Thoái Hoá Khớp Vai: Chẩn Đoán Nguyên Nhân Và Phương Án Điều Trị

Khớp vai là một khớp lớn và quan trọng trong cơ thể. Bệnh thoái hóa khớp vai gây ra nhiều bất tiện, làm người bệnh trở nên thụ động, không thể vận động và sinh hoạt bình thường. Theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu hơn về triệu chứng, nguyên nhân, các biến chứng cũng như cách điều trị bệnh thoái hoá khớp vai.

Thoái hoá khớp vai: Chẩn đoán nguyên nhân và phương án điều trị
Thoái hoá khớp vai: Chẩn đoán nguyên nhân và phương án điều trị

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp vai

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai rất cụ thể, bệnh nhân có thể nhận biết bệnh thông qua dấu hiệu thường gặp sau đây:

  • Đau nhức: Khớp vai sẽ đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau bả vai rồi kéo xuống bàn tay, ngón tay; đau hơn khi nằm nghiêng bên vai đau và khi giơ tay lên quá đầu; đau nhiều hơn về đêm và sáng sớm.
  • Cứng khớp: Hai vai đột nhiên cứng, khó khăn trong việc vận động xoay bả vai, hay nhấc cánh tay để cử động, buổi sáng ngủ dậy thường thấy cứng khớp.
  • Khớp vai bị sưng: Hai bả vai đột nhiên sưng lên, kèm theo triệu chứng nóng đỏ.
  • Cử động phần khớp vai phát ra tiếng kêu lạo xạo: Trong quá trình vận động, cử động phần khớp vai mà có tiếng kêu lạo xạo phát ra thường là dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp vai.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

Có nhiều yếu tố như tính chất công việc, chấn thương, tuổi tác, ăn uống,… gây nên tình trạng thoái hoá khớp vai trái, phải hoặc cả 2 bên. Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn CTCP Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102) cho biết nguyên nhân gây bệnh có thể chia thành hai nhóm chủ yếu:

Yếu tố bên ngoài

  • Do công việc: Thoái hóa khớp vai thường gặp ở những người lao động nặng, hoạt động cánh tay, khớp vai liên tục. Khi tình trạng này kéo dài sẽ gây quá tải cho khớp vai, làm sụn khớp bị ăn mòn, gây ra các cơn đau vai, nghiêm trọng sẽ bị thoái hóa khớp vai. Những đối tượng có nguy cơ cao là nhân viên văn phòng, công nhân, người lao động tay chân,…
  • Chấn thương: Các chấn thương trong quá trình vận động như té ngã, va đập hoặc do tai nạn có thể làm khớp vai trở nên lỏng lẻo, bị bào mòn khiến sự linh hoạt và độ bền bị ảnh hưởng rất lớn.
  • Thói quen vận động sai tư thế:Thoái hóa khớp vai xảy ra khi người bệnh có thói quen sinh học không khoa học, điển hình như: ngồi làm việc không đúng tư thế, ngồi vẹo vai, ngủ không đúng tư thế, mang vác vật nặng,… Những tư thế này lặp lại liên tục sẽ dẫn đến khớp vai bị đau, lâu dần gây thoái hóa khớp, viêm nhiễm khớp vai.

Yếu tố bên trong

  • Tuổi tác: Quá trình thoái hóa khớp diễn ra mạnh mẽ theo thời gian, đặc biệt là những người vận động, xoay chuyển khớp vai nhiều. Thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người từ độ tuổi 50. Càng lớn tuổi quá trình lão hoá sinh học xảy ra càng mạnh mẽ. Lúc này các cơ quan không thể phát huy được hết chức năng vốn có của nó. Bệnh thoái hóa từ đó cũng sẽ xuất hiện, nhất là những người trên 50 tuổi hay vận động, xoay chuyển khớp vai nhiều.
  • Tật bẩm sinh ở khớp vai: Khớp vai có cấu trúc phức tạp. Một vấn đề nhỏ ở gân hay các mạch máu lưu thông đến vai thì cũng là nguy cơ cao hơn gây thoái hóa khớp vai.
  • Ăn uống thiếu chất: Ăn uống thiếu chất, không khoa học có thể là tác nhân gây thoái hóa khớp vai. Việc thường xuyên hút thuốc lá, bia rượu,.. cũng ảnh hưởng đáng kể đến bệnh.
  • Do biến chứng từ các bệnh khác: Ngoài các nguyên nhân trên, thoái hóa xương khớp còn có thể là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường hay nhồi máu cơ tim.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thoái hoá khớp vai
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thoái hoá khớp vai

Biến chứng liên quan đến thoái hóa khớp vai

Bệnh thoái hóa khớp vai phải hoặc trái nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Một số biến chứng thường gặp của thoái hóa khớp vai như:

  • Biến dạng khớp: Khi khớp vai bị thoái hóa, các khớp này cọ xát nhau gây biến dạng và cơ bắp co quắp làm mỏm vai nhô cao lên.
  • Nhiễm khuẩn xương: Bệnh không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm các khớp xương ở vùng vai gáy.
    Bại liệt cánh tay: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ gây ra biến chứng không thể cử động khớp vai, bại liệt cả cánh tay.
  • Ung thư xương: Tình trạng viêm nhiễm cứ lặp đi lặp lại sẽ gây ra ung thư xương. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và có thể kéo theo nhiều tác động xấu đến sức khoẻ bệnh nhân.
Ung thư xương là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh
Ung thư xương là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh

Các phương pháp điều trị thoái hoá khớp vai

Hiện nay, đã có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp vai. Tuy bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các bác sĩ sẽ khắc phục được triệu chứng và biến chứng của bệnh tối đa.

Điều trị bằng Tây y

Có rất nhiều loại thuốc cũng như các biện pháp Tây y điều trị bệnh thoái hóa khớp vai.

Điều trị thoái hóa khớp vai bằng thuốc

Căn cứ vào triệu chứng của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Một số loại thuốc điều trị thoái hóa khớp thường được kê là:

  • Thuốc giảm đau chống viêm: Naproxen, Ibuprofen, Acetaminophen,.. sẽ được chỉ định kết hợp cùng thuốc chống viêm Steroid.
  • Thuốc an thần: Gabapentin và vitamin B liều cao để hạn chế cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
  • Thuốc giãn cơ: Flexeril, Diazepam là giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng căng cứng cơ.
  • Thuốc tiêm: Thuốc tiêm giảm đau liều mạnh như: Hydrocortison, Depomedrol, Diprospan,..

Tuy nhiên những thuốc này khi sử dụng kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc.

Các biện pháp trị liệu thoái hoá khớp vai

Điều trị thoái hóa khớp xương vai bằng các biện pháp phục hồi chức năng sẽ làm giảm đau, tăng sức vận động khớp và khắc phục các biến chứng teo cơ, cứng khớp. Các phương pháp và kỹ thuật trị liệu phục hồi chức năng bao gồm:

  • Chống viêm tại chỗ bằng sóng ngắn, sóng hồng ngoại, sóng siêu âm để giảm đau, giãn cơ và giảm xơ dính.
  • Kết hợp sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm và điện phân dẫn thuốc.
  • Điện xung giúp thư giãn cơ, giảm đau mỏi vai.

Can thiệp ngoại khoa

Đối với thoái hóa khớp vai nặng thì phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Khi các thuốc không thể khắc phục được các biến chứng, triệu chứng đau nhức vẫn dữ dội, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật bằng nội soi với khâu chóp xoay. Đây là phương pháp phẫu thuật ít sang chấn, phục hồi nhanh, ít tái phát, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi được điều trị.

Phẫu thuật khớp vai sẽ được chỉ định khi các biện pháp khác không ngăn được bệnh tiến triển xấu
Phẫu thuật khớp vai sẽ được chỉ định khi các biện pháp khác không ngăn được bệnh tiến triển xấu

Bài tập cho người thoái hóa khớp vai

Người bệnh chỉ nên được tập luyện dưới sự chỉ dẫn và giám sát của bác sĩ. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ vật lý trị liệu để chọn lọc ra động tác tập tốt nhất cho tình trạng bệnh của từng người.

Một chương trình tập luyện được thiết kế bởi các chuyên gia sẽ kéo dài từ 4 – 6 tuần và người bệnh nên thực hiện 3 – 5 lần một tuần để đạt được kết quả khả quan nhất.

Bài tập cánh tay

Bài tập dao động cánh tay sẽ tác động vào các cơ như cơ deltoid, cơ dưới và trên gai, cơ dưới vai để giúp bệnh nhân cử động tay và bả vai thuận tiện hơn.

Cách tập:

  • Bước 1: Dùng tay không bị đau bám vào ghế. Người hơi cúi lưng thẳng để tay có vai bị bệnh có thể vận động được tự do.
  • Bước 2: Đưa tay chuyển động nhẹ nhàng theo hướng trước sau, sang ngang và theo vòng tròn.

Chú ý: Không chuyển động tay đột ngột và ra sau lưng.

Bài tập xoay trong với gậy

Bài tập này sẽ tác động chính tới cơ dưới vai, để giảm co cứng cho bả vai.

Cách tập:

  • Bước 1: Dùng một cây gậy đặt ở phía sau lưng, tay có vai bị đau nắm ở cuối cây gậy, tay còn lại cầm vào vị trí gần với tay đau nhất.
  • Bước 2: Kéo cho cây gậy về phía tay lành xa nhất có thể. Chú ý không kéo quá mức để tránh đau buốt ở khớp vai.
  • Bước 3: Giữ nguyên động tác này trong vòng 30 giây và thư giãn 30 giây.

Bài tập xoay ngoài với gậy

Cơ tác động chính của bài tập là cơ trên gai và cơ tròn nhỏ.

Cách tập:

  • Bước 1: Cầm một đầu gậy bằng tay có vai bị đau, tay kia cầm đầu còn lại.
  • Bước 2: Di chuyển cây gậy theo chiều dọc sao cho tay đau di chuyển tối đa ra phía ngoài đồng thời giữ hông thẳng và không xoắn vặn gậy.
  • Bước 3: Giữ nguyên động tác trong vòng 30 giây, sau đó thư giãn cơ và tập lại lần tiếp theo.

Bài tập kéo căng tư thế nằm

Bài tập kéo căng tư thế nằm sẽ tác động vào cơ trên gai và cơ tròn nhỏ.

Cách tập:

  • Bước 1: Người bệnh nằm nghiêng, vai đau ở phía dưới, cánh tay vuông góc với thân, khuỷu gấp 90 độ và đầu đặt trên gối.
  • Bước 2: Dùng tay có vai lành xoay tay đau ép xuống giường nhưng không làm đau vai.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây rồi thư giãn 30 giây.

Bài tập chèo thuyền

Bài tập chèo thuyền sẽ tác động vào cơ bậc thang giữa và dưới giúp bệnh nhân giảm đau khi gội đầu, chải tóc.

Cách tập:

  • Bước 1: Dùng một dây thun hoặc dây lò xo cột vào một vị trí chắc chắn.
  • Bước 2: Người bệnh đứng cách xa vị trí cột dây khoảng 3 bàn chân.
  • Bước 3: Sau đó tay có vai bị thoái hoá cầm dây tập và kéo về phía sau với tay sát thân mình, chú ý giữ chắc vai khi tập.
Tập thể dục đều đặn sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh
Tập thể dục đều đặn sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh

Một số lưu ý cho bệnh nhân thoái hóa khớp vai

Để quá trình điều trị thoái hóa khớp vai suôn sẻ nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để dự phòng bệnh tái phát:

  • Tránh các hoạt động thể lực mạnh, vận động, mang vác các vật nặng, đặc biệt là không dùng lực quá nhiều ở vai.
  • Chú ý đến các tư thế hoạt động như: Tư thế ngồi, tư thế ngủ, tư thế cầm nắm để không gây áp lực lên bả vai. Đối với người ngồi làm việc thì nên để xuôi vai xuống.
  • Thực hiện đều đặn các bài tập bổ trợ thoái hóa khớp vai, hoặc luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh,…
  • Tránh thực hiện những động tác đột ngột như bẻ vai, xoay người, giật tay về sau,…
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là bệnh thoái hoá khớp vai như canxi, vitamin D, omega-3,…. Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác trong và sau điều trị.

Trên đây là các thông tin tham khảo về triệu chứng, nguyên nhân, các biến chứng cũng như cách điều trị bệnh thoái hoá khớp vai. Khi nhận thấy có các dấu hiệu của bệnh, bạn đọc cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, xác định đúng nguyên nhân và chọn phương hướng điều trị phù hợp nhất.

4.8/5 - (10 bình chọn)

Đừng bỏ lỡ

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?