Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh: Căn bệnh không nên chủ quan

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một bệnh lý nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng không được chủ quan. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng như teo cơ, liệt chi, rối loạn cảm giác nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh và các cách điều trị. 

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì? Nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng khối nhân nhầy nằm sâu bên trong trung tâm đĩa đệm thoát ra ngoài khỏi bao xơ do cột sống bị tổn thương hoặc đĩa đệm bị chèn ép. 

Thoát vị đĩa đệm chèn lên dây thần kinh là một trong những biến chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm. Lúc này, đĩa đệm bên trong cột sống sẽ thoát ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên ống sống hoặc các rễ dây thần kinh. 

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một bệnh lý thường gặp
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một bệnh lý thường gặp

Bệnh thường tiềm ẩn trong một thời gian dài với các triệu chứng đau nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ chèn ép dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

  • Vận động sai cách: Những thói quen như vận động nặng, mang vác vật nặng một cách đột ngột hoặc sai tư thế sẽ khiến đốt sống bị tổn thương, đĩa đệm bị chèn ép và dần trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép dây thần kinh.
  • Tăng cân, béo phì: Thói quen ăn uống mất kiểm soát và lười vận động dẫn đến béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Lúc này, trọng lượng cơ thể quá mức sẽ đè ép lên cột sống lưng, lâu dần nhân nhầy bên trong đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài và chèn ép dây thần kinh. 
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, không bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D cho xương khớp sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Mắc bệnh về xương khớp: Thoát vị đĩa đệm đè nén lên dây thần kinh sẽ xảy ra nếu bạn mắc phải một số bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, vẹo cột sống, gai cột sống… 
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Nếu người bệnh thường xuyên có những thói quen không tốt như kê cao gối khi ngủ, thay đổi tư thế đột ngột, lười vận động thì bạn có nguy cơ mắc bệnh. 
  • Một số nguyên nhân khác: Một số trường hợp mắc bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh do yếu tố bẩm sinh hoặc tai nạn lao động gây chấn thương cột sống… 

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

Khi bệnh mới phát hiện, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức âm ỉ xuất hiện ở cột sống bị tổn thương. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh đều xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

  • Khi người bệnh vận động, các cơn đau ở vùng bị tổn thương sẽ khởi phát. Các cơn đau này sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi bạn nằm hoặc nghỉ ngơi.
  • Tại vị trí cột sống bị tổn thương, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ngứa ran và có cảm giác như bị kim châm.
  • Khả năng đi lại, vận động của người bệnh sẽ giảm sút. Sau khi vận động, các cơn đau sẽ hình thành ở vai, thắt lưng, hông. 
  • Vùng cơ sẽ bị yếu dần. Khi bệnh chuyển biến nặng, các cơ sẽ bị tiêu dần và có nguy cơ gây ra bại liệt. 

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, tùy thuộc vào vị trí cột sống bị tổn thương mà người bệnh phải gánh chịu thêm các dấu hiệu đi kèm như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cổ: Gây nên tình trạng đau nhức và tê mỏi vùng vai gáy, đặc biệt khi người bệnh cúi cổ, xoay người. Cơn đau nhức này sẽ lan rộng theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép, dần lan sang cánh tay, bàn tay và ngón tay. 
  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa: Người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau ở vùng hông, thắt lưng, mông. Cơn đau này từ từ sẽ lan xuống đùi, cẳng chân và bàn chân. 

Bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt và vận động, thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh còn gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân có thể bị liệt và tàn phế suốt đời nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh còn đối mặt với nhiều biến chứng như sau:

  • Rối loạn đại tiểu tiện: Khi dây thần kinh bị chèn ép thì gây ra hiện tượng rối loạn cơ tròn, khi đó người bệnh sẽ mắc bệnh đại tiện không tự chủ. Lúc đầu, vùng xương cùng bị bí tiểu, sau đó người bệnh đái dầm và nước tiểu chảy một cách thụ động. 
  • Ảnh hưởng đến rễ thần kinh: Cột sống lưng là vùng có nhiều dây thần kinh chạy dọc. Do đó, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu. Cơn đau sẽ lan xuống chân tay và còn đau hơn khi ho, hắt hơi, đi lại…
Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể
Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể
  • Rối loạn cảm giác: Những vùng da tương ứng với dây thần kinh bị tổn thương sẽ có cảm giác nóng lạnh bất thường và mất đi cảm giác tê bì chân tay. 
  • Teo cơ chi: Thoát vị đĩa đệm sẽ chèn ép máu không cho lưu thông đến các cơ, khiến các cơ bị thiếu chất dinh dưỡng và teo dần. Từ đó, người bệnh sẽ mất khả năng vận động, đi lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. 
  • Gây liệt tàn phế: Biến chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể gây tàn phế suốt đời. Người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động và đây là biến chứng nguy hiểm nhất. 

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh không nên lơ là để cho bệnh tiến triển nặng, mà cần đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp để điều trị sớm nhất. 

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh là một bệnh rất khó để điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện nay có tác dụng làm giảm đau nhức và cải thiện khả năng vận động. Ở những trường hợp, bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi bệnh lên đến 90%. 

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh thường được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả giảm đau rất nhanh. Trước khi kê toa, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng như:

  • Các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Mydocalm…
  • Các loại thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ giúp người bệnh giảm đau nhức, kháng viêm và thư giãn các cơ.
  • Các vitamin nhóm B có tác dụng bồi bổ thần kinh như vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12…
  • Thuốc đau dây thần kinh tọa Hydrocortison được sử dụng tiêm bên ngoài màng cứng, mỗi lần tiêm cách nhau 3 – 7 ngày. 

Thuốc Tây mang lại kết quả điều trị rất nhanh chóng nhưng nó có thể gây ra một số tác dụng phụ cho gan thận. Vì vậy, trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tránh lạm dụng thuốc. 

Chữa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh bằng Đông y

Theo các tài liệu Đông y, thoát vị đĩa đệm chèn rễ thần kinh là chứng yêu thống, kinh lạc tắc nghẽn, gây đau nhức ở vùng cột sống hoặc dây thần kinh. Nguyên tắc chính điều trị bệnh là phục hồi đĩa đệm bị tổn thương và cân bằng âm dương trong cơ thể. 

Phương pháp Đông y chữa thoát vị đĩa đệm không chỉ giúp giảm đau cột sống, bài thuốc còn bồi bổ can thận, khí huyết và giúp cải thiện sức khỏe từ bên trong. 

  • Bài thuốc số 1: Ma hoàng, quế chi, cát căn, xuyên ô, độc hoạt mỗi vị 9g, tế tân 3g, cam thảo 6g, tang ký sinh và phụ linh mỗi vị 12g. Bạn sắc các vị thuốc trên và uống thuốc hàng ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. 
Các bài thuốc Đông y có tác dụng lưu thông khí huyết và giảm đau nhức
Các bài thuốc Đông y có tác dụng lưu thông khí huyết và giảm đau nhức
  • Bài thuốc số 2: Độc hoạt, có xước, xuyên khung, đẳng sâm mỗi vị 9g, tang ký sinh 18g, cam thảo 3g, tần giao 12g, tế tân 3g. Rửa sạch tất cả nguyên liệu và sắc cùng với một lít nước.
  • Bài thuốc số 3: Cao quy bản 3g, cỏ xước 9g, đỗ trọng 3g, thục địa 13g, tang lý sinh 9g, sơn thù 15g, đỗ trọng 3g. Bạn sắc tất cả nguyên liệu trong bình, mỗi ngày uống 3 thang. 

Sử dụng thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, người bệnh nên kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài vì thuốc Đông y thường phát huy công dụng khá chậm. 

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp điều trị bằng thuốc Đông y với phương pháp châm cứu và bấm huyệt. Các phương pháp này sẽ tác động lên huyệt đạo nhằm đả thông kinh mạch, khí huyết lưu thông đều đặn và nuôi dưỡng các xương khớp bị tổn thương. 

Mẹo dân gian chữa bệnh ngay tại nhà

Xung quanh chúng ta có rất nhiều vị thuốc có thể điều trị được các bệnh lý về đau nhức xương khớp. Dưới đây là một số thảo dược có thể điều trị được bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí:

Xương rồng

Xương rồng là một loại cây cảnh quen thuộc và được trồng ở khắp nơi. Ít ai biết rằng mủ cây xương rồng có chứa nhiều hoạt chất có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn thích hợp để điều trị bệnh đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm muối hạt to và vài bẹ xương rồng 3 cạnh.
  • Bạn cắt bỏ gai xương rồng, rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Cho xương rồng lên chảo rồi sao cùng với một ít muối đến khi chín vàng đều.
  • Bạn lấy một chiếc khăn mỏng cho xương rồng vào rồi bọc lại. 
  • Bạn chườm lên chỗ bị thoát vị đĩa đệm để giảm đau. Người bệnh có thể thực hiện bài thuốc này liên tục nhiều ngày để cải thiện triệu chứng. 

Lá mật gấu

Lá mật gấu có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như Ursolic acid hay β-sitosterol. Các hoạt chất này có thể tiêu diệt các tế bào tự do phá hủy sụn khớp, đồng thời hỗ trợ giảm đau sưng viêm khi bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.

Lá mật gấu có công dụng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Lá mật gấu có công dụng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 4 – 5 lá mật gấu, rửa sạch lá rồi xay nhuyễn với một ít nước.
  • Lọc qua ray bỏ bã, lấy nước cốt. Bạn trộn nước lá mật gấu với một lon bia và uống sau bữa ăn.
  • Uống liên tục trong 10 ngày thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm đáng kể. 

Lá lốt

Lá lốt là một loại thực phẩm quen thuộc của người Việt. Sở dĩ lá lốt có thể dùng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là bởi nó có chứa nhiều thành phần kích thích lưu thông máu, giữ ấm cho xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Bạn thái nhỏ một vài lá lốt rồi đem sao nóng với muối. 
  • Bạn bọc hỗn hợp lại trong một chiếc khăn nhỏ rồi đắp lên vùng bị đau khoảng 20 phút. 
  • Bạn đắp thuốc trong vài ngày để giảm triệu chứng đau nhức. 

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà chỉ có tác dụng chữa bệnh ở mức độ nhẹ hoặc bệnh chưa xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, người bệnh có thể hỏi ý kiến chuyên gia trước khi điều trị nhằm đảm bảo an toàn. 

[pr_middle_post]

Phẫu thuật

Ở những trường hợp bệnh nghiêm trọng hoặc không đáp ứng được phương pháp điều trị nội khoa thì các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành phẫu thuật. 

Bác sĩ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ các phần nhân nhầy bị thoát ra ngoài để giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo mới. Hai phương pháp phẫu thuật đĩa đệm phổ biến hiện nay là:

  • Phẫu thuật mổ hở: Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân nội khí quản. Sau đó, bác sĩ sẽ rạch một vết mổ để loại bỏ vòng xơ phía trước của đĩa đệm, sắp xếp đĩa đệm bị thoát vị.
  • Phẫu thuật mổ nội soi cột sống: Bác sĩ sẽ rạch một đường khoảng 0,5cm để đưa dụng cụ vào bên trong rồi lấy nhân nhầy ra ngoài. Phương pháp này giúp bệnh nhân mau phục hồi và không xảy ra các biến chứng. 

Phẫu thuật là phương pháp mang lại hiệu quả rất triệt để. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, người bệnh cũng có thể gặp phải một số rủi ro không mong muốn. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi điều trị bằng phẫu thuật. 

Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh bảo tồn để đẩy nhanh tốc độ điều trị. Vật lý trị liệu có tác dụng điều chỉnh cột sống và đưa các đĩa đệm trở về vị trí ban đầu. Từ đó giúp giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh và phục hồi chức năng xương khớp. 

Các phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng cho bệnh nhân bao gồm:

  • Chườm nóng: Bạn sử dụng một chai nước nóng hoặc một túi chườm ấm để đặt trực tiếp lên vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Mỗi lần chườm khoảng 15 đến 20 phút. Bệnh nhân lưu ý canh chỉnh độ nóng thích hợp tránh bị bỏng. 
  • Chườm lạnh: Bạn sử dụng một túi đá hoặc khăn lạnh chườm lên vị trí bị đau khoảng 10 phút. Người bệnh có thể chườm nhiều lần trong ngày. 
  • Tắm nước ấm: Ngâm mình trong nước ấm và massage toàn bộ cơ thể sẽ giúp các cơ xương khớp được thư giãn và kích thích lưu thông máu. Điều này sẽ giúp cơ thể giảm đau khi bị thoát vị đĩa đệm. 
Vật lý trị liệu làm giảm đau nhức và phục hồi xương khớp
Vật lý trị liệu làm giảm đau nhức và phục hồi xương khớp
  • Vận động trị liệu: Luyện tập các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập luyện yoga sẽ giúp kích thích các cơ xương khớp hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên, khi bị bệnh nặng, người bệnh nên tập luyện với chuyên gia để giảm rủi ro chấn thương. 

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh

Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề mà chuyên gia khuyến cáo dưới đây để hạn chế bệnh tái phát:

  • Khi bị đau do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, người bệnh nên hạn chế vận động vì vận động nhiều sẽ gây chèn ép rễ thần kinh nặng nề và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, giúp cơ thể trở nên thoải mái hơn và giảm tình trạng co cứng khớp. 
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để duy trì lưu thông máu. Từ đó, lượng oxy đến nuôi các xương khớp nhiều hơn và đẩy nhanh tốc độ phục hồi ở các dây thần kinh. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…để luyện tập. 
  • Kiểm soát cân nặng ở một mức độ hợp lý hoặc tiến hành giảm cân một cách khoa học nếu bạn vượt qua cân nặng cho phép.
  • Người bệnh nên bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt trong việc cải thiện chức năng xương khớp như canxi, glucosamine, protein, acid béo omega-3…
  • Người bệnh nên hạn chế bổ sung các loại thức ăn mặn, ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản hoặc các loại đồ uống có cồn gây hại cho sức khỏe. 
  • Để ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc, tránh ngồi một chỗ quá lâu. Bạn nên giữ đúng tư thế khi làm việc, nằm, ngồi, đứng và hạn chế mang vác vật nặng một cách đột ngột gây tổn thương đĩa đệm. 

Có thể thấy, thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng phức tạp. Với những chia sẻ trên, bạn đã có thêm kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh và nhanh chóng phát hiện nhằm điều trị kịp thời. Qua đó hạn chế gây ra những biến chứng và những hệ lụy cho sức khỏe và đời sống của người bệnh.

4.9/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?