Thấp Khớp Cấp Là Gì? Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Thấp khớp cấp là một bệnh lý nhiễm trùng được hình thành do liên cầu khuẩn xâm nhập vào vùng họng hầu và không được điều trị đúng cách. Bệnh có thể gây suy tim, hở van tim, viêm đa khớp, tổn thương não. Do vậy, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là việc mà mọi bệnh nhân nên làm khi mắc bệnh. 

Thấp khớp cấp là gì? Đối tượng dễ mắc bệnh?

Thấp khớp cấp còn được gọi là bệnh thấp tim hay sốt thấp khớp. Đây là bệnh mắc phải sau khi nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A Streptococcus pyogenes. 

Loại vi khuẩn này thường xuất hiện, tồn tại và phát triển ở vùng hầu họng. Bệnh gây tổn thương khớp, tim, các tổ chức liên kết dưới và đôi khi là tổn thương não. 

Bệnh thấp khớp cấp gây tổn thương ở khớp, tim, da và cả não bộ
Bệnh thấp khớp cấp gây tổn thương ở khớp, tim, da và cả não bộ

Bệnh thấp khớp cấp thường xuất hiện vào mùa thu, cuối mùa đông, khi thời tiết lạnh ẩm và khí hậu thay đổi đột ngột. Khi trẻ bị viêm họng, viêm phế quản hoặc viêm đường hô hấp, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi học đường, đặc biệt từ 6 – 15 tuổi, một số trường hợp mắc bệnh ở độ tuổi 20. 

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp cấp vẫn chứa được giới y khoa xác định rõ ràng mặc dù đã chứng minh được nhiễm khuẩn ở họng và hầu tại đường hô hấp đóng vai trò quyết định. 

Ngoài ra, bệnh sẽ dễ dàng khởi phát bởi một số yếu tố thuận lợi dưới đây:

  • Nhiễm khuẩn: Khoảng 50 – 70% mắc bệnh liên quan đến liên cầu tan huyết nhóm A. Đây là một loại vi khuẩn thường gây nên tình trạng viêm cấp tính đường hô hấp. Tuy nhiên, không phải tất cả những ai mắc bệnh viêm họng hầu đến biến chứng thành thấp khớp cấp, chỉ khoảng 2 – 3%.
  • Yếu tố di truyền: Một số trường hợp trẻ mắc bệnh là do di truyền. Trong gia đình đã có bố mẹ, ông bà mắc bệnh này thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
  • Do các biến chứng: Từ các biểu hiện ban đầu ở đường hô hấp, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển thành thấp khớp cấp.
  • Bệnh lý về tim mạch: Một số căn bệnh về tim có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim như hở van tim, suy tim, tổn thương đối với các van hai lá… 
  • Môi trường sống: Điều kiện sống nhiều khói bụi, khí hậu lạnh, ẩm, vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp. 

Triệu chứng thường gặp của bệnh thấp khớp cấp

Triệu chứng của bệnh thấp tim được biểu hiện tùy theo mức độ nghiêm trọng và sức khỏe của người bệnh.

Biểu hiện ở đường hô hấp

Khoảng 50 – 70% bệnh nhân mắc bệnh thấp tim có triệu chứng tương tự như viêm họng liên cầu khuẩn. Biểu hiện cụ thể của bệnh như viêm họng, sốt cao, mệt mỏi ho có đờm, ho khan, khó nuốt kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày. Trường hợp nặng người bệnh có thể bị sưng viêm amidan. 

Sau 2 đến 4 tuần, triệu chứng của bệnh thấp khớp cấp sẽ rõ ràng hơn với các biểu hiện nhịp tim nhanh, da xanh xao, đổ mồ hôi nhiều, thiếu máu, chảy máu cam… 

Biểu hiện ở khớp

Bệnh có thể xuất hiện nhiều triệu chứng viêm ở khớp như viêm khớp gối, viêm khớp cổ chân, khuỷu tay, vai và rất hiếm khi xuất hiện ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân. 

Khi bị viêm khớp dạng này, tình trạng viêm sẽ xuất hiện hết khớp này đến khớp khác và không có tính chất đối xứng giữa hai bên cơ thể. Các khớp bị viêm thường sưng to, nóng đỏ, đau và có chảy dịch. 

Biểu hiện ở tim

Khi ảnh hưởng đến tim, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Nhịp tim yếu dần, đau ngực, khó thở, xuất hiện âm thanh ở tim, có áp lực đè lên ngực, chóng mặt đến ngất xỉu, sưng mắt cá chân, bàn chân, tăng cân. 
Bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở, nhịp tim yếu dần và có áp lực đè lên ngực
Bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở, nhịp tim yếu dần và có áp lực đè lên ngực
  • Một số trường hợp xảy ra tình trạng hở van tim khiến máu chảy sai hướng hoặc bị hẹp van tim khiến lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm. Từ đó, người bệnh sẽ bị tổn thương van tim và ảnh hưởng đến tính mạng. 

Biểu hiện ở da

Các biểu hiện ở da của bệnh thấp khớp cấp thường rất hiếm gặp. Da sẽ xuất hiện những hạt Meynet là những hạt cứng, đường kính 0,5 – 2cm, không dính vào da mà dính vào nền của xương. Vị trí hạt thường xuất hiện là đầu gối và ấn vào không đau.

Đôi khi, da xuất hiện các nốt ban màu hồng nhạt hay vàng nhạt, đường kính 1 – 3 cm, hình tròn, có bờ viền cao hơn mặt da. Vị trí thường xuất hiện là ở thân, chi và không xuất hiện ở mặt. Các hạt Meynet và nốt ban khởi phát một vài ngày đến vài tuần rồi biến mất. 

Biểu hiện khác

Bệnh thấp khớp cấp còn gây ra một số dấu hiệu như tiểu ra máu, tràn dịch màng phổi, xuất huyết dưới da, viêm động mạch, tĩnh mạch… 

Mắc bệnh thấp khớp cấp có nguy hiểm không?

Thấp khớp cấp là một bệnh lý nguy hiểm với những biến chứng nặng nề ở khớp, tim, não nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Căn bệnh này có thể để lại những hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Nhồi máu: Viêm nội tâm mạc tại tim sẽ tạo ra các mảnh cục sùi gây ra hiện tượng nhồi máu não thận và các chi. 
  • Nhiễm trùng cấp và bán cấp tính: Bệnh có thể tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Hở van tim: Hở van hai lá, hở van động mạch chủ, hở van ba lá và van động mạch phổi. Hở van tim sẽ khiến tim giãn và suy tim.
  • Hẹp van tim: Hẹp van tim sẽ khiến tâm thất trái bị teo và nhỏ hơn bình thường hoặc gây phì đại tâm thất trái dẫn đến suy tim.
  • Viêm đa khớp: Bệnh nhân sẽ bị đau, nóng và sưng đỏ ở các khớp. Khả năng di chuyển của người bệnh sẽ trở nên hạn chế, vận động khó khăn. 
  • Tổn thương não: Rối loạn hệ thống thần kinh khiến bệnh nhân không tự chủ được toàn thân, nửa người hoặc các chi. 

Tóm lại, bệnh thấp khớp cấp có nguy hiểm hay không tùy thuộc vào thời gian phát hiện và phương pháp điều trị. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần đến bác sĩ thăm khám và chữa bệnh sớm nhất. 

Cách điều trị thấp khớp cấp phổ biến hiện nay

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh và thực hiện một số xét nghiệm như sau:

  • Tiền sử dịch tễ: Tiền sử bệnh trong gia đình, độ tuổi của bệnh nhân là cơ sở cho bác sĩ chẩn đoán bệnh. Ngoại trừ mắc bệnh tim bẩm sinh, nếu bệnh nhân trẻ tuổi gặp các vấn đề về van tim thì có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cấp.
  • Kiểm tra nhịp tim: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nhịp tim để xác định được những âm thanh bất thường ở tim. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng van tim và các tổn thương liên quan. 
  • Xét nghiệm: Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm công thức máu, liên cầu nhóm A, điện tâm đồ…

[pr_middle_post]

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo những phương pháp bên dưới. Hiện nay, chỉ có hai cách điều trị bệnh thấp khớp cấp là sử dụng thuốc Tây y và thuốc Đông y. 

Thuốc Tây y điều trị thấp khớp cấp

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra tình trạng mãn tính, đặc biệt bệnh sẽ để lại di chứng ở tim. Do đó, bác sĩ sẽ điều trị bệnh triệt để bằng cách sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến tim và ngăn ngừa nhiễm trùng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng vài năm. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh penicillin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu bị dị ứng với penicillin, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại kháng sinh khác như…
Người bệnh có thể điều trị bệnh thấp tim bằng cách loại thuốc Tây y
Người bệnh có thể điều trị bệnh thấp tim bằng cách loại thuốc Tây y
  • Thuốc chống viêm khớp: Aspirin, Naproxen hoặc Ibuprofen được kê toa cho bệnh nhân sử dụng cho đến khi hết triệu chứng và giảm liều khi phản ứng viêm về lại bình thường.
  • Chữa viêm tim: Bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng các loại thuốc chuyên biệt như NSAIDs, corticoid và IVIG.

Tùy thuộc vào tình trạng thấp tim của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê toa sử dụng khác nhau. Do đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị hoặc thay thế thuốc khác vì đây là một bệnh lý rất nguy hiểm. 

Theo dõi lâu dài

Sau khi điều trị dứt điểm bệnh thấp khớp cấp, người bệnh vẫn phải được kiểm tra và theo dõi lâu dài về sau. Tổn thương ở tim gây bởi bệnh thấp tim có thể chưa biểu hiện qua nhiều năm. Do đó, khi các bé lớn lên, các bé vẫn phải được kiểm tra để khảo sát chức năng tim theo lịch khám định kỳ. 

Cách phòng ngừa bệnh thấp khớp cấp

Thấp khớp cấp hay thấp tim là một bệnh lý khá nguy hiểm nhưng người bệnh có thể phòng ngừa bằng những cách dưới đây:

  • Xây dựng một lối sống lành mạnh như giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh cơ thể và tai mũi họng thường xuyên. 
  • Giữ ẩm cơ thể, cổ, ngực, mũi, họng khi trời trở lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi thất thường. 
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa nhiễm khuẩn răng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn máu và nội mạc tim.
  • Nếu trẻ em bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang thì cần dẫn trẻ đến cơ sở y tế nội soi tai mũi họng và điều trị kịp thời. 
  • Trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi nếu bị đau họng kèm theo triệu chứng đau nhức, sưng nóng đỏ ở các khớp, mệt mỏi, tức ngực thì phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám sớm nhất. 
  • Cần tuân thủ chế độ tiêm phòng tái phát bệnh thấp khớp cấp cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc này giúp đề phòng bệnh tái phát, để lại di chứng, làm suy tim và ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. 
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe tổng thể và phòng ngừa bệnh tật. 
Bệnh thấp khớp cấp
Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường

Thông qua những chia sẻ trên, bạn đã có thêm thông tin về bệnh thấp khớp cấp cũng như cách điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quan vì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?