Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Tình Trạng Cảnh Báo Cần Lưu Ý

Bệnh suy thận mạn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó thường gặp nhất là tình trạng thiếu máu. Mức độ suy thận mạn càng nặng thì tình trạng thiếu máu càng đáng quan ngại. Thiếu máu trong suy thận mạn cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu muốn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh.

Thiếu máu trong suy thận mạn: Tình trạng cảnh báo
Thiếu máu trong suy thận mạn: Tình trạng cảnh báo

Thiếu máu trong suy thận mạn là gì? Nguy hiểm ra sao?

Thiếu máu là một biến chứng thường gặp của bệnh suy thận mạn giai đoạn tiến triển. Tình trạng thiếu máu được xác định khi chỉ số Hematocrit trung bình giảm xuống còn dưới 60 mL/phút ở nam giới và dưới 40 mL/phút ở phụ nữ.

Đối với bệnh nhân suy thận mạn có tiền sử đái tháo đường, thiếu máu thường nặng hơn và khởi phát từ khi mới chớm bệnh. Suy thận dẫn đến thiếu máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy dinh dưỡng gây cản trở quá trình điều trị bệnh suy thận.
  • Rối loạn nhịp tim, xuất hiện âm thổi ở tim.
  • Thiếu máu làm giảm lượng máu nuôi cơ tim kéo dài sẽ dẫn đến suy tim.
  • Dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng như viêm khớp, viêm da,… do sức đề kháng bị suy giảm.
  • Suy giảm chức năng tình dục và khó có con.

Nguyên nhân thiếu máu trong suy thận mạn

Ở người trưởng thành, hormon erythropoietin đóng vai trò kích thích tủy xương sản sinh ra hồng cầu. Một khi hormon này bị thiếu hụt, hồng cầu sẽ không thể biệt hóa, tức là không thể phát triển thành hồng cầu trưởng thành, sẽ gây ra tình trạng thiếu máu trong cơ thể.

Khi chức năng thận bị suy giảm, thận không còn đảm đương được khả năng sinh ra đủ lượng hormon erythropoietin mà cơ thể cần. Đây là nguyên nhân chính gây thiếu máu trong suy thận mạn tính.

Ngoài ra, suy thận gây thiếu máu còn đến từ nguyên nhân do chạy thận nhân tạo. Khi máu được luân chuyển ra khỏi cơ thể qua một hệ thống các ống dẫn nhân tạo thì không thể tránh khỏi việc thất thoát một lượng máu đáng kể. Từ đó khiến bệnh nhân bị thiếu máu sau mỗi lần chạy thận.

Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B12 do ăn uống kém cũng gây nên thiếu máu.

Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất phát do một số nguyên nhân như:

  • Các bệnh lý khác liên quan đến tủy xương.
  • Tình trạng viêm nhiễm như viêm khớp, viêm ruột,… làm các tế bào miễn dịch tấn công các tế bào máu trong cơ thể người bệnh.
  • Nhiễm trùng mạn tính.
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng này, nhưng phổ biến nhất vẫn là do suy giảm erythropoietin
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng này, nhưng phổ biến nhất vẫn là do suy giảm erythropoietin

Triệu chứng thiếu máu trong suy thận mạn

Bên cạnh dấu hiệu đặc trưng của suy thận, đặc điểm thiếu máu trong suy thận mạn cũng rất dễ nhận biết, cụ thể như sau:

  • Cơ thể yếu đi rõ rệt, luôn có cảm giác mệt mỏi, mất hết sức lực.
  • Đau đầu, tức ngực và tập trung kém.
  • Chóng mặt, khó thở hoặc hụt mất nhịp thở, da xanh xao
  • Rối loạn cung lượng tim, nhịp tim nhanh chậm thất thường.
  • Rụng tóc.

Phác đồ điều trị thiếu máu trong suy thận mạn

Dựa vào cơ chế gây tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương án sau đây:

  • Thuốc bổ sung sắt: Thường dùng theo dạng viên uống như Ferrovit, Doppelherz Aktiv Haemo Vital. Nếu bệnh nhân không thể uống được thì sẽ được chỉ định truyền sắt qua đường tĩnh mạch.
  • Dùng thuốc kích thích tạo hồng cầu: Loại thuốc được ưu tiên chỉ định ở nước ta là Erythropoietin. Ngoài ra, những loại thuốc có cấu trúc tương tự như Erythropoietin như Darbepoetin Alfa, Epoetin Alfa, Methoxy Polyethylene Glycol-epoetin Beta,… cũng có thể được sử dụng.
  • Truyền máu: Truyền máu được chỉ định khi bệnh nhân bị mất máu cấp tính hoặc thiếu máu mạn mức độ nặng có chỉ định truyền máu. Riêng đối với những trường hợp chờ ghép thận thì nên thận trọng trong chỉ định truyền máu.

[pr_middle_post]

Tuỳ vào nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp
Tuỳ vào nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bệnh nhân

Bên cạnh chỉ định của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng góp phần tích cực vào quá trình điều trị.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân thiếu máu bao gồm:

  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt và canxi vào chế độ ăn uống. Ví dụ như: thịt bò, củ dền, các loại hạt họ đậu, súp lơ, rau cải xanh,…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thu tốt chất sắt vào máu.
  • Chế độ ăn nhạt, tốt nhất là chỉ khoảng 2 gram muối một ngày nhằm giảm tình trạng phù nề do bệnh suy thận gây ra.
  • Duy trì chế độ tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, yoga, thiền,…
  • Thay thế các loại dầu ăn thông thường bằng dầu hạt hướng dương, dầu oliu, dầu đậu nành,…
  • Tránh ăn mỡ động vật và da động vật vì có thể làm tăng cholesterol xấu trong máu.
  • Nên sử dụng tinh bột có hàm lượng đường thấp như: bún, khoai lang, nui, miến dong, yến mạch,…
  • Tăng cường đa dạng các loại rau củ quả có màu đỏ, vàng, xanh, tím.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn tính. Hy vọng sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, phác đồ điều trị cũng như điểm cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt vận động để mau chóng đẩy lùi tình trạng này.

4.8/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?