị hen suyễn, người mắc các bệnh lý về gan, thận, rối loạn máu đông, người có tiền sử tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh. Đặc biệt là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì thuốc có thể truyền từ mẹ sang con.

10. Thuốc Fucidin

Fucidin là thuốc bôi ngoài da có tác dụng điều trị tổn thương, nhiễm trùng da do tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. Thuốc gồm thành phần chính là Acid fusidic và Hydrocortisone acetate có đặc tính chống viêm và ức chế hệ miễn dịch, từ đó đẩy lùi nhanh chóng các phản ứng viêm nhiễm.

Thuốc bôi Fucidin
Thuốc Fucidin

Cách sử dụng: Vệ sinh sạch nơi tổn thương da, thoa một lớp thuốc mỏng lên da. Thoa thuốc 2 lần/ngày cho đến khi giảm bớt triệu chứng viêm nhiễm.

Tác dụng phụ: Da có thể bị kích ứng như phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa rát tại vị trí bôi thuốc.

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng thuốc trong vòng 7 ngày. Đặc biệt, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị viêm da mủ

Thuốc bôi trị viêm da mủ là một trong những nhóm thuốc chính trong điều trị viêm da mủ. Bác sĩ thường kê đơn kết hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi nhằm làm giảm đi triệu chứng tổn thương da, bảo vệ da khỏi nguy cơ nhiễm trùng và phục hồi lại cấu trúc da.

Nhưng bất cứ loại thuốc Tây nào nếu sử dụng không đúng cách thì đều có thể gây ra những tác dụng phụ hoặc biến chứng nghiêm trọng. Do đó, trước và trong khi sử dụng thuốc, người bệnh cần nắm rõ một số lưu ý sau:

  • Chỉ sử dụng các loại thuốc điều trị viêm da mủ khi có chỉ định kê đơn của bác sĩ.
  • Người bệnh cần vệ sinh tay và vùng da tổn thương sạch sẽ trước khi bôi thuốc để hạn chế nguy cơ bội nhiễm ở vùng da đó.
  • Vùng da tổn thương đã rất yếu nên rất dễ bị kích ứng dù chỉ là yếu tố nhỏ từ bên ngoài môi trường. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi, khí thải,…
  • Không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ và thuốc chứa thành phần corticoid trong thời gian dài vì có thể gây ra những tổn thương sâu trên da và các cơ quan trong cơ thể.
  • Ở giai đoạn ban đầu, vùng da tổn thương thường có dấu hiệu sưng đỏ, nổi mụn mủ, rỉ dịch. Lúc này, người bệnh không nên dùng các loại thuốc mỡ, mà nên dùng thuốc được bào chế ở dạng kem hoặc dung dịch. Khi da đã khô, giảm tiết dịch và đóng vảy thì có thể dùng thuốc mỡ.
  • Sau khi mụn mủ đã vỡ ra và nổi vảy, người bệnh nên kết hợp cả thuốc bôi và kem dưỡng ẩm có chức năng phục hồi da để làm mềm vùng da nứt nẻ và khô ráp, thúc đẩy quá trình sản sinh biểu bì mới ở da.
  • Liều lượng thuốc chỉ mang tính tham khảo vì ở mỗi cá nhân sẽ có thể bệnh và mức độ tổn thương da là khác nhau. Vì vậy, liều lượng sử dụng sẽ không giống nhau.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng và nếu nhận thấy tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, hãy dừng lại và thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ.
Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ
Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ

Như vậy, bài viết đã tổng hợp và cung cấp thông tin về các loại thuốc bôi trị viêm da mủ phổ biến và hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, thông tin về các loại thuốc trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và phòng ngừa yếu tố rủi ro, người bệnh nên thăm khám y khoa trước khi sử dụng thuốc.

Các thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm triệu chứng, thúc đẩy phục hồi tổn thương trên da nhưng lại không thể điều trị triệt để viêm da mủ. Các chuyên gia YHCT cho biết, nguyên nhân cốt lõi gây ra viêm da mủ là chức năng gan, thận suy giảm, độc tố không được đào thải sẽ tích tụ dưới da. Thêm vào đó, sức đề kháng cơ thể kém khiến da bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà gây ra bệnh. 

4.7/5 - (4 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Sỏi Thận Nên Ăn Trái Cây Gì, Kiêng Gì Để Hết Sỏi Nhanh Nhất?

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?