Thận Hư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chẩn Đoán Và Điều Trị

Thận hư là căn bệnh tiết niệu nguy hiểm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp. Do đó, chủ động nắm được nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả là biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi những tác hại của căn bệnh này.

Hình ảnh thận hư
Hình ảnh thận hư

Thận hư là gì?

Hội chứng thận hư (tiếng anh Nephrotic Syndrome) là tình trạng xuất hiện những rối loạn ở thận khiến cơ thể bài tiết quá nhiều protein vào nước tiểu. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc thai nghén.

Theo các chuyên gia, hội chứng thận hư bệnh học hình thành chủ yếu do những tổn thương ở cụm mạch máu nhỏ trong thận, khiến chức năng lọc thải cặn bã bị ảnh hưởng. Lâu ngày dẫn đến tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm, biểu hiện rõ nét nhất là ở mắt cá chân và bàn chân. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Thận hư có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng nhưng phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Ngoài ra, trẻ em cũng có thể bị thận hư, trong đó tập trung chủ yếu ở những bé trong độ tuổi từ 2-6.

Triệu chứng nhận biết thận hư

Hội chứng thận hư thường không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Vì vậy người bệnh rất khó có thể nhận biết căn bệnh này. Đặc biệt các triệu chứng của chúng còn dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh về thận khác. Dưới đây là một số biểu hiện giúp người bệnh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng thận hư:

  • Hiện tượng sưng phù: Triệu chứng ban đầu của căn bệnh này là sưng phù đột ngột ở mắt cá chân, sau đó là da, bụng và toàn thân. Các vết sưng phù thường có màu trắng, mềm, ấn vào thấy lõm và không thay đổi trong ngày. Nếu thay đổi chế độ ăn uống ít muối và nhiều nước, hiện tượng này sẽ thuyên giảm từ từ. Đây được coi là triệu chứng cơ bản giúp phân biệt thận hư với các căn bệnh khác.
  • Tiểu ít: Lượng nước tiểu của những người bị thận hư thường giảm dưới 400ml trong 24h đầu, sau đó dần dần bị vô niệu. Đặc biệt nước tiểu còn có hiện tượng bọt sủi do chứa nhiều Protein.
  • Tuần hoàn giảm: Những người bị thận hư thể tích tuần hoàn máu thường thuyên giảm so với những người bình thường, do chức năng của thận bị suy yếu. Do đó những người này thường bị xanh xao, vàng vọt, mệt mỏi, chán ăn.
  • Huyết áp bất ổn định: Huyết áp của những bệnh nhân bị hội chứng thận hư có thể tăng, giảm bất ổn, tùy vào mức độ tiết Angiotensin của cơ thể.
  • Thận hư gây đau lưng: Thông thường khi nhắc đến hội chứng thận hư, người ta thường nghĩ ngay đến triệu chứng tiểu đêm, tiểu buốt hoặc phù nề. Ít ai nghĩ rằng, thận hư có thể gây đau lưng, nhưng điều này là hoàn toàn có thể xảy ra. Ở giai đoạn đầu cơn đau lưng thường bắt đầu lan từ hai bên thận, sau đó lan ra vùng sau lưng, đi xuống hố chậu và gây nhức nhối tại đây. Ở giai đoạn cuối, căn bệnh có thể gây đau đớn cho toàn bộ đốt sống lưng và cổ. 
Thận hư có thể gây đau lưng cho người bệnh
Thận hư có thể gây đau lưng cho người bệnh

Nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư

Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thận bị hư là do các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương. Khiến cầu thận bị suy giảm chức năng lọc máu, cho phép protein rò rỉ vào nước tiểu. Từ đó gây ra căn bệnh nguy hiểm này.

Ngoài nguyên nhân chính kể trên thì tình trạng bất thường về sức khỏe và các bệnh lý liên quan cũng có thể là tác nhân liên quan đến căn bệnh này. Cụ thể:

  • Bệnh thận do tiểu đường: Đường huyết trong máu cao có thể sẽ làm tăng áp lực cho thận. Khiến bộ phận này bị tổn thương, lâu ngày ảnh hưởng đến cầu thận và các mạch máu nhỏ.
  • Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu MCD: Đây được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng thận hư ở trẻ nhỏ. Theo đó MCD sẽ khiến chức năng lọc máu và đào thải cặn bã của thận trở nên bất thường. Tạo điều kiện để các protein rò rỉ vào nước tiểu và gây ra chứng thận hư.
  • Xơ vữa thận đoạn khu trú (FSGS): Nếu MCD là nguyên nhân gây ra thận hư ở trẻ nhỏ thì FSGS lại là tác nhân chính làm xuất hiện tình trạng thận hư ở người lớn. Căn bệnh này có thể do virus HIV, tính di truyền hoặc một số loại thuốc gây ra.
  • Bệnh thận màng: Thận hư cũng là kết quả của sự dày lên trong màng cầu thận. Nguyên nhân là do các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài kịp, tích tụ và làm dày lên màng thận. Lâu ngày sẽ khiến chức năng thận bị suy yếu, các mạch máu nhỏ tại cầu thận cũng theo đó bị vỡ, hoặc tắc nghẽn.
  • Bệnh tăng amyloid: Sự tích tụ Amyloid có thể làm hỏng hệ thống lọc máu của cầu thận. Làm bộ phận trở nên suy yếu, giảm sút chức năng ban đầu.
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là bệnh viêm nhiễm mãn tính, có thể gây ra tổn thương cho thận, trong đó có việc suy giảm chức năng.

Ngoài các nguyên nhân đã đề cập ở trên thì một số đối tượng dưới đây cũng có bị bệnh này:

  • Trẻ em có nguy có bị thận hư cao hơn người lớn.
  • Người sử dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm không Steroid trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này.
  • Ngoài ra những người đang mắc các căn bệnh nhiễm trùng như viêm gan, HIV,… cũng cần thận trọng theo dõi chức năng thận thường xuyên.
Thận hư ở nữ giới thường ít gặp hơn ở nam giới
Thận hư ở nữ giới thường ít gặp hơn ở nam giới

Thận hư có nguy hiểm không? Các biến chứng của bệnh

Hội chứng thận hư không đơn thuần là việc rò rỉ Protein vào nước tiểu mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe. Cụ thể như:

  • Xuất hiện cục máu đông: Việc cầu thận bị suy giảm chức năng lọc máu hoặc lọc máu không đúng cách sẽ làm mất các protein trong máu. Lâu dần sẽ hình thành lên cục máu đông, tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch vành và các mạch máu lớn trong cơ thể.
  • Cholesterol và Triglyceride tăng cao: Khi protein trong máu bị rò rỉ hết thì gan sẽ tạo ra nhiều Albumin cùng các cholesterol và chất béo trung tính để phục vụ cho hoạt động sống của cơ thể. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch và huyết áp của người bệnh.
  • Huyết áp tăng: Thiệt hại đầu tiên mà thận hư để lại cho cơ thể đó là sự tích tụ chất lỏng dư thừa. Và đây là nguyên nhân chính khiến huyết áp tăng cao đột ngột. Chưa kể hệ quả xuất hiện cục máu đông hay làm tăng Cholesterol cũng có thể gây tăng huyết áp.
  • Tổn thương thận cấp tính: Khi các cầu thận bị tổn thương mạch máu nhỏ đồng nghĩa với đó là việc mất dần khả năng lọc máu. Điều này sẽ khiến các chất cặn bã tích tụ nhanh chóng trong máu. Khi để kéo dài, người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc máu để duy trì sự sống.
  • Suy dinh dưỡng: Mất nhiều protein trong máu có thể sẽ khiến cơ thể bị còi cọc, suy dinh dưỡng. Lúc này người bệnh sẽ bị sụt cân nhưng không thể hiện ra ngoài do hiện tượng phù nề che dấu. 
  • Bệnh thận mãn tính: Theo thời gian, hội chứng thận hư sẽ khiến thận bị mất dần chức năng. Trường hợp nặng người bệnh sẽ phải thay thận nhân tạo nếu muốn kéo dài sự sống.
  • Nhiễm trùng: Thực tế ghi nhận cho thấy rằng, những người bị thận hư thường có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn những người bình thường.
  • Thận hư yếu sinh lý: Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, thận hư còn khiến các đấng mày râu tự ti trong chuyện chăn gối. Nguyên nhân là bởi khi thận hư, chức năng của thận sẽ bị suy giảm. Khi đó, quá trình sản sinh Hormon nam giới sẽ bị ảnh hưởng. Lâu ngày dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, làm suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới. Ngoài ra thận hư còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lưu thông máu đến dương vật, làm “cậu bé” khó cương cứng.
Bệnh có thể làm xuất hiện cục máu đông trong máu, làm tăng huyết áp
Bệnh có thể làm xuất hiện cục máu đông trong máu, làm tăng huyết áp

Chẩn đoán hội chứng thận hư

Để chẩn đoán hội chứng thận hư, ngoài các triệu chứng cận lâm sàng thì các bác sĩ còn chỉ định một số loại xét nghiệm chuyên sâu để lấy các số liệu làm tiêu chuẩn.

Theo đó tiêu chuẩn để xác định căn bệnh này bao gồm:

  • Protein niệu vượt mức 3,5g trong 24 giờ.
  • Protein trong máu giảm dưới 60g/ lít kèm theo tình trạng Albumin trong máu giảm dưới 30g/ lít.
  • Cholesterol máu vượt ngưỡng 6,5 mmol/ lít.
  • Người bệnh xuất hiện các hạt mỡ lưỡng chiết trong nước tiểu.

Các xét nghiệm được chỉ định trong chẩn đoán thận hư gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả phân tích nước tiểu sẽ phần nào tiết lộ những điều bất thường trong cơ thể. Ví dụ như lượng protein trong nước tiểu vượt mức 3,5g thì người bệnh có khả năng bị thận hư là rất cao. 
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cũng có thể đo lường được mức độ Albumin và protein trong cơ thể. Dựa vào đó các bác sĩ sẽ đánh giá sự gia tăng bất thường của các Cholesterol và chất béo trung tính trong máu. Từ đó đối chiếu với các tiêu chuẩn xác định thận hư để được ra kết luận.
  • Sinh thiết thận: Là phương pháp lấy một mẫu mô thận nhỏ đem đi xét nghiệm. Các chỉ số sinh thiết thận thu được sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác người bệnh có bị thận hư hay không.
Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp tìm ra chỉ số protein
Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp tìm ra chỉ số protein

Thận hư phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Thận hư sống được bao lâu là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, thận hư hoàn toàn có thể chữa trị khỏi nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Tùy vào tình trạng và sức khỏe của từng người mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như: Tây Y, Đông Y, dân gian,… Cụ thể:

Điều trị thận hư theo Tây Y

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng đang gặp phải mà các loại thuốc kê toa có thể khác nhau ở từng người. Một số loại thuốc tây y thường được chỉ định để điều trị thận hư như:

Thuốc huyết áp

  • Thuốc huyết áp hay còn gọi là chất ức chế men chuyển, có tác dụng chính là giảm huyết áp. Đồng thời điều chỉnh lượng protein thải ra trong nước tiểu ở mức cho phép, hỗ trợ ngăn ngừa hiệu quả chứng thận hư.
  • Một số loại thuốc huyết áp thường được chỉ định để điều trị căn bệnh này như: Lisinopril (Prinivil, Qbrelis, Zestril), Benazepril (Lotensin), Captopril và Enalapril (Vasotec),…

Thuốc lợi tiểu

  • Thuốc lợi tiểu có tác dụng giúp kiểm soát độ sưng phù cho cơ thể. Bằng cách tăng sản lượng chất dịch của thận.
  • Một số loại thuốc lợi tiểu đường được dùng để điều trị thận hư như: Furosemide (Lasix), Spironolactone (Aldactone, Carospir), Metolazone (Zaroxolyn), Thiazide (hydrochlorothiazide)

Thuốc giảm cholesterol

  • Statin là nhóm thuốc giảm cholesterol trong máu được dùng nhiều nhất. Tác dụng của loại thuốc này là tránh cơn đau tim, hạn chế nguy cơ tử vong và các biến chứng của thận hư.
  • Các loại thuốc giảm Cholesterol thông dụng hiện nay như: Atorvastatin (Lipitor), Fluvastatin (Lescol XL), Lovastatin (Altoprev), Pravastatin (Pravachol), Rosuvastatin (Crestor,

Thuốc chống đông máu

  • Đây là loại thuốc được chỉ định cho những trường hợp bị thận hư và xuất hiện những cục máu đông.
  • Thuốc tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ nên khi dùng người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng và phụ thuộc vào thuốc quá nhiều.
  • Một số loại thuốc chống đông máu như: Warfarin (Coumadin, Jantoven), Dabigatran (Pradaxa), Apixaban (Eliquis), Rivaroxaban (Xarelto)

Thuốc ức chế miễn dịch

  • Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát hệ miễn dịch của người bệnh. Từ đó giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng phù do hội chứng thận hư gây ra.
  • Một số loại thuốc ức chế miễn dịch thường được chỉ định là: Rituximab, Cyclosporin, Cyclophosphamide…
Các loại thuốc Tây sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng sưng phù, tăng huyết áp của bệnh
Các loại thuốc Tây sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng sưng phù, tăng huyết áp của bệnh

Việc điều trị thận hư bằng Tây y sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vượt trội này thì Tây y, cũng tồn tại khá nhiều nhược điểm. Trong đó phải kể việc để lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Vì vậy, khi sử dụng các thuốc trên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua mới, thay đổi liều lượng và kế hoạch dùng thuốc. Trong trường hợp phát sinh những triệu chứng bất thường, cần báo ngay cơ bác sĩ để có hướng điều chỉnh kịp thời.

Các mẹo vặt dân gian giúp khắc phục chứng thận hư

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây thì trong giai đoạn khởi phát của bệnh không ít người đã tìm đến mẹo vặt dân gian. Cách làm này không những an toàn, lành tính mà còn giúp tận dụng tối đa các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. 

Một số mẹo vặt dân gian giúp hỗ trợ điều trị chứng thận hư như:

  • Dùng rau ngổ: Loại cây này có tính mát, tác dụng lợi tiểu, cầm máu nên rất thích hợp điều trị các bệnh về thận. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị khoảng 30g rau ngổ, sau đó đem đi làm sạch với nước muối loãng. Cho rau ngổ vào cối giã nát rồi thêm 150ml nước lọc vào khuấy đều. Chắt nước rau ngổ, cho thêm chút đường rồi dùng.
  • Râu ngô: Râu ngô có vị ngọt, tính bình, tác dụng tiêu thũng, bình can. Các thành phần trong râu ngô đều có tác dụng rất tốt cho việc thanh lọc, giải độc. Người bệnh chỉ cần lấy khoảng 100g râu ngô đem đun sôi với 600ml nước, rồi chắt dùng hết trong ngày.
  • Diếp cá: Không chỉ là loại rau ăn sống thường ngày, diếp cá còn được dùng phổ biến trong điều trị bệnh. Đầu tiên người bệnh cần làm sạch rau diếp cá, sau đó đem phơi khô, bảo quản để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 100g diếp cá đem hãm với 2 lít nước sôi, rồi uống thay trà hàng ngày.
Dùng rau ngổ cho người bị thận cũng rất tốt
Dùng rau ngổ cho người bị thận cũng rất tốt

Các mẹo vặt dân gian trên chủ yếu là kinh nghiệm được truyền miệng qua thời gian. Vì vậy để đảm bảo an toàn và ngăn bệnh tiến triển xấu, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ mẹo vặt nào. 

Điều trị thận hư trong Đông y

Theo Đông y, thận hư là do hai nguyên nhân chính gồm ngoại cảm phong tà thủy thấp và nội thương. Vì vậy để điều trị căn bệnh này Đông y chia làm 2 thể chính đó là tỳ dương hư và thận dương hư. Tùy theo tình trạng và diễn tiến của bệnh mà mỗi người bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau.

Một số bài thuốc Đông giúp khắc phục và điều trị thận hư như:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hoàng cầm, địa cốt bì, mạch đông, xa tiền tử, sài hồ, liên tử, phục linh, cam thảo, hoàng kỳ, đảng sâm. Các vị thuốc trên sau khi làm sạch thì đem sắc thành thuốc, uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Đem đẳng sâm, hoàng kỳ, phục linh, bạch truật, sinh địa, thục địa, sơn dược, thỏ ty tử, kim an tử, khiếm thực, xa tiền tử, địa long, trần bì cho vào ấm sắc cùng 200ml nước. Bỏ bã, chắt nước, uống hết trong ngày.

Nên ăn gì, kiêng gì khi bị bệnh này?

Chế độ dinh dưỡng khoa học có ý nghĩa rất quan trọng với những bệnh nhân bị thận hư. Việc bổ sung thực phẩm tốt không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ người bệnh cải thiện các triệu chứng. Ngược lại nếu bổ sung những thực phẩm xấu, không tốt cho quá trình điều trị thì tiến triển của bệnh có thể xấu đi. Cụ thể:

Nhóm thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu đạm như: Tôm, cua, trứng, sữa, đậu nành và các loại hạt sẽ giúp thận tăng cường chức năng, hỗ trợ quá trình đào thải hết cặn bã và độc tố.
  • Thực phẩm tinh bột và nhiều đường: Nhóm thực phẩm này sẽ giúp người phục hồi bệnh nhanh chóng. Do đó trong thực đơn hàng ngày nên bổ sung thêm các loại khoai lang, bánh mì, lúa mạch, khoai tây,…
  • Chất béo không bão hòa: Những thực phẩm giàu omega 3 như cá biển, dầu đậu tương, dầu oliu hay trái bơ có tác dụng chống lão hóa và làm lành tổn thương rất tốt.
  • Thực phẩm giàu vitamin: Các loại vitamin từ rau, củ quả sẽ giúp thanh lọc và đào thải độc tố của thận tốt hơn. Vì vậy, người bị thận hư nên ăn nhiều dưa chuột, măng tây, củ dền, rau dền,…

Nhóm thực phẩm nên kiêng

  • Thực phẩm nhiều Cholesterol: Các loại thực phẩm như nội tạng động vật, mỡ, bơ,… sẽ khiến Cholesterol trong có thể tăng cao, gia tăng nguy cơ bị vấn đề về thận.
  • Hạn chế ăn nhiều muối: Việc ăn mặn quá nhiều sẽ khiến thận bị chịu gánh nặng làm việc quá sức. Lâu ngày sẽ khiến các mạch máu nhỏ tại đây bị tổn thương.
  • Rượu, bia, cà phê: Các chất kích thích này sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm và tổn thương tại thận.
  • Thực phẩm nhiều Kali: Một số loại trái cây nhiều kali như cam, chuối, mận dứa,… có thể sẽ khiến chức năng đào thải độc tố của thận bị ảnh hưởng.
Những người bị bệnh nên hạn chế cafe và các đồ uống có chứa Caffeine
Những người bị bệnh nên hạn chế cafe và các đồ uống có chứa Caffeine

Cách phòng ngừa hiệu quả chứng suy thận

Để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng thận hư tiến triển nặng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình lọc máu của thận.
  • Không ngồi hoặc nằm yên một chỗ quá lâu. Thay vào đó, người bệnh nên tích cực vận động để tăng khả năng đào thải cặn bã và ngừa tình trạng máu đông.
  • Xây dựng chế độ luyện tập thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Hạn chế nhịn tiểu quá lâu vì sẽ khiến các chất độc tố tích tụ lâu trong cầu thận, gây ra các tổn thương và viêm nhiễm cho bộ phận này.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh nếu có triệu chứng nghi ngờ.

Hội chứng thận hư nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó khi phát hiện ra triệu chứng bất thường, người bệnh cần chủ động đi gặp bác sĩ để kiểm tra và theo dõi kịp thời. Đồng thời tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bản thân để sớm đạt được kết quả như mong muốn.

4.7/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?