Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Tư Vấn Chi Tiết Từ Các Bác Sĩ

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không là thắc mắc được quan tâm. Được biết, không ít người bệnh không may mắc bệnh đã tự ý mua thuốc giảm đau và điều trị tại nhà. Theo thời gian, bệnh tình trở nặng, khó chữa và đặc biệt quá trình hồi phục lâu hơn. Vậy, bệnh lý xương khớp này có thể điều trị được không và điều trị như thế nào là đúng? 

Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 50. Tuy nhiên hiện nay bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, gặp nhiều ở thanh niên do nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Người mắc bệnh thường gặp phải những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, có khi là cơn đau dai dẳng.

Trong đó, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí các biến chứng có thể dẫn tới tình trạng liệt nửa người, thậm chí bại liệt và không thể di chuyển.

Những ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người mắc thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Gây rối loạn đại tiểu tiện: Các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn tới phần cơ tròn bị ảnh hưởng. Do vậy người bệnh có thể mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Chứng bệnh gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người mắc bệnh.
  • Gây đau nhức, ảnh hưởng tới thần kinh: Đĩa đệm bị thoát vị sẽ gây chèn ép và ảnh hưởng tới hệ thống các dây thần kinh. Điều này gây ra các cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Các cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi người bệnh vận động mạnh. Đối với những bệnh nhân nặng, đau nhức có thể diễn ra trong thời gian kéo dài khiến mọi hoạt động trong cuộc sống bị ảnh hưởng.
  • Nguy cơ teo cơ, gây liệt hoặc tàn phế: Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu như không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng. Trong đó nguy cơ cao nhất là liệt người, tàn phế – biến chứng hết sức nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh.

Có thể thấy, việc điều trị nhanh chóng, đúng phác đồ từ sớm với bệnh thoát vị đĩa đệm là điều rất cần thiết. Rất nhiều người bệnh thắc mắc rằng liệu bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không là băn khoăn của nhiều người bệnh
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Bác sĩ chuyên khoa cho biết theo nghiên cứu thì khi đĩa đệm đã bị thoát vị thì rất khó để đưa chúng trở lại 100% vị trí ban đầu. Căn bệnh chỉ có thể được chữa khỏi khi tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Việc thay đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không thể chữa trị triệt để. 

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không thể chữa trị căn bệnh này. Theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa, nếu như được phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ, người bệnh có thể phục hồi từ 80 – 90 % như thể trạng ban đầu. 

Điều trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân
Điều trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân

Việc điều trị và hồi phục của bệnh nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Tình trạng bệnh: Phát hiện bệnh càng sớm việc điều trị càng dễ dàng. Quá trình điều trị sẽ rút ngắn thời gian hơn nếu người bệnh phát hiện sớm ở giai đoạn 1 và 2 của bệnh. Với bệnh nhân nặng, phương pháp duy nhất có thể thực hiện là phẫu thuật.
  • Sự kiên trì của người bệnh: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần kiên trì thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh không thể khỏi trong thời gian ngắn mà việc điều trị thậm chí có thể kéo dài nhiều tháng. Do vậy, quá trình điều trị đòi hỏi sự nỗ lực từ bản thân người bệnh.
  • Liệu pháp điều trị: Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào việc bệnh nhân lựa chọn phương pháp có phù hợp hay không. Bệnh nhân giai đoạn đầu hoặc điều trị các cơn đau cấp tính thì có thể sử dụng thuốc Tây y. Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn Đông y để điều trị lâu dài và dứt điểm hoàn toàn. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp phương pháp dùng thuốc với bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ.

Như vậy có thể kết luận bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không thể hồi phục 100%. Nhưng nếu như áp dụng đúng phương pháp, thực hiện điều trị sớm thì có thể hồi phục tới 90%.

Tuy nhiên rất nhiều người bệnh đã áp dụng sai phương pháp khiến bệnh lâu khỏi. Theo thống kê nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bệnh lâu khỏi ở người bệnh như sau:

  • Sai phương pháp: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu thường chủ quan. Nhiều người thậm chí tự ý mua thuốc giảm đau để điều trị tại nhà. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc phát hiện bệnh muộn, điều trị không khỏi bệnh. Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa là nếu phát hiện thấy bất kỳ biểu hiện nào thì nên tới bệnh viện để thăm khám và có phác đồ điều trị tốt nhất.
  • Tự ý dừng điều trị: Điều trị căn bệnh này cần có thời gian và sự kiên trì. Nhiều người mắc bệnh nóng lòng điều trị nhưng khi có thuyên giảm lại tự ý dừng liệu trình. Điều này có thể dẫn tới việc cơn đau tái phát. Quá trình điều trị khi thực hiện lại sẽ bị kéo dài và khó khăn hơn.
  • Chế độ sinh hoạt và chăm sóc sau điều trị không khoa học: Bệnh nhân sau điều trị tiếp tục khuân vác đồ nặng, vận động mạnh. Đây là nguyên nhân gây tái phát căn bệnh.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Theo chuyên gia, không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh thoát vị. Tuy nhiên người bệnh có thể hồi phục tới 90 % nếu lựa chọn đúng phác đồ và kiên trì điều trị.

Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đãi đệm có chữa được không? Để điều trị căn bệnh này, ngay khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu, người bệnh hãy tới cơ sở y tế để thăm khám. Hiện nay các phương pháp điều trị phổ biến nhất bao gồm:

Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định với bệnh nhân giai đoạn nặng
Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định với bệnh nhân giai đoạn nặng
  • Điều trị bằng thuốc: Các thuốc có thể được chỉ định bao gồm thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc chống động kinh. Tuy nhiên sử dụng loại thuốc nào và liều lượng ra sao người bệnh cần tham khảo tư vấn của bác sĩ.
  • Điều trị không dùng thuốc: Các phương pháp điều trị không cần dùng thuốc bao gồm yoga, châm cứu, massage, phương pháp kéo nắn xương khớp.Việc điều trị không dùng thuốc với các phương pháp này tương đối hiệu quả với bệnh nhân mắc giai đoạn đầu. Phương pháp này giúp người bệnh khỏi sau vài tuần kiên trì điều trị. Ngoài ra, các phương pháp vật lý trị liệu cũng rất hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh xương khớp này.
  • Tiêm giảm đau corticosteroids: Phương pháp này có thể hiểu là biện pháp tiêm thuốc kháng viêm mạnh vào vùng thần kinh cột sống. Phương pháp thường chỉ dùng cho bệnh nhân giai đoạn nặng. Mỗi đợt điều trị bằng phương pháp này bác sĩ thường tiêm 3 mũi. Mỗi mũi tiêm sẽ cách nhau từ 3 tới 7 ngày. Phương pháp này được đánh giá là rất hiệu quả với việc giảm đau cấp tính nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do đó phải thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
  • Phương pháp phẫu thuật: Chỉ áp dụng với các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phẫu thuật khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Phương pháp cũng được thực hiện khi bệnh nhân có dấu hiệu khó khăn trong vận động, di chuyển hoặc mất kiểm soát trong việc đại tiểu tiện. Bác sĩ thực hiện loại bỏ một phần đĩa đệm nhô ra hoặc toàn bộ đĩa đệm bị thoát vị. Khi đó, cột sống có thể kết hợp với phần cứng kim loại để đảm bảo ổn định.

Các phương pháp được thực hiện thông qua việc thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý thực hiện để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Căn cứ vào tình trạng thực tế của người bệnh mà bác sĩ tiến hành gia giảm liệu trình thuốc cho phù hợp. Với những trường hợp có bệnh lý nền kèm theo, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị bệnh lý nền và bệnh xương khớp, chăm sóc sức khỏe người bệnh một cách toàn diện nhất.

4.3/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?