Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ C3 C4 Là Ở Đâu? Điều Trị Thế Nào?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Bệnh có thể gây ra những biến chứng không hề đơn giản, nguy hiểm như bại liệt, mất khả năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là bệnh gì?

Để hiểu hơn về bệnh lý ở đốt sống cổ C3 C4 trước hết bạn đọc nên hiểu một cách tổng quan về cấu tạo cột sống cổ. Cột sống cổ có tất cả 7 đốt sống được đánh số từ C1 – C7. Giữa các đốt sống này là một lớp đệm đĩa có tác dụng giữ cho các đốt sống được hoạt động một cách linh hoạt và thực hiện các thao tác như cúi đầu, xoay tròn đầu, nghiêng qua hai bên,…

Thoát vị đĩa đệm cổ là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm cột sống cổ tràn ra ngoài
Thoát vị đĩa đệm cổ là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm cột sống cổ tràn ra ngoài

Đốt sống cổ C3 C4 có chức năng kết nối dây chằng cổ, đảm bảo cổ, vai được liên kết và hoạt động nhuần nhuyễn với phần dưới cột sống. Phần đốt sống này có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất bởi đây là những khớp cử động chính của cổ và đầu, đồng thời cũng là khớp có phạm vi hoạt động khá rộng.

Như vậy, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 chính là hiện tượng lớp đệm đĩa giữa 2 đốt sống cổ số 3 và số 4 bị nứt, rạn. Điều này khiến các dịch nhầy bị tràn ra ngoài và chèn lên các thần kinh, ống sống. Thoát vị khiến vùng cổ, vai gáy phải chịu những cơn đau dai dẳng kéo dài vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể là căn bệnh tự phát, không do các yếu tố bên ngoài tác động mà tự hình thành khi xương khớp bị lão hóa. Cụ thể hơn, bệnh có thể do một vài nguyên nhân dưới đây gây nên:

Mất nước đĩa đệm

Trong đĩa đệm có chứa một lượng lớn thành phần là nước và các mô sợi xốp. Theo thời gian, các đốt sống cổ chịu nhiều tác động cả từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể gây nên hiện tượng lão hóa và mất nước ở đĩa đệm.

Một khi bị mất nước, chức năng của đĩa đệm sẽ bị suy giảm một cách trầm trọng, đặc biệt là khả năng nâng đỡ và đàn hồi. Phần đĩa đệm giữa 2 khớp xương sẽ có dấu hiệu bị lồi ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh, là nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4.

Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là sự thoái hóa khớp tự nhiên mà hầu như ai cũng mắc phải, xảy ra phổ biến ở những người từ 40 tuổi. Chính vì vậy mà thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người cao tuổi. Khi các sụn khớp bị thoái hóa, bắt đầu có triệu chứng gồ ghề, mài mòn do cọ xát vào nhau dẫn đến tình trạng rạn, nứt sụn khớp.

Quá trình thoái hóa khiến sụn khớp và các đầu xương biến dạng, hình thành gai xương, suy giảm dịch khớp. Các gai xương này khi chèn ép lên dây thần kinh sẽ gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng cổ và vai gáy.

Thoái hóa đĩa đệm gây nên thoát vị
Thoái hóa đĩa đệm gây nên thoát vị

Thoái hóa dây chằng

Dây chằng là bộ phận kết nối các xương với nhau để tạo thành những điều khiển cử động của cơ thể nói chung và phần cổ nói riêng. Dây chằng cũng như xương khớp sẽ bị thoái hóa theo thời gian khiến suy giảm độ co giãn điển hình là chứng cứng dây chằng. Đây là lý do vì sao nhiều bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuyên cảm thấy cứng cổ, khó xoay trở khớp cổ.

Thoát vị đĩa đệm do di truyền

Thoát vị đĩa đệm nói chung và đối với đốt sống cổ nói riêng được chứng minh là có khả năng di truyền. Những người có bố mẹ, người nhà có những dấu hiệu bất thường bẩm sinh liên quan đến đĩa đệm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác. Tỷ lệ này xấp xỉ khoảng 10%.

Do thói quen, tính chất công việc

Rất nhiều thói quen hàng ngày chúng ta vẫn đang làm có thể gây tổn thương lên các đốt sống cổ. Ví dụ như việc cúi xem điện thoại trong vòng vài tiếng đồng hồ đã có thể khiến các khớp xương cột sống phải chịu những áp lực vô cùng lớn. Chưa để điều này diễn ra liên tục trong vòng nhiều ngày, nhiều tháng liên tiếp. Thói quen xấu khiến bệnh lý thoát vị đĩa đệm đang ngày càng trẻ hóa.

Những người có công việc đặc thù phải hoạt động khớp cổ nhiều hoặc tạo nhiều áp lực lên khớp cổ sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa xương sớm hơn. Đây cũng là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 hình thành.

Chấn thương vùng cổ

Tỷ lệ thoát vị đĩa đệm do chấn thương vùng cổ khá cao. Những người bị tai nạn, va chạm mạnh ở vùng cổ có thể khiến các khớp xương bị tổn thương, sụn khớp bị ảnh hưởng. Những chấn thương này có thể để lại những hậu họa về sau. Bởi lẽ những tổn thương cũ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác như nằm ngủ sai tư thế, ngồi làm việc quá lâu cũng có thể gây nên chứng thoát vị đĩa đệm.

Vùng cổ bị chấn thương rất dễ ảnh hưởng đến đĩa đệm
Vùng cổ bị chấn thương rất dễ ảnh hưởng đến đĩa đệm

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ cố C3, C4 diễn ra theo từng giai đoạn. Điều này khiến việc nhân biết bệnh trở nên khó hơn vì người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác.

  • Giai đoạn khởi phát: Người bệnh có biểu hiện tê cứng ở phần cổ, cảm thấy khó khăn khi quay đầu sang hai bên. Cố gắng quay đầu sẽ gây đau ở cổ vai gáy. Ngoài ra, cơn đau còn xuất hiện khi cúi xuống hoặc ngửa đầu ra phía sau. Đau nhức tập trung ở vùng cổ và dần lan xuống dưới vai gáy.
  • Giai đoạn tiến triển: Những cơn đau không xuất hiện đột ngột nữa mà kéo dài âm ỉ, đôi khi trở nặng hơn và đau lan rộng ra vùng phía sau đầu. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi cử động cổ.
  • Giai đoạn bệnh nặng: Khi thoát vị đĩa đệm đã trở nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở hầu hết tất cả các vị trí trên đầu đặc biệt là trán, vùng chẩm. Cơn đau sẽ có cường độ mạnh hơn và lan rộng hơn ra vùng vai và hai cánh tay. Một vài trường hợp ghi nhận cánh tay có thể bị ngứa, tê cứng,… Cánh tay không có sức, các cử động như cầm nắm, dơ tay lên cao đều bị hạn chế.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 có nguy hiểm không?

Đốt sống cổ ở vị trí C3 C4 chịu trách nhiệm chính đối với sự vận động của cổ nên thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vị trí này ít nhiều sẽ gây ra những tác động xấu đối với sức khỏe người bệnh:

Chèn ép dây thần kinh cổ

Đĩa đệm khi bị tràn ra khỏi ổ khớp sẽ chèn lên dây thần kinh cột sống khiến dây thần kinh bị chịu một áp lực lớn. Áp lực này gây ra các cơn đau âm ỉ kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều cản trở trong việc vận động cổ, đau cứng khớp cổ và có thể đau lan xuống vùng cánh tay, bả vai, bàn tay, cổ tay,… Dây thần kinh cổ tập trung rất nhiều mạch máu nên khi bị chèn ép sẽ dễ khiến người bệnh bị suy nhược, mệt mỏi. Nguy hiểm hơn người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Huyết áp lên xuống thất thường
  • Thường xuyên bị ù tai, mờ mắt
  • Tuần hoàn mắt bị rối loạn do một số vị trí máu không thể lưu thông như bình thường
  • Đau răng, nhức răng
  • Mất cảm giác ở tay, biến chứng nặng gây liệt
  • Suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình
Dây thần kinh bị chèn ép gay đau đớn
Dây thần kinh bị chèn ép gay đau đớn

Hội chứng rối loạn cảm giác

Rối loạn cảm giác có thể xảy ra ở vùng cổ và tay khi đốt sống cổ C3 C4 bị thoát vị đĩa đệm, đây là hội chứng thường gặp. Giải thích nguyên nhân gây ra hội chứng này là việc các dây thần kinh bị tổn thương khiến vùng da tương ứng thường xuyên xuất hiện cảm giác tê bì, nóng ran, tê ngứa, nóng lạnh thất thường

Teo cơ

Không chỉ với thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ C3 C4 mà hầu như tại vị trí khớp nào bị thoát vị đĩa đệm cũng xảy ra hiện tượng teo cơ. Bởi lẽ đĩa đệm khi chèn ép mạch máu khiến máu không thể chuyển đến để nuôi cơ. Cơ vì thế mà thiếu dưỡng chất và dần bị teo nhỏ lại. Teo cơ ở vùng cánh tay khiến người bệnh sinh hoạt rất khó khăn, một vài trường hợp nặng còn khiến tay mất sức hoàn toàn, rất bất tiện khi sinh hoạt.

Hội chứng rễ thần kinh

Rễ thần kinh là phần gốc của dây thần kinh tính từ vị trí tiếp giáp với hệ thống thần kinh trung ương từ tủy sống. Hội chứng rễ thần kinh được sử dụng để chỉ chung về các rối loạn, tổn thương ở rễ thần kinh. Rễ thần kinh C3, C4 khi bị tổn thương khiến người bệnh phải chịu những cơn đau bất thường ở vùng xương chẩm; gây đau tức ở vùng ngực; ho kèm theo khó thở,…

Quy trình chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 

Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám chẩn đoán ban đầu. Để không bỡ ngỡ với việc thăm khám, bệnh nhân có thể chuẩn bị trước tinh thần thực hiện quy trình chẩn đoán cơ bản như sau:

  • Lấy thông tin tiền sử các bệnh lý: Người bệnh sẽ cần cung cấp cho bác sĩ điều trị các thông tin liên quan đến bệnh lý hiện tại đang mắc phải, đã từng mắc phải của bản thân và gia đình. Ngoài ra, bệnh nhân có từng bị chấn thương nào ở vị trí bả vai, cổ, gáy, lưng hay không cũng cần nêu rõ với bác sĩ.
  • Khám lâm sàng: Mục đích của khám lâm sàng là để kiểm tra các triệu chứng ngoài da và chức năng vận động cơ bản của khớp cổ, khớp cánh tay. Bác sĩ sẽ tiến hành ấn lên vị trí bị đau, thực hiện xoay nhẹ cổ và cánh tay. Yêu cầu bệnh thân thực hiện một số động tác cơ bản như co duỗi tay, ngẩng đầu, cúi đầu để đánh giá mức độ bệnh và khả năng phản xạ.
  • Khám cận lâm sàng: Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm và kỹ thuật hình ảnh chuyên sâu như chụp CT, chụp MRI, chụp bao rễ thần kinh để nhận định rõ ràng nhất về bệnh.
Khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4
Khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 như thế nào?

Tương tự như nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng được điều trị dựa trên phác đồ cụ thể cho từng trường hợp bệnh, tùy theo mức độ.

Thuốc Tây y chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Những trường hợp bệnh nhẹ và bệnh nhân muốn thực hiện phương pháp điều trị hạn chế xâm lấn tối đa chủ yếu sẽ sử dụng thuốc Tây y kê đơn. Một vài nhóm thuốc điển hình như:

  • Thuốc giãn cơ: myonal, mydocalm,..
  • Thuốc chống viêm không steroid: diclofenac, meloxicam,…
  • Thuốc giảm đau: paracetamol
  • Thuốc bổ trợ thần kinh: neurontin

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Những bài thuốc “cây nhà lá vườn” cũng được lưu truyền qua nhiều thế hệ với công dụng cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ:

  • Lá mật gấu: Rửa sạch là mật gấu, đem xay nhuyễn với một ít nước lọc. Loại bỏ bã, chắt lấy nước hòa cùng bia uống sau bữa ăn.
  • Rễ đinh lăng: Rễ đinh lăng rửa sạch, thái mỏng, rồi đem sắc với nước uống thay nước lọc trong ngày.
  • Lá lốt: Rửa sạch, thái nhỏ lá lốt và sao nóng cùng một ít muối trắng. Bọc vào tấm khăn mỏng rồi đắp lên chỗ đau trong 20 phút.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Rất nhiều liệu pháp vật lý trị liệu trị thoát vị được sử dụng tùy thuộc và mức độ tiến triển của bệnh và mong muốn của bệnh nhân như:

  • Châm cứu
  • Bấm huyệt
  • Xoa bóp
  • Chiếu hồng ngoại
  • Kéo giãn cột sống
  • Tập các bài tập cổ

Việc áp dụng vật lý trị liệu cần tuân thủ theo chỉ dẫn nếu không sẽ có nguy cơ khiến bệnh trở nặng hơn. Kết hợp với dùng thuốc để hiệu quả nhanh hơn.

Dụng cụ kéo giãn cột sống cho bệnh nhân thoát vị
Dụng cụ kéo giãn cột sống cho bệnh nhân thoát vị

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Những trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bệnh ngày càng có chuyển biến xấu và xảy ra biến chứng sẽ cần được tiến hành phẫu thuật sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh phải phẫu thuật không cao nên người bệnh không cần quá lo lắng.

Phẫu thuật có thể sử dụng phương pháp mổ hổ hoặc mổ nội soi kết hợp chiếu tia laser để thực hiện.

[pr_middle_post]

Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm do thoái hóa không thể ngăn cản được nhưng thoát vị đĩa đệm do chấn thương hoàn toàn có thể phòng ngừa. Để không phải đối mặt với căn bệnh này, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Hạn chế mang vác vật nặng tạo áp lực lên vai, cột sống
  • Thay đổi thói quen sử dụng điện thoại, kê đầu quá cao khi ngủ
  • Ngồi làm việc đúng tư thế, không giữ một tư thế cổ quá lâu
  • Tập thể dục đều đặn với cường độ vừa sức
  • Xoa bóp, massage vùng cổ, vai gáy thường xuyên để giúp lưu thông tuần hoàn máu
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin K, omega 3. Tránh xa đồ chế biến sẵn, chất kích thích,…

Hy vọng những thông tin về bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc. Tìm hiểu về bệnh thật kỹ để kịp thời nhận biết, điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả.

4.7/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?