Thoái Hoá Khớp Thái Dương Hàm: Chẩn Đoán Nguyên Nhân Và Điều Trị

Thoái hoá khớp thái dương hàm có lẽ là một căn bệnh còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ngày một tăng cao. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng cản trở cuộc sống sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Cùng tham khảo thông tin về bệnh thoái hoá khớp thái dương hàm trong bài viết sau đây.

Thoái hoá khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hoá khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hoá khớp thái dương hàm là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Thoái hoá khớp thái dương làm là một trong những khớp có liên quan trực tiếp đến thần kinh trung ương. Do vậy, khi mắc bệnh, người bệnh dễ dàng cảm nhận thấy các triệu chứng như: Đau răng, đau tai, đau đầu và có vấn đề về thính giác.

Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất bên trong sọ mặt. Khớp này gồm các diện khớp của xương hàm ở dưới và xương thái dương, cùng các thành phần khác như dây chằng, bao khớp, đĩa khớp, mô sau đĩa. Khớp thái dương hàm đóng một vai trò giúp cho hàm đóng mở để thực hiện các hoạt động như ăn, uống, nói, nuốt,…

Viêm khớp thái dương hàm là một căn bệnh có tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh, trong đó phổ biến là do quá trình lão hoá xương khớp tự nhiên.

Khi tuổi tác càng cao, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide của các tế bào sụn xương hàm sẽ sẽ giảm sút và rối loạn. Từ đó, chất lượng sụn sẽ giảm dần, tính đàn hồi và chịu lực cũng suy giảm.

Đồng thời rối loạn trong việc tổng hợp các chất nhờn bôi trơn đầu khớp sẽ khiến tăng ma sát ở đầu khớp, gây đau đớn cho bệnh nhân. Thậm chí có thể hình thành các gai xương gây khó khăn cho bệnh nhân khi vận động các cơ vùng miệng.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân thứ phát tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

  • Trường hợp tổn thương vùng mặt do chấn thương trong sinh hoạt, tai nạn giao thông.
  • Áp lực lớn từ việc há miệng to đột ngột, thói quen nghiến răng lúc ngủ, thường xuyên nhai kẹo cao su làm siết chặt hàm cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Những bệnh lý làm tổn thương khớp như: viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp không được kiểm soát và điều trị thích hợp.
  • Răng mọc lệch khiến hàm bị xô đẩy hoặc biến chứng khi nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật khiến đĩa khớp thái dương hàm bị trật.
  • Yếu tố tâm lý: Những yếu tố vô hình như áp lực tâm lý, stress kéo dài, hoang mang, hốt hoảng cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh thoái hoá khớp thái dương xương hàm.
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đâu gây bệnh
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đâu gây bệnh

Triệu chứng thoái hoá khớp thái dương hàm

Thoái hoá khớp thái dương hàm là một căn bệnh có quá trình diễn biến âm thầm. Thông thường, bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh một cách thụ động, do triệu chứng bệnh dễ gây nhầm lẫn với những bệnh về răng – hàm – mặt khác như: nha chu, sâu răng, viêm nướu,…

Một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau đớn: Đau ở một hoặc cả hai bên khớp thái dương hàm. Đau lan lên đến tai, răng, vùng họng hoặc thái dương cùng bên. Cơn đau lan truyền lên đầu, gây chóng mặt kèm theo cảm giác đau ở khu vực xung quanh tai, ù tai.
  • Hạn chế giao tiếp: Thoái hoá khớp hàm gây khó nhai hoặc khó nói chuyện. Người bệnh đau khu vực quai hàm nên khó khăn trong việc há miệng, nhai, cắn thức ăn và nói chuyện.
  • Cứng khớp: Bệnh làm khớp hàm bị cứng, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người bệnh mở hoặc đóng miệng khó khăn. Khi bệnh đã đến giai đoạn nặng thì có thể xuất hiện tiếng kêu lục cục lúc nhai.
  • Đau mặt, sưng mất cân đối: Phía bên bị thoái hoá khớp thái dương hàm thường có cảm giác mỏi mặt, sưng tấy phía bên bị bệnh. Cơn đau kéo dài làm cho phì đại cơ nhai. Từ đó mà khuôn mặt bị lệch hai bên, một bên phình to (bên khớp bị thoái hoá) và một bên bình thường.

Thoái hoá khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Thoái hoá khớp xương hàm làm ảnh hưởng đến 80% cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Do những sự bất tiện trong cử động xương hàm mà đầu tiên phải kể đến là giao tiếp sẽ bị ảnh hưởng.

Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường như: giãn khớp, dính khớp, trật khớp, thủng đĩa khớp, ung thư xương, thậm chí làm biến dạng cả khuôn mặt.

Khi các khớp thoái hoá bị giãn ra làm tăng nguy cơ bị trật khớp, dính khớp. Trong giai đoạn này của bệnh, những đầu khớp bị thoái hóa có thể gây ra tình trạng dính giữa các đầu xương và đĩa khớp.

Ngoài ra, bệnh có thẻ gây ra biến chứng nguy hiểm nhất là thủng đĩa khớp, sau đó đến phá hủy các đầu xương. Nếu không được kiểm soát kịp thời thì tình trạng xơ cứng khớp là tất yếu khiến người bệnh không há miệng được.

Bệnh nếu không được kiểm soát có thể gây biến dạng khớp rất nguy hiểm
Bệnh nếu không được kiểm soát có thể gây biến dạng khớp rất nguy hiểm

Các phương pháp điều trị thoái hoá khớp thái dương hàm

Điều trị thoái hoá khớp thái dương hàm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Tùy trường hợp mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau. Nhưng nhìn chung, mục tiêu điều trị đều hướng đến:

  • Giảm đau đớn trong các đợt tiến triển của bệnh.
  • Phục hồi chức năng vận động của khớp thái dương hàm.
  • Ngăn ngừa các biến dạng khớp xảy ra.
  • Hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị bệnh.
  • Nâng cao chất lượng vận động cho người bệnh bị thoái hoá khớp.

Điều trị bằng Tây y

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, các thuốc điều trị thường được kê toa là:

Trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do chấn thương:

  • Thuốc chống viêm NSAIDS: Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân sử dụng thuốc ở dạng uống, dạng tiêm hoặc gel bôi.
  • Thuốc làm giảm đau nhức: Các loại thuốc phổ biến được sử dụng là Paracetamol và Codein để giảm đau.
  • Thuốc chống trầm cảm.

Trong trường hợp nguyên nhân đến từ các bệnh xương khớp:

  • Thuốc chống viêm NSAIDs: Diclofenac và Aspirin là những loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh khớp thái dương hàm do viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn gây ra.
  • Thuốc giảm đau: Khi các cơn đau xuất hiện ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được kê các loại thuốc giảm đau thông thường để cải thiện tình trạng đau nhức.
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Khi tình trạng đau nghiêm trọng, Hydrocortison và Prednisolon sẽ được chỉ định tiếp theo.
  • Thuốc an thần: Gabapentin và vitamin B liều cao sẽ được chỉ định để hạn chế cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
  • Thuốc giãn cơ: Flexeril, Diazepam là giải pháp hàng đầu để khắc phục tình trạng căng cứng cơ, hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình giao tiếp hàng ngày.

Bất kỳ loại thuốc Tây y chữa bệnh nào cũng cần phải được sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc uống tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc.

[pr_middle_post]

Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có hướng dẫn của chuyên gia
Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có hướng dẫn của chuyên gia

Điều trị ngoại khoa hay phương pháp phẫu thuật được chỉ định sau cùng cho bệnh nhân khi các biện pháp khác không phát huy tác dụng như mong đợi. Đối với bệnh thoái hoá khớp thái dương hàm, trường hợp phẫu thuật rất hiếm khi xảy ra.

Phẫu thuật điều trị bệnh sẽ giúp bệnh nhân thay thế hoàn toàn hoặc sửa chữa những phần khớp đang bị tổn thương, thoái hoá. Tuy nhiên do khớp thái dương hàm là một khớp phức tạp, lại ở vị trí đặc biệt nên rất khó can thiệp ngoại khoa.

Sau khi phẫu thuật, nếu bệnh nhân đáp ứng tốt thì bệnh có thể được cải thiện chỉ sau vài ngày. Đối với trường hợp nặng, khi bệnh đã xuất hiện những biến chứng phức tạp, quá trình điều trị và phục hồi có thể kéo dài đến năm hoặc bệnh nhân có thể phải sống chung với bệnh suốt đời.

Một số biện pháp điều trị không dùng thuốc

Song song với việc điều trị bằng Tây y, bệnh nhân có thể điều trị thoái hoá khớp thái dương hàm bằng những liệu pháp không dùng thuốc như:

  • Chọc rửa khớp: Đây là kỹ thuật giúp loại bỏ những mảnh vụn bị tổn thương trong khớp. Khi thực hiện, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chèn kim vào khớp và sử dụng chất lỏng chuyên dụng để loại bỏ những yếu tố gây đau.
  • Chườm nóng, lạnh: Tác dụng của nhiệt kích thích tuần hoàn máu đến vị trí bị tổn thương, giúp nuôi dưỡng và phục hồi những tổn thương này. Người bệnh có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh chườm lên khu vực bị sưng tấy, đau nhức.
  • Xoa bóp, massage: Liệu pháp xoa bóp, massage cơ sẽ giúp kích thích tuần hoàn khí huyết, làm ấm cơ thể và giảm đau nhức. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, thoải mái, giảm thiểu được những căng thẳng mệt mỏi làm co cứng cơ. Cả hai cách xoa bóp nông (nhẹ nhàng) và xoa bóp sâu (dùng lực nhiều hơn) đều sẽ làm kích thích thần kinh cảm giác ở da và hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau đớn ở người bệnh.
  • Nghỉ ngơi hàm và vận động hợp lý: Để khớp thái dương hàm được thư giãn bằng cách ăn thức ăn mềm, ít nhai, ít nói, không nghiến răng và không nằm nghiêng mặt bên có khớp bị thoái hoá. Người bệnh cũng nên luyện tập một số động tác nhẹ nhàng tác dụng vào vùng khớp thái dương hàm để tránh bị hạn chế vận động khớp sau này.
Song song với phác đồ điều trị, bệnh nhân nên kết hợp thêm với một số biện pháp trên đây để mau chóng đẩy lùi bệnh tật
Song song với phác đồ điều trị, bệnh nhân nên kết hợp thêm với một số biện pháp trên đây để mau chóng đẩy lùi bệnh tật

Phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp thái dương hàm

Việc xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý sẽ dự phòng được nguy cơ gây bệnh và hạn chế của bệnh tiến triển xấu đi. Do đó, bạn đọc nên tuân theo một số những lời khuyên của chuyên gia sau sau đây:

  • Nên thường xuyên xoa bóp vùng dưới hàm 5 – 10 phút mỗi ngày bằng cách sử dụng lực ở bàn tay và đầu các ngón tay.
  • Từ bỏ thói quen nghiến răng khi đi ngủ. Cùng với đó, hạn chế tối đa việc chống cằm và cắn móng tay vì rất dễ gây tổn thương xương hàm.
  • Phục hồi răng và chỉnh hình nha khoa kịp thời nếu có răng mọc chen chúc, xô đẩy nhau hoặc khớp cắn bị lệch.
  • Lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị răng, chữa trị triệt để tình trạng nhiễm trùng xương khớp.
  • Tránh làm việc căng thẳng, stress kéo dài, nên nghỉ ngơi để đầu óc thư giãn.
  • Không ăn nhiều đồ chiên rán nhiều dầu, mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn như là rượu bia và các chất kích thích. Nên sử dụng những thực phẩm mềm, dễ nhai và đặc biệt không nên nhai lâu một bên hàm.
  • Thăm khám định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và kiểm soát tốt những bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn và các bệnh lý liên quan khớp thái dương hàm khác.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị và dự phòng bệnh thoái hoá khớp thái dương hàm. Hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích cho bạn đọc để có thể phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?