Hướng dẫn 7 động tác tập yoga chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, an toàn

Tập yoga chữa viêm mũi dị ứng có được không, có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng bệnh không? Tập như thế nào, động tác nào đúng? Là vấn đề rất nhiều người quan tâm và truyền tai nhau trong thời gian vừa qua. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết giúp giải quyết các câu hỏi trên.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tập yoga có được không?

Yoga là một trong những môn thể thao rất tốt cho sức khỏe. Giúp tăng cường độ dẻo dai, giải tỏa tâm lý, thư giãn gân cốt, nâng cao sức khỏe,… có tác dụng rất tốt hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý trong đó có viêm mũi dị ứng.

Yoga là phương pháp luyện tập kết hợp điều trị, phương pháp này được sử dụng giúp ổn định hệ cơ xương và cải thiện các tình trạng bệnh tật. Yoga thường có 2 mảng là yoga thường và yoga trị liệu.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt

Trong trường hợp trị liệu, với mỗi tình trạng bệnh sẽ có những bài tập khác nhau giúp người tâm thoải mái về tư tưởng, cơ thể dẻo dai, giảm cân, giảm stress và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Tập yoga có chữa được viêm mũi dị ứng không? – Các bài tập này tuy không thể chữa khỏi bệnh nhưng có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như: Ngạt mũi, chảy nước mũi, vướng khó chịu ở họng,… 

Thường xuyên tập luyện các động tác yoga trị viêm mũi dị ứng sẽ giúp người bệnh cải thiện được các triệu chứng khó chịu của bệnh cũng như ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Một số tác dụng khi tập yoga thường xuyên có thể kể đến như:

  • Ổn định đường thở: Thường xuyên tập các động tác yoga sẽ giúp vùng bụng săn chắc và co giãn hơn từ đó ổn định đường thở, điều hòa và cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Cải thiện hệ thống hô hấp: Một số bài tập yoga có tác dụng thanh lọc, giảm tắc nghẹt tại mũi, họng và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Tăng hệ miễn dịch: Vận động thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, điều hòa tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất tốt hơn. Nhờ vậy giúp cơ thể khỏe mạnh tăng hệ miễn dịch.
  • Tâm lý thoải mái: Luyện tập giúp cơ thể khỏe mạnh và thư giãn về tâm lý tốt hơn. 

Do đó, người bệnh viêm mũi dị ứng nên tìm hiểu kĩ về các bài tập yoga và có kế hoạch tập luyện tốt để dần cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý, khi lựa chọn các bài tập yoga, động tác chuẩn, phù hợp để có thể cho hiệu quả tốt nhất.

Hướng dẫn 7 bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, đơn giản

Yoga có rất nhiều động tác, các bài tập khác nhau. Để điều trị bệnh hiệu quả, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, người bệnh viêm mũi dị ứng cần tìm hiểu và lựa chọn bài tập phù hợp và thực hiện đúng cách.

Một số bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả có thể kể đến như:

Tư thế gập mình – Paschimottanasana

Bài tập này có tác dụng giảm các cơn đau đầu, đau mũi, viêm họng và giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi.

Cách thực hiện:

Tập yoga chữa viêm mũi dị ứng với tư thế Paschimottanasana
Tập yoga chữa viêm mũi dị ứng với tư thế Paschimottanasana
  • Bước 1: Ngồi trên sàn, duỗi 2 chân song song chạm vào nhau, lưng thẳng. 2 tay đặt cạnh mông và hít thở sâu đầy buồng phổi.
  • Bước 2: Thở ra nhẹ, từ từ và đồng thời gập lưng xuống cho ngực sát hải cẳng chân. Dùng nhóm tay cái, ngón trỏ và ngón giữa để giữ chân cái, giữ nguyên 45 giây.
  • Bước 3: Hít sâu và trở về tư thế ở bước 1. Lặp lại tư thế này nhiều lần, đồng thời ở mỗi lần rướn cằm ra xa hơn 1 đoạn so với lần trước và ép vùng lưng xuống chặt hơn. 

Lưu ý: Giữ chân, lưng trong tư thế thẳng và ép xuống từ từ đến khi căng cơ lưng và cơ chân. 

Tư thế gập người trước (Uttanasana)

Bài tập này có tác dụng giảm đau đầu và khu vực tai mũi họng, xoang, tăng cường khả năng hít thở, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng, 2 chân song song cách nhau 1 gang tay, thả lỏng 2 tay.
  • Bước 2: Hít vào sâu, trùng nhẹ đầu gối, cúi gập nửa thân trên và áp vào 2 chân.
  • Bước 3: Duỗi thẳng đầu gối, đồng thời thở ra và 2 tay áp xuống mặt đất.Với người mới tập có thể duỗi thẳng 2 bàn tay và giữ cơ thể trong cơ thể kéo, ép cho phần lưng và cơ đùi, dây chằng thật căng.
  • Bước 4: Hít vào và trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện liên tục 3 – 5 lần, đều đặn hàng ngày để cho hiệu quả tốt nhất. 

Tư thế cái cày (Halasana)

Tư thế cái cày có tác dụng kéo giãn đường thở giúp giảm đau đầu và xoang nhanh chóng, hiệu quả. Người bệnh nên giữ tư thế này trong khoảng 30 – 60 giây.

Bài tập với tư thế cái cày
Bài tập với tư thế cái cày

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm trên thảm ở tư thế ngửa. Hít vào đồng thời nâng hông và chân lên (có thể dùng tay để nâng) giống như đang trồng cây chuối.
  • Bước 2: Thở ra và đồng thời hạ chân từ từ về phía sàn trên đầu. Thân vuông góc với sàn nhà, dùng tay đỡ hông lên cao để ngón chân vươn xa hơn.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng gần 1 phút, sau đó hạ hông từ từ để về vị trí bình thường (nằm ngửa). Thực hiện thêm 2-2 lần, cố để ngón chân càng chạm sàn càng tốt.

Tập yoga chữa viêm viêm mũi dị ứng với tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)

Bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng ở tư thế Satu Bandhasana có tác dụng kéo dài đường thở, giảm bớt triệu chứng đau đầu, nhức xoang do bệnh viêm xoang gây ra. Đặc biệt tư thế này giúp điều hòa phổi, giảm đau viêm xoang, viêm mũi dị ứng và giúp thư giãn, kéo giãn các dây thần kinh ở vùng gáy xuống hông và cải thiện nhịp hơi thở và giải tỏa bớt căng thẳng, mệt mỏi.

Người bệnh có thể thực hiện động tác này trong thời gian từ 30 – 180 giây, tập ngay sau khi thiền hoặc thực hiện các động tác khởi động, thư giãn cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên thảm, 2 tay đặt song song với hông và úp xuống mặt thảm. Từ từ chống chân, nhấc đầu gối lên, 2 lòng bàn chân tiếp xúc với thảm cách nhau 1 khoảng bằng với hông.
  • Bước 2: Từ từ nâng phần lưng lên cao để cằm chạm đến phần ngực, đồng thời hít thật sâu.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây, sau đó từ từ hạ lưng xuống thảm. Thực hiện lại 2-3 lần, cố để nâng lưng cao hơn bằng cách kiễng bàn chân. Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày để cho hiệu quả giảm triệu chứng tốt nhất.

Tư thế ống bễ (Pavanamuktasana)

Tư thế Pavanamuktasana có tác dụng rất tốt với người bị viêm mũi dị ứng và phù hợp tập luyện trong thời gian dài. Tư thế yoga này có tác dụng kích thích dây thần kinh và tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, còn giúp giải phóng độc tố khỏi cơ thể và giúp tinh thần minh mẫn, thoải mái hơn. Thường xuyên tập luyện động tác này vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 4 – 6 giờ còn giúp kích thích và giải phóng khí tiêu hóa từ ruột, dạ dày tốt hơn.

Tư thế ống bễ Pavanamuktasana giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu
Tư thế ống bễ Pavanamuktasana giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên thảm, 2 chân để sát vào nhau, 2 cánh tay đặt úp, sát và song song với cơ thể.
  • Bước 2: Hít sâu, từ từ thở ra đồng thời đưa đầu gối về trước ngực và đưa đùi áp sát lên bụng, 2 tay ôm quanh chân.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 20 giây và thở đều bình thường. Khi thở cần siết chặt bàn tay trên đầu gối và tăng thêm thêm áp lực lên ngực. Khi hít vào đồng thời từ từ thả lỏng bàn tay. Thực hiện đều đặn khoảng 3 – 5 lần thở ra để cơ thể được giải phóng tốt nhất.

Lưu ý: Không thực hiện tư thế này nếu bạn thuộc các nhóm đối tượng: Vừa trải qua phẫu thuật vùng bụng, chấn thương vùng cổ, bị thoát vị đĩa đệm, đang mang thai, đang trong kì kinh nguyệt.

Tư thế cây xanh (Vrikshasana)

Tập yoga chữa viêm mũi dị ứng với tư thế cây xanh Vrikshasana có tác dụng cân bằng tinh thần, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Người bệnh có thể thực hiện bài tập này vào buổi sáng, khi đói bụng hoặc sau khi ăn 4-6 giờ.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Đứng thẳng, để 2 cánh tay dọc theo cơ thể. Từ từ cong đầu gối phải và đặt chân phải lên phần đùi của chân trái. Chân trái làm trụ, giữ vững.
  • Bước 2: Hít vào từ từ, nhẹ nhàng và đồng thời giơ 2 tay lên đầu, chấp lại với nhau. Mắt nhìn thẳng vào 1 vật ở xa, giữ nguyên ở trạng thái cân bằng.
  • Bước 3: Giữ thẳng cột sống, cơ thể căng. Hít thở sâu sau đó thở ra từ từ để cơ thể được thả lỏng.
  • Bước 4: Nhẹ nhàng thở ra, đưa 2 tay về vị trí ban đầu, thả 2 chân xuống, đứng thẳng. Lặp lại tư thế này ở chân trái, liên tục 3 lần sau đó đổi bên. Tập hàng ngày để cho hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng bài tập yoga

Tập yoga chữa viêm mũi dị ứng là một phương pháp hiệu quả, có tác dụng rất tốt với cơ thể. Không chỉ giúp giảm các triệu chứng của bệnh mà còn giúp cơ thể thoải mái, thư giãn, tăng lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, trong quá luyện tập người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Cụ thể là:

Mới tập yoga chữa viêm mũi dị ứng cần lựa chọn các tư thế thoải mái
Mới tập yoga chữa viêm mũi dị ứng cần lựa chọn các tư thế thoải mái
  • Những người mới tập yoga nên tập các động tác đơn giản, nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn, quen dần không bị quá căng và đau nhức cơ.
  • Trước khi tập cần thực hiện các động tác thư giãn và làm quen trước.
  • Nên thực hiện thiền để cần bằng cảm xúc, nhịp thở và cơ thể trước khi tập
  • Nên duy trì cường độ tập mỗi tuần 304 buổi, mỗi buổi 30 phút để cho hiệu quả tốt nhất
  • Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh để cho hiệu quả tốt nhất.
  • Nên tập vào buổi sáng trong không khí mát mẻ, trong lành để phổi được hoạt động tốt nhất
  • Vệ sinh mũi hàng ngày và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là hướng dẫn 7 bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả được nhiều người lựa chọn hiện nay. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập và liên hệ với chuyên gia yoga để được hướng dẫn tập đúng động tác, an toàn và hiệu quả. 

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?