Thoát vị đĩa đệm mang thai được không? Thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không là thắc mắc của hầu hết chị em phụ nữ khi mắc bệnh. Để giải đáp được thắc mắc trên và có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi mang thai, bạn hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết này. 

Thoát vị đĩa đệm mang thai được không?

Với phụ nữ, sinh con khỏe mạnh là một điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Chính vì thế, chỉ cần một ảnh hưởng nhỏ đến sức khỏe trước khi mang thai cũng khiến chị em cảm thấy lo lắng, huống chi là những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa. Do đó, nhiều phụ nữ thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không khi chẳng may mắc phải căn bệnh này. 

Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Theo các chuyên gia, tình trạng thoát vị đĩa đệm là tổn thương ở vùng cột sống. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và không phải là bệnh nan y.

Vì vậy, phụ nữ khi mắc bệnh vẫn có thể mang thai và sinh đẻ hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức và tác động không nhỏ đến tinh thần người mẹ. 

Người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể mang thai tuy nhiên sẽ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi hơn bình thường
Người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể mang thai tuy nhiên sẽ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi hơn bình thường

Những cơn đau ở lưng kết hợp với áp lực từ thai nhi đè nén lên cột sống khiến người mẹ cảm thấy khó khăn hơn trong suốt thời kỳ mang thai. 

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ không nên mang thai trong suốt quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Bởi rất nhiều chị em phụ nữ không chịu đựng nổi những cơn đau khiến cơ thể suy nhược, mất sức, tình trạng sức khỏe suy yếu dần và tác động đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, các bé sinh ra thường có sức khỏe yếu kém, thậm chí là bị dị tật. 

Bên cạnh đó, khi mang thai, người mẹ phải chú trọng hơn trong việc lựa chọn những thuốc giảm đau. Mặc dù các cơn đau tăng dần nhưng người mẹ vẫn không thể sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian này. Từ những điều trên, người mẹ cần phải cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi quyết định mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm. 

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Bệnh xương khớp và bệnh sinh sản nằm ở hai phạm trù khác nhau. Do vậy, những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể mang thai sinh con như bình thường. Bởi khả năng sinh sản phụ thuộc vào trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông mà không có mối liên hệ gì đến bệnh thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ ảnh hưởng nhiều đến chuyện chăn gối, khiến chất lượng những “cuộc yêu” trở nên giảm sút. Bởi bệnh gây ra những các triệu chứng đau nhức khó chịu. 

[middle_link]

Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây khó khăn cho mẹ bầu trong thời gian mang thai và khi sinh sản
Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây khó khăn cho mẹ bầu trong thời gian mang thai và khi sinh sản

Triệu chứng đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm là những cơn đau nhức dai dẳng. Khi mang thai, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra những biểu hiện như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm cổ gây ra những cơn đau dữ dội, tê mỏi vai gáy, cổ. Hệ thống rễ dây thần kinh bị chèn ép khiến cơ bắp bị mất lực, suy yếu và cử động khó khăn.
  • Chị em phụ nữ sẽ cảm thấy các cơn đau lưng tiến triển âm ỉ, cơn đau kéo dài kèm theo những triệu chứng như bị kim chân, tê cứng lưng.
  • Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh tọa khiến người bệnh cảm thấy những cơn đau nhức lan rộng từ lưng xuống hông, tê yếu bắp chân, bàn chân kéo dài đến các ngón chân. 

Các triệu chứng kéo dài sẽ khiến cả người phụ nữ và người đàn ông trở nên không hứng thú và giảm tần suất chuyện ấy. Ngoài ra, tâm lý bị ảnh hưởng và mệt mỏi kéo dài sẽ khiến chất lượng trứng và tinh trùng giảm sút đáng kể. Vì vậy, việc sinh sản và mang thai sẽ trở nên khó khăn hơn. 

Một số nguy cơ mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người mẹ sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Đặc biệt, khi mẹ bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nghiêm trọng, bệnh sẽ còn ảnh hưởng nhiều hơn. Người mẹ có thể trải qua giai đoạn mang thai với những nguy cơ như sau:

  • Do áp lực phải nâng đỡ thai nhi, hệ thống dây chằng và sụn khớp của mẹ phải co giãn hết mức. Sự phát triển của thai nhi tỷ lệ thuận với sự gia tăng của các cơn đau. Đặc biệt trong khoảng 3 tháng đầu, người mẹ phải chịu những cơn đau dai dẳng từ vùng thắt lưng, hông đến xương chậu. 
  • Khi người mẹ sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, các dẫn xuất của thuốc có thể hấp thụ qua nhau thai. Thuốc sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra những vấn đề dị tật nguy hiểm.
  • Các cơn đau xuất hiện liên tục khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi, mất ăn mất ngủ. Sức khỏe của bà bầu cũng dần giảm sút và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai. 

Có thể thấy, người mẹ phải chịu đựng rất nhiều khó khăn trong suốt quá trình mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm. Do đó, các bác sĩ sẽ khuyến khích phụ nữ nên trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm trước khi quyết định mang thai. 

Nếu như chẳng may người mẹ mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm thì nên tham vấn ý kiến bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. 

Lưu ý an toàn trong sinh sản đối với phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm đối với sinh sản, chị em phụ nữ nên tuân thủ những nguyên tắc dưới đây để bảo vệ sức khỏe.

Trước khi mang thai

Trước khi quyết định có thai, người phụ nữ nên đảm bảo cho mình có một nền tảng sức khỏe vững chắc bằng cách:

  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. 
  • Khi bị thoát vị đĩa đệm, tốt nhất người bệnh nên tránh thực hiện những động tác gây áp lực lớn đến cột sống.
  • Không nên lười vận động, nằm ngồi một chỗ quá lâu khiến xương khớp bị xơ cứng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và điều độ trước và trong khi mang thai. Phụ nữ nên bổ sung canxi, magie để giúp xương khớp chắc khỏe, đồng thời uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất. 
Mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung thức ăn tốt cho sức khỏe xương khớp
Mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung thức ăn tốt cho sức khỏe xương khớp
  • Không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vì chúng có thành phần ngăn cản cơ thể tổng hợp canxi. 
  • Không nên làm những việc nặng, việc quá sức như khuân vác vật nặng đột ngột, bưng bê sai tư thế…
  • Chú ý giữ một tư thế chính xác khi ngồi làm việc, không được ngồi, đứng một chỗ trong suốt thời gian dài.
  • Thăm khám tại bác sĩ để có một phác đồ điều trị chuyên sâu và chuẩn bị một sức khỏe thật tốt trước khi mang thai. 

Lưu ý khi quan hệ tình dục để có con

Như đã nói, khi bị thoát vị đĩa đệm, việc quan hệ vợ chồng sẽ trở nên khó khăn hơn những cặp đôi vợ chồng bình thường. Theo đó, các chuyên gia khuyên rằng, trước khi quan hệ, vợ chồng cần massage, xoa bóp kỹ vùng lưng để giảm đau. Điều này giúp các cơ được thư giãn và đảm bảo cơn đau không ảnh hưởng đến “cuộc yêu”.

Bên cạnh đó, cả vợ và chồng cần phối hợp nhịp nhàng ở những tư thế ít gây tác động đến cột sống lưng. Người bệnh cần tránh những tư thế cong lưng, cúi người quá mức.

Lưu ý cho mẹ bầu khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau.
  • Khám sức khỏe định kỳ hàng tháng để kiểm soát quá trình phát triển của thai nhi.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày các môn như bơi lội, đi bộ, yoga.
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm như canxi, omega 3, hải sản, các loại rau màu xanh đậm, sữa…
  • Xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng vai gáy, thắt lưng để tình thần thoải mái, giảm thiểu các cơn đau. 

Thoát vị đĩa đệm mang thai được không? Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp rõ thắc mắc này. Hy vọng, chị em phụ nữ sẽ có thêm những kiến thức cần thiết nhằm có một sự chuẩn bị tốt nhất trước khi quyết định mang thai và sinh con.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?