Bệnh Viêm Họng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Viêm họng là bệnh đường hô hấp hầu như ai cũng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bệnh có thể tự khỏi nếu tác nhân gây bệnh là virus. Những trường hợp viêm do nhiễm khuẩn nếu không được xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm. Người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là suy hô hấp và nhiễm trùng máu. Theo Thầy thuốc ưu tú Lê Phương, nhận thức đúng về bệnh và cách điều trị có ý nghĩa quan trọng giúp mọi người phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất. 

Viêm họng là gì? Bệnh có lây không?

Viêm họng (tên tiếng Anh là Pharyngitis) là hiện tượng niêm mạc họng bị tổn thương, viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân. Các tác nhân phổ biến là virus, vi khuẩn, hóa chất độc hại và môi trường ô nhiễm. 

Hình ảnh bệnh viêm họng
Hình ảnh bệnh viêm họng – Nguồn: Wikipedia

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó những đối tượng thường mắc và bị ảnh hưởng bởi bệnh có thể kể đến như:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ em: Các bé dễ viêm họng vì có hệ miễn dịch còn non yếu.
  • Bà bầu, đối tượng này dễ mắc bệnh trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Người bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm amidan…

Trả lời cho câu hỏi “Viêm họng có lây không?”, thầy thuốc ưu tú Lê Phương – Giám đốc chuyên môn tại CTCP Bệnh viện YHCT Quân dân 102 cho biết: “Đa phần nguyên nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn nên bệnh có thể lây truyền cho người khác qua tiếp xúc, đồ vật dùng chung… Bởi vì chất nhầy nước mũi và nước bọt của bệnh nhân có thể mang virus hoặc vi khuẩn gây viêm họng. Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng sẽ gây ra cảm giác khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm”.

Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

Theo y học hiện đại, bệnh xuất hiện do các nguyên nhân như:

  • Virus: Theo điều tra y tế, 80% các ca họng bị tổn thương, viêm nhiễm là do virus. Những virus thường gây bệnh là: Cảm cúm, Adenovirus, Rhinovirus, sởi, ho gà…
  • Vi khuẩn: Liên cầu, tụ cầu, phế cầu… đặc biệt là liên cầu tan huyết nhóm A. Liên cầu khuẩn gây viêm họng ở trẻ em chiếm 40% các ca bệnh.
  • Bệnh khác: Một số bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày, cảm lạnh, cảm cúm… cũng là tác nhân gây bệnh.
  • Dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, hóa chất… có thể ảnh hưởng, kích thích và gây viêm đối với lớp niêm mạc họng .
  • Khói bụi và chất kích thích: Khói thuốc lá, bụi bẩn, nấm mốc trong không khí xâm nhập vào họng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tích tụ và gây viêm.
  • Không khí quá khô: Môi trường thiếu ẩm sẽ làm khô họng. Tình trạng khô họng kéo dài sẽ khiến họng bị ngứa, rát và tổn thương.
  • Chấn thương ở họng do căng cơ họng quá nhiều có thể khiến dây thanh quản bị tổn thương. Do vậy những người phải nói nhiều, nói với âm lượng lớn dễ bị viêm họng hơn người bình thường.

Bệnh viêm họng có những triệu chứng điển hình nào?

Viêm họng thường diễn tiến theo các cấp độ viêm cấp tính, mạn tính và viêm họng hạt. Mỗi cấp độ sẽ có các triệu chứng cụ thể như sau:

Triệu chứng viêm họng cấp

Tùy từng cấp độ viêm họng có những triệu chứng cụ thể. Ở cấp độ này, người bệnh thường có các biểu hiện như:

  • Đau rát tại cổ họng, niêm mạc họng đỏ, phù nề.
  • Ho nhiều cơn
  • Cổ họng có đờm nhầy, ban đầu nhầy màu trắng, nếu bệnh kéo dài đờm chuyển vàng.
  • Triệu chứng khác: Hắt xì, nhức đầu, sốt, mệt mỏi…

Triệu chứng viêm họng mãn tính

Khi bị viêm họng mạn người bệnh sẽ có xuất hiện những biểu hiện như:

  • Đau họng khó nuốt.
  • Ngứa rát, vướng víu trong họng.
  • Ho khạc ra đờm đặc, màu trắng.
  • Ngứa họng khiến bệnh nhân muốn ho và khạc thường xuyên.
  • Niêm mạc họng xung huyết, đỏ nhạt, xuất hiện rải rác các hạt lympho màu trắng.
  • Bệnh tái diễn nhiều lần hoặc kéo dài.

Triệu chứng bệnh viêm họng hạt

Viêm họng hạt là một dạng quá phát khi bệnh ở cấp độ mạn tính. Lúc này, các tế bào lympho T sưng phồng lên do phải làm nhiệm vụ diệt vi sinh vật trong tình trạng viêm  nhiễm kéo dài. Những triệu chứng bệnh dễ gặp phải là:

  • Cảm giác đau vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng.
  • Ho, có đờm quánh dính, nhầy trắng, nhất là vào sáng sớm hoặc khi ngủ dậy.
  • Thành bên họng đỏ, thành sau họng có nhiều hạt trắng.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như: Khó mở miệng, đau tai và khớp hàm, phát ban, sốt cao hơn 38 độ, viêm họng nổi hạch, khạc ra máu hoặc màu đờm kỳ lạ, có khối u ở cổ. Khi phát hiện những triệu chứng này, bệnh nhân cần sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị.

Điều trị như thế nào hiệu quả?

Hiện nay để điều trị viêm họng, bệnh nhân có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó phải kể tới chữa bằng mẹo dân gian, chữa bằng Đông y, chữa bằng Tây y. Mỗi phương pháp lại có ưu, nhược điểm riêng, bệnh nhân cần hiểu rõ từng phương pháp để lựa chọn cách điều trị phù hợp với bản thân

Cách chữa viêm họng tại nhà bằng mẹo dân gian

Những mẹo dân gian thường sử dụng các dược liệu hoặc nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Bệnh nhân có thể áp dụng những mẹo dân gian đơn giản để trị viêm họng ngay tại nhà như sau:

Bài thuốc từ mật ong và chanh có thể cải thiện các triệu chứng viêm họng hạt ở mức độ nhẹ
Bài thuốc từ mật ong và chanh có thể cải thiện các triệu chứng viêm họng hạt ở mức độ nhẹ
  • Chữa đau họng bằng mật ong: Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Đồng thời nguyên liệu này giúp làm dịu họng nhanh chóng. Người bệnh có thể dùng mật ong nguyên chất pha với nước ấm uống vào mỗi sáng hoặc ngậm mật ong chanh đào để trị viêm đau họng.
  • Chữa viêm họng bằng tỏi: Dùng tép tỏi đã bóc sạch vỏ đập dập rồi hấp cách thủy cùng với mật ong khoảng 20 phút. Ăn cả nước và cái mỗi ngày 3 lần trước khi dùng bữa 15 phút giúp chữa viêm hiệu quả.
  • Chữa viêm họng bằng lá tía tô: Lá này thường được sử dụng để nấu cháo hoặc hấp cách thủy cùng hoa đu đủ đực, hoa khế và đường phèn.

Những cách chữa viêm họng tại nhà không phải là phương pháp nhanh nhất, cũng không mang lại hiệu quả khi viêm đã nặng. Tuy nhiên những biện pháp này có thể áp dụng để làm giảm triệu chứng khó chịu tức thời, nhất là những trường hợp viêm nhẹ, viêm do nhiễm virus.

Dùng thuốc trị viêm họng

Muốn biết viêm họng uống thuốc gì, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… Cẩn trọng khi dùng aspirin và ibuprofen cho trẻ em và phụ nữ có thai.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho người bị viêm do nhiễm khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Đơn thuốc có thể bao gồm Penicillin, Amoxicillin hoặc Erythromycin…
  • Corticosteroid: Thuốc dùng dạng tiêm hoặc uống trong thời gian ngắn cho người trưởng thành, bị viêm họng nặng.
  • Thuốc dị ứng: Dùng khi họng bị tổn thương do dị ứng.
  • Thuốc đặc trị bệnh: Thuốc trào ngược dạ dày, thuốc gây tê tại chỗ…
Thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ nên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ nên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc Tây y giúp cắt nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên phương pháp này có nhiều hạn chế. Thuốc có nhiều tác dụng phụ hoặc dễ tương tác với nhau khi dùng không đúng cách. Trong khi đó, bệnh nhân thường tự mua thuốc về uống mà chưa qua thăm khám, tăng giảm liều tùy ý hoặc ngừng thuốc ngay khi bệnh thuyên giảm. Do vậy bệnh dễ tái phát, người bệnh dễ bị nhờn thuốc hoặc dị ứng thuốc. 

Phẫu thuật đốt hạt, cắt amidan

Trường hợp bị viêm họng nặng dẫn đến hình thành các hạt lớn ở họng, áp xe hoặc nhiễm khuẩn ở sau amidan, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật. Đối với biến chứng viêm amidan nguy hiểm, bác sĩ sẽ hút dịch mủ ra ngoài và phẫu thuật cắt amidan. Những bệnh nhân bị viêm họng hạt nghiêm trọng, can thiệp đốt hạt có thể là giải pháp được khuyến nghị. 

Phẫu thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ như chảy máu trong và sau phẫu thuật, viêm nhiễm sau phẫu thuật, gây khó khăn trong quá trình hậu phẫu… Vì vậy người bệnh cần tìm đến những cơ sở y tế uy tín và cân nhắc kỹ cùng bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành.

Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì?

Theo bác sĩ Lê Phương, bên cạnh điều trị bệnh theo hướng dẫn của thầy thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Bác sĩ Phương khuyến cao, chế độ ăn uống của bệnh nhân viêm họng nên ưu tiên những thực phẩm như sau:

Viêm họng nên ăn gì?

Chế độ ăn uống rất quan trọng khi điều trị viêm họng
Chế độ ăn uống rất quan trọng khi điều trị viêm họng
  • Hoa quả chứa nhiều vitamin C như Cam, chanh, bưởi, dâu, măng cụt, xoài, chuối, rau xanh… Nhóm thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm và làm dịu họng.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Ngao, tôm, sò, củ cải, rau chân vịt, nước cốt dừa… Nhóm thực phẩm này giúp chống lại virus hiệu quả.
  • Món ăn có tính mát: Bí đao, mồng tơi, rau đay, mướp, rau lang… Nấu canh từ những loại thực phẩm này giúp thanh nhiệt, giảm sự cọ sát lên niêm mạc họng.
  • Thức ăn lỏng, dễ nuốt như cháo yến mạch, canh khoai tây, súp bí đỏ… giúp bệnh nhân bổ sung dinh dưỡng dễ dàng hơn.
  • Bạc hà: Bạc hà có khả năng làm thông các niêm mạch chứa dịch nhầy. Người bệnh có thể dùng trà bạc hà hoặc kẹo ngậm để làm dịu họng, thông mũi. Tuy nhiên bạc hà không phù hợp với người bị viêm ở giai đoạn đỏ rát.
  • Uống nhiều nước ấm: Nước cung cấp độ ẩm, giảm khô rát và khó chịu cho họng. Bệnh nhân có thể uống xen kẽ nước lọc với nước ép hoa quả để bổ sung thêm vitamin và dưỡng chất.

Viêm họng kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm trên, người bệnh cần tuyệt đối tránh sử dụng những đồ ăn, thức uống sau:

  • Thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên nướng
  • Các loại hạt: Hướng dương, hạt bí, hạt dưa…
  • Đồ ăn khô cứng: bánh mì, bánh quy, ngũ cốc khô…
  • Thức ăn, nước uống lạnh đá.
  • Đồ ngọt nhiều đường…
  • Rượu, chất kích thích, nước có ga.

Phòng tránh bệnh như thế nào?

Ngoài ra, bác sĩ Lê Phương cũng khuyến cáo mọi người nên chủ động phòng bệnh bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt không lành mạnh của mình. Một số cách phòng tránh viêm họng có thể kể đến như:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày trước khi đi ngủ.
  • Uống nhiều nước, tránh đồ uống chứa chất kích thích.
  • Không nên để cổ họng bị sốc nhiệt, lạnh quá mức hoặc nóng quá mức.
  • Giữ ấm cổ họng khi thời tiết trở lạnh.
  • Đeo khẩu trang khi ở nơi đông người hoặc khu vực nhiều khói bụi.
  • Tránh tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng sinh hoạt, thức ăn với người viêm họng, cảm cúm…

Viêm họng có thể khiến bệnh nhân gặp những triệu chứng không mấy dễ chịu nhưng thường sẽ tự khỏi. Những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh nên nhanh chóng đi khám nhằm hạn chế nguy cơ bệnh phát triển thành mãn tính, viêm họng hạt hoặc gây biến chứng nguy hiểm.

4.7/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?