Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Hít đất thế nào để không ảnh hưởng đến cơ xương khớp? Đều là những vấn đề được người bệnh đang gặp tình trạng thoát vị ở cột sống quan tâm. Dù tập luyện thể thao đem đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời nhưng chúng cũng có khả năng gây hại nếu tập luyện sai cách. Nếu bạn đọc cũng có cùng một mối bận tâm như trên, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. 

Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần sụn mềm nằm giữa các đốt xương cột sống chịu nhiều áp lực khiến phần bao xơ bên ngoài bị rách khiến phần nhân bên trong rò rỉ ra ngoài, chèn ép hệ thống các dây thần kinh xung quanh. Nhiều năm gần đây, bệnh lý này có xu hướng trẻ hóa, bắt gặp dễ dàng ở những người lao động trong độ tuổi 30. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do tuổi tác, chấn thương hoặc vận động quá sức trong một thời gian kéo dài.

Người bệnh thường có tâm lý hạn chế hoạt động thể chất vì lo lắng vấn đề thoát vị sẽ trở nên tồi tệ hơn. Họ không chỉ hạn chế hoạt động sinh hoạt thường ngày mà đôi khi còn hạn chế cả các hoạt động thể dục thể thao. Điều này thể hiện khá rõ nếu thử tìm kiếm trên Google với hàng loạt các câu hỏi như “Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Có đạp xe, có chạy bộ được không?”,….

"Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?" là vấn đề đang được quan tâm
“Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?” là vấn đề đang được quan tâm

Đối với vấn đề người bệnh thoát vị có thể hít đất hay không, có thể khẳng định rằng, đây hoàn toàn không phải là môn thể thao gây hại đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Không những vậy, hít đất còn có thể mang lại cho cơ thể một số lợi ích như:

  • Tăng cường khối cơ bắp và sức khỏe tổng thể: Hít đất là một trong những môn thể thao áp dụng nguyên lý chống trọng lực hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ bắp rắn chắc và tăng cường sức mạnh cho cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng: Cũng giống như nhiều bộ môn rèn luyện thể hình khác, hít đất không chỉ giúp bạn có được một vóc dáng cơ thể hoàn mỹ mà còn có khả năng tiêu hao calo và mỡ thừa, giúp cân nặng của bạn luôn ổn định. 

Tuy nhiên, dù hít đất sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe thì các bác sĩ cũng không khuyến khích người bệnh thoát vị cột sống lựa chọn để tập luyện tại nhà. Nguyên nhân do hít đất rất dễ thực hiện sai kỹ thuật khi thực hiện mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia. Hậu quả là khớp vai và vùng lưng có thể bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau nhức, đặc biệt là ở khu vực bị thoát vị. 

[middle_link]

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi hít đất cần lưu ý điều gì? 

Nếu bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm muốn thực hiện các bài tập chống đẩy, hít đất mà đảm bảo an toàn cho cột sống thì cần chú ý một số các vấn đề dưới đây:

  • Thực hiện đúng tư thế: Giống như đã nói ở trên, đúng tư thế khi thực hiện hít đất là rất quan trọng. Những lỗi cơ bản mà mọi người thường mắc phải gồm có võng lưng, so vai hoặc hai tay cách xa nhau. Vì vậy, nếu muốn luyện tập hít đất hiệu quả, phải luôn ghi nhớ rằng để đầu thẳng hàng với lưng, cột sống duỗi thẳng, không nâng hông quá cao để tránh ảnh hưởng đến vùng thoát vị.
Tư thế khi hít đất đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm rất quan trọng
Tư thế khi hít đất đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm rất quan trọng
  • Để ý tình trạng sức khỏe: Một trong những lời khuyên hàng đầu mà bác sĩ luôn nói với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là để ý đến tình trạng sức khỏe trong khi luyện tập bất kì môn thể thao nào. Nếu cảm thấy vùng lưng bị đau nhức khó chịu khi hít đất hoặc sau khi hít đất, bạn cần xin tư vấn từ bác sĩ điều trị cũng như huấn luyện viên của mình.
  • Cường độ luyện tập thích hợp: Cường độ vận động cao có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức và ảnh hưởng xấu đến quá trình chữa trị bệnh lý thoát vị. Chính vì vậy, bạn nên bắt đầu tập hít đất trong khả năng chịu đựng của cơ thể hay thậm chí là thấp hơn để đảm bảo cột sống của bạn không bị áp lực hay tổn thương ngoài dự đoán. Các chuyên gia thường khuyến nghị tập hít đất trong khoảng 10 phút mỗi ngày với người có bệnh lý cơ xương khớp.
  • Sử dụng thảm tập khi hít đất: Bề mặt tập luyện quá cứng có thể khiến đầu gối bị tổn thương và ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện thể chất. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc thảm tập (loại chuyên dùng trong yoga) để hạn chế áp lực cho hai chân cũng như phòng tránh những tai nạn bất ngờ trong khi luyện tập.
  • Bổ sung nước hoặc chất điện giải sau khi tập: Chất lỏng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình luyện tập thể thao. Uống nước hoặc chất điện giải sau khi vận động có thể giúp cơ thể bù lại lượng chất lỏng đã mất, thư giãn và thả lỏng tối đa cho cơ bắp. Bạn cũng nên uống nước trước khi tập khoảng 20 – 30 phút nhằm đảm bảo cân bằng năng lượng cơ thể. Đồng thời, chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh thoát vị đĩa đệm để hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Bài viết trên đây hy vọng đã phần nào gỡ rối cho bạn đọc một số vấn đề liên quan đến “Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?”. Đây vốn là bệnh lý có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, vì vậy trong quá trình điều trị và chăm sóc, bạn đừng quên tăng cường vận động cũng như bổ sung đủ dưỡng chất từ thực phẩm hàng ngày.

4.6/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?