Tần dày lá trị ho có tốt không? 8 cách sử dụng hiệu quả

Rau tần dày (húng chanh) là loại cây quen thuộc và mọc ở nhiều nơi trên khắp đất nước Việt Nam. Với thành phần chính là carvacrol và colein có khả năng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn hiệu quả nên nó thường được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Một trong những công dụng chính là tần dày lá trị ho. Để hiểu rõ hơn về các chữa bệnh này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Rau tần dày là gì? Công dụng chính

Cây rau tần dày có tên khoa học là Plectranthus Amboinicus (Coleus amboinicus). Trong dân gian loại cây này được biết đến với một số tên gọi khác như húng chanh, rau thơm lông, dương tửu tô, rau thơm lùn.

Hình ảnh rau tần dày
Hình ảnh rau tần dày

Cây húng chanh thuộc loại thân thảo, có chiều cao từ 20 -25cm. Lá của cây húng chanh dày, mọng nước và có hình trái xoan, mọc đối nhau. Phần trên mặt của lá có lông và phần mặt dưới ít lông hơn. Hoa của cây tần dày có màu tím đỏ, mọc ở phần ngọn hoặc đầu của cành. Quả của cây húng chanh khá nhỏ, bên trong chứa 1 hạt và có màu nâu.

Loại cây này có mùi thơm rất dễ chịu và được trồng xung quanh nhà với mục đích chính là chế biến món ăn. Ngoài ra nó cũng giúp khử mùi tanh của cá. Đặc biệt húng chanh được sử dụng như một vị thuốc để trị bệnh hiệu quả.

Vậy rau tần dày lá trị bệnh gì? Theo đó nó thường được dùng để trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như dấu hiệu ho, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, nôn ra máu, cảm cúm,…

Ngoài những công dụng nêu trên, rau tần dày còn có khả năng điều trị, hỗ trợ điều trị các bệnh khác như:

  • Lá tần dày giúp hạ sốt, bù nước cho trẻ nhỏ khi bị sốt cao do nhiễm nước hoặc cảm nắng, cảm lạnh.
  • Điều trị tình trạng mất, tắc tiếng vô cùng hiệu quả.
  • Tần dày lá giúp cải thiện triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng.
  • Loại lá tần dày có thể điều trị hiệu quả bệnh trị lỵ lâu ngày, giúp đường ruột tiêu hóa tốt hơn.
  • Giúp khoang miệng luôn thơm mát, cải thiện tình trạng hôi miệng. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ viêm loét lưỡi hoặc niêm mạc.
  • Giảm nhanh các triệu chứng như đau vai gáy, đắng miệng, chảy nước mũi, đau đầy, ăn uống không ngon,…
  • Chữa các bệnh về da như nổi mụn nhọt, sưng đỏ, dị ứng da.
  • Chữa các nốt do bị ong độc đốt.
  • Ngăn ngừa nguy cơ chảy máu cam ở những người thể trạng yếu.

Tần dày lá trị ho có mang lại hiệu quả?

Như đã nói ở trên, rau tần dày có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Một trong những tác dụng chính là chữa bệnh ho. Theo Tây y, thành phần chính có trong húng chanh gồm: Vitamin A, C và Omega 6, 0.05 % – 0.12% tinh dầu (thành phần chủ yếu là carvacrol), 65,2% hợp chất Phenolic. Những thành phần này có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh, khả năng sát khuẩn cao, trị đau họng hiệu quả. Chính vì vậy trong dân gian thường dùng loại lá này để trị bệnh ho. Nếu bạn đang có biểu hiện của bệnh ho có thể áp dụng các bài thuốc, mẹo dân gian từ rau tần dày.

Tần dày lá chữa bệnh ho hiệu quả
Tần dày lá chữa bệnh ho hiệu quả

Ngoài công dụng chữa bệnh ho, rau tần dày còn có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập, tấn công từ những vi khuẩn, tác nhân gây bệnh ở đường hô hấp và ruột.

8 cách trị ho bằng tần dày lá

Trị ho bằng lá tần là phương pháp dân gian hiệu quả đã được áp dụng lâu đời. Có rất nhiều cách trị ho bằng rau tần dày, bạn có thể tham khảo và áp dụng 8 mẹo dưới đây.

Đường phèn kết hợp tần dày lá trị ho do nhiệt, viêm họng

Tần dày lá trị ho là mẹo dân gian được đánh giá cao về công dụng. Theo đó để cải thiện bệnh ho hiệu quả bạn có thể kết hợp rau tần dày với đường phèn để nâng cao hiệu quả. Cách làm như sau:

Bạn chuẩn bị:

  • 20g đường phèn
  • 20 lá tần dày

Cách thực hiện:

  • Rau tần dày bạn nhặt bỏ những phần lá hỏng sau đó đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng từ 5-10 phút.
  • Sau khi ngâm nước muối bạn vớt lên, để ráo nước và thái sợi nhỏ.
  • Cho rau tần dày đã thái sợi vào cốc thủy tinh và đổ nước sôi vào.
  • Tiếp đến bạn bỏ thêm đường phèn vào cốc và đậy lại hãm trong vòng 15-20 phút.
  • Sau khi hết thời gian hãm, bạn lọc lấy phần nước lá tần.
  • Chia đều nước thành 2 phần và uống hết trong ngày.
  • Bạn cần thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả trị ho bằng lá tần dày.

Trị ho cho bé bằng lá tần + đường phèn + quýt xanh

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là ho. Khi thấy trẻ bị ho bố mẹ không cần quá lo lắng. Với những trường hợp ho khởi phát, bố mẹ có thể cho bé sử dụng lá tần + đường phèn và quýt xanh để cải thiện tình trạng này. Cách thực hiện vô cùng đơn giản.

Kết hợp lá tần, quýt xanh và đường phèn để nâng cao công dụng chữa ho
Kết hợp lá tần, quýt xanh và đường phèn để nâng cao công dụng chữa ho

Bạn chuẩn bị:

  • 20g đường phèn
  • 1 nắm lá tần dày
  • 5 quả quýt xanh

Cách làm:

  • Rau tần dày bạn dùng nước rửa sạch sau đó ngâm qua nước muối loãng từ 5-10 phút.
  • Quýt xanh bố mẹ cũng cần rửa sạch và ngâm nước muối.
  • Sau khi sơ chế sạch sẽ bố mẹ cho tất cả các nguyên liệu (quýt xanh và rau tần) đã chuẩn bị vào máy xay và xay nhuyễn.
  • Đổ hỗn hợp đã xay nhuyễn ra cốc, cho thêm đường phèn và khuấy đều.
  • Cuối cùng bố mẹ đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy 20 phút.
  • Sau khi hấp, bố mẹ đợi nguội và cho bé ăn cả nước lẫn cái.
  • Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi triệu chứng ho thuyên giảm.
  • Với những người bị ho có đờm cũng có thể áp dụng phương pháp này. Hỗn hợp rau tần dày + đường phèn + quýt xanh sẽ giúp nhanh chóng làm sạch vòm họng, từ đó cải thiện ho nhanh chóng.

Cách trị ho bằng lá rau tần kết hợp tía tô, cam thảo, gừng tươi

Đây là một phương pháp trị các triệu chứng ho do cảm sốt rất an toàn. Cách thực hiện như sau:

Bạn chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tần dày
  • 2 lát gừng tươi
  • 1 nắm cam thảo đất
  • 1 nắm lá tía tô

Cách làm:

  • Các nguyên liệu kể trên bạn dùng nước rửa thật sạch.
  • Rau tần dày và lá tía tô đem ngâm qua nước muối loãng sau đó thái sợi nhỏ.
  • Đun nước sôi sau đó bạn bỏ cam thảo đất và dừng tươi vào.
  • Đun trong khoảng 5-10 phút sau đó tắt bếp, cho lá tía tô và rau tần thái sợi vào, hãm trong vòng 5 phút.
  • Tiếp đó, bạn lọc lấy phần nước và uống ngay khi còn ấm.
  • Uống nước thuốc khi còn ấm sẽ giúp bạn đổ mồ hôi, nhanh chóng giảm cảm và hạ sốt hiệu quả. Đồng thời phương pháp này cũng giúp bạn giảm nhanh những cơn ho ngứa cổ, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Tần dày lá trị ho do cảm lạnh

Rau tần lá chữa ho bằng cách kết hợp với các nguyên liệu khác như gừng tươi, tía tô, bạc hà là phương pháp được nhiều người dân áp dụng. Nó sẽ giúp bạn điều trị ho do cảm lạnh một cách hiệu quả.

Bạn chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tần dày
  • 5g lá bạc hà
  • 8g lá tía tô
  • 3 lát gừng tươi

Cách làm:

  • Cách nguyên liệu bạn dùng nước rửa thật sạch, sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút. Bạn không ngâm gừng tươi trong nước muối.
  • Vớt các nguyên liệu ra và cho vào ấm, đổ thêm nước và đun sôi với lửa nhỏ.
  • Chắt lấy phần nước thuốc, chia đều và uống hết trong ngày.
  • Phương pháp này bạn cần áp dụng mỗi ngày để thấy hiệu quả.
  • Cách này không chỉ giúp bạn giảm nhanh các cơn ho, ngứa rát vòm họng mà còn cải thiện hiệu quả tình trạng đăng miệng, sốt không ra mồ hôi do cảm lạnh.

Ngậm rau tần dày lá trị ho hiệu quả

Một phương pháp trị ho bằng lá húng chanh (rau tần dày) rất đơn giản khác đó chính là ngậm. Cách thực hiện như sau:

Chữa ho bằng cách ngậm rau tần cũng rất tốt
Chữa ho bằng cách ngậm rau tần cũng rất tốt

Bạn chuẩn bị:

  • 2-3 lá húng chanh

Cách làm:

  • Bạn đem rửa sạch lá húng chanh đã chuẩn bị, sau đó ngâm trong nước muối khoảng 5 phút để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
  • Vớt lá húng chanh lên và để ráo nước.
  • Tiếp đó bạn nhai trực tiếp lá húng chanh. Khi nhai nhuyễn lá húng chanh bạn không nên nuốt luôn mà ngậm khoảng 2-3 phút.
  • Cuối cùng bạn từ từ nuốt.
  • Phương pháp này bạn có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày để cho hiệu quả.

Uống nước tần dày lá trị ho

Như đã nói ở trên, trong tần dày lá chứa một lượng lớn tinh dầu với thành phần chính là carvacrol có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp hiệu quả. Chính vì vậy nếu bạn đang có triệu chứng ho có thể uống nước lá tần dày để cải thiện tình trạng.

Bạn chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tần dày
  • 1 ít muối hạt

Cách làm:

  • Lá tần dày rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 5 phút.
  • Lá tần dày bạn dùng cối giã nát, sau đó chắt lấy nước.
  • Lấy phần nước lá tần dày hòa chung với một chút nước lọc và uống.
  • Mỗi ngày bạn nên uống nước lá tần dày 1 lần. Thực hiện đều đặn trong vòng 1 tuần sẽ thấy bệnh được cải thiện đáng kể.

Trứng kết hợp rau tần dày lá trị viêm họng

Với những người đang bị viêm họng gây ra các triệu chứng ho, ngứa rát vòng họng có thể áp dụng phương pháp hấp cách thủy lá húng chanh kết hợp với trứng.

Bạn chuẩn bị:

  • 1 nắm lá húng chanh
  • 1 quả trứng gà ta

Cách làm:

  • Lá húng chanh bạn dùng nước rửa sạch và ngâm trong nước muối 5 phút để loại bỏ bụi bẩn.
  • Lá húng chanh bạn đem thái sợi nhỏ.
  • Đập trứng gà ra bát và bỏ lá húng chanh vào, khuấy đều, đem hấp cách thủy trong vòng 20 phút.
  • Cuối cùng bạn ăn trứng gà lá húng chanh ngay khi còn ấm nóng.
  • Sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần trong 1 tuần bệnh viêm họng sẽ được cải thiện đáng kể.

Xông hơi bằng lá tần dày trị ho

Xông hơi trị ho là phương pháp không quá xa lạ với nhiều người. Biện pháp này sẽ cho hiệu quả cao hơn nếu chọn đúng nguyên liệu. Một trong những thảo dược được đánh giá cao về hiệu quả phải kế đến lá tần dày. Loại này này với thành phần chính là tinh dầu chứa carvacrol, 65,2% hợp chất Phenolic có khả năng sát khuẩn, trị ho vô cùng tốt.

Xông hơi bằng lá tần dày cải thiện tình trạng ho hiệu quả
Xông hơi bằng lá tần dày cải thiện tình trạng ho hiệu quả

Chuẩn bị:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 50g lá tần dày
  • 1 lít nước gạo trắng

Cách làm:

  • Tần dày lá bạn đem rửa sạch dưới vòi nước. Tiếp đó ngâm nước muối để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn còn vướng trên lá.
  • Vớt lá tần dày ra để ráo và thái sợi nhỏ.
  • Cho lá tần dày đã thái sợi vào bát, đổ rượu trắng sao cho ngập mặt lá.
  • Trộn đều hỗn hợp lá tần dày và rượu trắng sau đó đậy kín.
  • Cho nước vào nồi và đun sôi.
  • Khi nước sôi bạn cho hỗn hợp vào, tiếp tục đun sôi thêm 3-5 phút thì tắt bếp.
  • Cuối cùng bạn đem nồi nước lá tần dày + rượu trắng đi xông trong khoảng 5-10 phút.
  • Kiên trì áp dụng phương pháp này mỗi ngày cho đến khi bệnh ho lâu ngày thuyên giảm.

Những lưu ý khi sử dụng rau tần dày lá trị ho

Sử dụng tần dày lá trị ho là mẹo dân gian được áp dụng lâu đời, cho hiệu quả cao. Mặc dù là nguyên liệu chính là thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính nhưng người bệnh không nên chủ quan khi sử dụng. Để phương pháp chữa ho bằng tần dày lá đạt hiệu quả cao và an toàn bạn nên lưu ý một số điều sau:

Bạn không nên lạm dụng rau tần dày để trị ho
Bạn không nên lạm dụng rau tần dày để trị ho
  • Sử dụng lá húng chanh chữa ho theo đúng liều lượng đã được hướng dẫn. Bạn không nên lạm dụng dùng quá liều lá húng chanh vì có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
  • Khi chế biến rau tần dày bạn nên ngâm qua nước muối để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại.
  • Không kết hợp tần dày lá với những thảo dược khác khi chưa có sự chỉ định của thầy thuốc. Phối hợp thảo dược không đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
  • Trong quá trình áp dụng cách trị ho bằng rau tần bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng. Cụ thể người bệnh ho không nên ăn nhiều đồ chiên rán dầu mỡ, không ăn thực phẩm cay nóng, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra bạn nên tránh sử dụng các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas. Bạn nên bổ sung nhiều rau củ quả trong bữa ăn hằng ngày, ăn đủ chất để cơ thể tăng cường miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thời tiết giao mùa chuyển lạnh. Đây là thời điểm vi khuẩn, virus có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh ho.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây ho nói riêng và gây bệnh nói chung.
  • Khi đi ra ngoài bạn phải luôn đeo khẩu trang để ngăn những tác nhân gây bệnh xâm nhập đường hô hấp.
  • Hạn chế đến những nơi có nguồn không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Luôn giữ không gian sống sạch sẽ, khô ráo, thoáng đãng. Điều này giúp tiêu diệt những tác nhân gây hại có trong không khí, ngăn ngừa chúng xâm nhập vào đường thở gây bệnh.
  • Thay đổi tư thế nằm ngủ. Theo đó với những người ho có đờm khi đi ngủ nên nằm nghiêng sang bên trái hoặc phải để dịch nhầy tích tụ, không chảy xuống cổ họng gây ho.
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt và làm việc điều độ, khoa học. Theo đó bạn không thức quá khuya, căng thẳng, stress quá mức.
  • Thăm khám bác sĩ để nhanh chóng điều chỉnh phương pháp chữa ho.

Trên đây là 8 cách sử dụng tần dày lá trị ho hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng. Thành phần chính của những mẹo này là thảo dược thiên nhiên lành tính nhưng bạn không nên vì thế mà chủ quan, sử dụng quá liều gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Trường hợp áp dụng những mẹo chữa ho bằng lá húng không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

5/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?