Thoái hóa khớp gối nên ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị?

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì để gia tăng dịch nhờn cho khớp và rút ngắn thời gian chữa bệnh? Nếu bạn chưa biết xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng, đừng bỏ qua những nội dung dưới đây. Việc kết hợp giữa thực đơn có lợi và phương pháp điều trị tốt có thể hỗ trợ hiệu quả quá trình cải thiện bệnh lý.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống khoa học có thể làm giảm cơn đau và tiêu sưng hiệu quả. Có rất nhiều thực phẩm vừa giúp đẩy lùi viêm nhiễm, vừa hạn chế các triệu chứng của thoái hóa. Người bệnh có thể tham khảo những thực phẩm dưới đây:

Quả mọng và rau xanh

Nhóm rau xanh sẽ cung cấp vitamin A, C, E cùng chất xơ để phục hồi thương tổn tại khớp. Người bệnh nên ăn nhiều rau, đặc biệt là nhóm thực phẩm có màu xanh đậm. Chúng chứa thành phần chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, rau lá xanh còn chứa hàm lượng lớn canxi giúp xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Câu trả lời là rau xanh
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Câu trả lời là rau xanh

Trong khi đó, thành phần của quả mọng bao gồm sự kết hợp của các vitamin cùng khoáng chất có lợi cho xương khớp. Việc ăn nhiều loại quả này giúp cải thiện tốt tình trạng viêm đau xương khớp và làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Một số loại rau người bệnh nên ăn nhiều: rau bina, diếp cá, bông cải xanh, cải xoăn, dâu tây, việt quất, nho…

Thực phẩm giàu Beta Carotene

Hoạt chất này là tiền thân của một chất chống oxy hóa điển hình là vitamin A. Khi bổ sung thực phẩm chứa Beta Carotene, người bệnh có thể ức chế sự tác động của gốc tự do lên mô và tế bào. Nhờ khả năng này, nhóm thực phẩm vừa bảo vệ tốt xương khớp vừa ngăn chặn các căn bệnh ung thư.

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa khớp, Beta Carotene còn có lợi đối với người bị bệnh gan, u xơ, các bệnh liên quan đến huyết áp hoặc tuyến tụy,… Để bổ sung hoạt chất chất này, người bệnh nên ăn nhiều củ cải, đậu Hà Lan, đu đủ, khoai lang, măng tây, cải bó xôi. rau mùi tây,…

Các loại nấm giải đáp thắc mắc Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Nấm đóng vai trò tăng cường chức năng miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể chống lại hại khuẩn. Từ đó, thực phẩm này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, ung thư.

Bởi lẽ, trong nấm chứa hoạt chất có thể ức chế sự phát triển của khối u. Nấm hương chứa vitamin C, K có tác dụng giảm viêm, giúp xương chắc khỏe và cải thiện tình trạng tê cứng. Mặt khác, Nấm Lim xanh sẽ kích thích sản sinh estrogen giúp xương chắc khỏe.

Thực phẩm giàu Omega – 3

Omega – 3 là axit béo tự nhiên nhưng cơ thể khó có thể tự tổng hợp. Tác dụng điển hình nhất của nó là thúc đẩy sự phát triển của trí não và kháng viêm mạnh mẽ.

Thực phẩm giàu omega 3 có khả năng kháng viêm mạnh mẽ
Thực phẩm giàu omega 3 có khả năng kháng viêm mạnh mẽ

Axit béo giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt để làm giảm cơn đau ở vùng xương khớp. Người bệnh có thể tìm thấy omega – 3 trong các loại cá béo hoặc hải sản. Hiện nay, có nhiều người còn bổ sung omega – 3 bằng cách uống dầu cá nhưng chuyên gia khuyến khích nên lạm dụng biện pháp này.

Thực phẩm giàu vitamin C, D

Thành phần thiết yếu đối với sự phát triển của sụn là vitamin C. Nếu cơ thể thiếu hụt hoạt chất này sẽ khiến sụn xương suy yếu. Từ đó, quá trình điều trị thoái hóa khớp ngày càng kéo dài và trở nên khó khăn. Do đó, bệnh nhân nên bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều ổi, dứa, trái cây họ cam,…

Bên cạnh vitamin C thì vitamin D cũng là thành phần hỗ trợ tổng hợp canxi đặc biệt cần thiết cho xương. Việc thiếu vitamin D khiến quá trình tổng hợp canxi bị cản trở và làm xương trở nên giòn, dễ gãy.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Các loại tỏi, gừng

Gừng và tỏi là gia vị quen thuộc trong các căn bếp của người Việt. Ngoài công dụng tăng hương vị cho món ăn, chúng còn có khả năng cải thiện tốt triệu chứng thoái hóa khớp.

Cụ thể, tỏi chứa chất diallyl disulfide, có thể ngăn chặn sự hình thành của enzyme có hại tới sụn khớp. Chất men zingibain trong gừng có khả năng giảm viêm, đồng thời làm ấm vùng khớp và xoa dịu cơn đau hiệu quả. Đó là lý do hoạt động bổ sung vitamin D rất quan trọng.

Người bệnh nên chế biến tỏi cùng các món ăn hàng ngày và sử dụng thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn có thể uống rượu gừng, ngâm chân với nước gừng ấm hoặc đắp gừng lên vùng bị đau.

Thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì?

Muốn quá trình điều trị thoái hóa khớp diễn ra nhanh, thực đơn của người bệnh cần gạch bỏ nhóm thực phẩm không nên ăn. Vậy thoái hóa khớp gối không nên ăn gì? Sau đây là danh sách nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe người bệnh:

Nhóm thịt đỏ

Thịt đỏ gồm thịt ngựa, thịt cừu, thịt bò, thịt ngỗng,… rất giàu dinh dưỡng. Nhóm thực phẩm này có thể tăng cường sức khỏe tổng thể, gia tăng cơ bắp nhưng lại không phù hợp với bệnh nhân thoái hóa.

Người bị thoái hóa khớp gối không nên ăn nhiều thịt đỏ
Người bị thoái hóa khớp gối không nên ăn nhiều thịt đỏ

Việc ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nồng độ acid uric, khiến các phản ứng viêm trở nên nghiệm trọng và mô sụn khớp ngày càng khó lành. Khi hàm lượng acid uric vượt mức, thận phải làm nhiệm vụ đào thải chúng trong huyết tương. Chính quá trình này đã làm canxi sụt giảm nghiêm trọng. Sự suy giảm canxi khiến xương bị yếu, dễ gãy và khó phục hồi nếu bị thương tổn.

Thực phẩm mặn hoặc đồ ngọt

Đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn khiến thận phải đào thải liên tục. Điều này khiến lượng canxi và chất khoáng bị hao mòn nhiều hơn do diễn ra quá trình bài tiết. Khi mật độ canxi xương giảm xuống, xương khớp ngày càng yếu hơn.

Trong khi đồ ngọt lại làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể và khiến các cơ quan nhanh chóng bị lão hóa. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các món mặn, thay vào đó hãy xây dựng thực đơn thanh đạm, giảm cay nóng.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm dầu mỡ làm tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp…

Mặt khác, nhóm đồ ăn này cũng là nguyên nhân gây tăng cân ở người bệnh. Khi cân nặng tăng, xương khớp, đặc biệt là khớp háng, khớp gối sẽ bị ảnh hưởng. Lý do là vì khớp xương phải chịu áp lực lớn và gây chèn ép, hư tổn. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài khiến xương khớp bị thoái hóa, người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển.

Một số loại chất béo nếu dung nạp vào cơ thể sẽ lắng đọng tại mô sụn và làm sụn khớp yếu dần. Dần dần, sụn khớp bị xơ hóa, giảm linh hoạt, bệnh nhân khó vận động hơn. Vì vậy, nếu đang nghi ngờ bản thân mắc thoái hóa khớp, bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn dầu mỡ. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể thay bằng dầu thực vật.

Đồ uống chứa chất kích thích

Việc uống cà phê, nước ngọt, đồ uống có gas có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Đồ uống có gas cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó kiểm soát cân nặng.

Các loại đồ uống chứa cồn còn làm khớp bị thoái hóa dễ viêm, sưng, đau nhức. Chúng còn gây ảnh hưởng tới mao mạch nuôi dưỡng mô sụn, khớp, tế bào xương. Nếu có thói quen uống bia rượu, bạn rất dễ mắc các bệnh xương khớp hoặc bệnh hoại tử vô mạch chỏm xương.

Đồ ngọt hoặc chất kích thích là thực phẩm tối kỵ đối với người bị thoái hóa
Đồ ngọt hoặc chất kích thích là thực phẩm tối kỵ đối với người bị thoái hóa

Tổng kết, bệnh nhân thoái hóa khớp cần hạn chế thực phẩm không tốt và bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương. Bên cạnh việc ăn uống điều độ, người bệnh nên thường xuyên rèn luyện sức khỏe để hạn chế nguy cơ mắc gai cột sống hoặc vôi hóa cột sống. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ để được thăm khám và điều chỉnh kịp thời các vấn đề liên quan đến bệnh.

Người bệnh sẽ có câu trả lời chính xác về câu hỏi thoái hóa khớp gối nên ăn gì khi tham vấn ý kiến chuyên gia. Những thông tin trong bài có tính chất tham khảo không thể thay thế chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

4.8/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?