Suy Thận Sau Thận Là Bệnh Gì? Chẩn Đoán Nguyên Nhân Và Điều Trị

Suy thận là hội chứng nguy hiểm có thể làm mất chức năng thận tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nhất là ở tình trạng suy thận sau thận càng có tỉ lệ tử vong cao với nhiều biểu hiện dễ gây nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát hơn về căn bệnh suy hiểm này.

Suy thận sau thận là gì? Dấu hiệu của bệnh

Suy thận là bệnh lý về thận, làm giảm chức năng lọc cầu thận gây ứ đọng nước và các chất cặn bã, ure huyết cao, rối loạn thể tích dịch ngoại bào, rối loạn nội mô làm cơ thể mất cân bằng các chất. Dựa vào các nguyên nhân làm thận suy yếu mà bệnh được chia thành 3 loại là suy thận trước thận, tại thận và sau thận. Trong đó suy thận sau thận có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Suy thận sau thận thường gây rối loạn nội mô làm cơ thể mất cân bằng các chất
Suy thận sau thận thường gây rối loạn nội mô làm cơ thể mất cân bằng các chất

Suy thận sau thận bao gồm suy thận cấp sau thận và mạn sau thận, cụ thể:

  • Suy thận cấp sau thận: là một hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, dễ gặp nhất trong hồi sinh cấp cứu. Đó là khi creatinin trong huyết thanh tăng đến 50% hoặc khả năng lọc cầu thận giảm 50% so với trị số cơ bản (Baseline). Có 3 loại thận suy cấp là: STC chức năng, STC thực thể và STC tắc nghẽn
  • Suy thận mạn sau thận: là khi mức lọc cầu lọc giảm thường xuyên cố định, số lượng nephron của thận bị tổn thương lớn và mất chức năng không hồi phục. Đặc trưng của nó là mức lọc cầu thận giảm dần, nitơ phi protein máu tăng, kết thúc trong hội chứng ure máu cao.

Bệnh lý suy thận này thường gắn liền với các dấu hiệu tắc nghẽn đường tiểu như:

  • Đau quặn thắt vùng thận, đau các điểm niệu quản, đi tiểu ra máu giống sỏi thận, hay sỏi niệu quản
  • Tiểu nhiều, tiểu đêm thường xuyên, tiểu khó
  • Tiền liệt tuyến to
  • Triệu chứng của bàng quang: đau tức, đi tiểu bị buốt, đái dắt

Nguyên nhân gây thận suy sau thận

Thận suy sau thận có thể xảy ra do nhiều tác nhân, phải kể đến:

  • Các nguyên nhân gây bế tắc dòng nước tiểu hoàn toàn hay không hoàn toàn từ niệu quản (chỗ nối thận xuống bàng quang) đến bàng quang và niệu đạo (chiếm tỉ lệ 5%)
  • Bế tắc cao (hẹp hai bên niệu quản do sỏi, xơ hóa sau phúc mạc, ung thư vùng chậu xâm lấn,… ) 
  • Bế tắc bên trong thận (như sự kết tủa axit uric trong thận, trong hội chứng ly giải tế bào của oxalate do ngộ độc ethylene glycol, sử dụng thường xuyên một số thuốc như methotrexate, acyclovir, sulfamid,… )
  • Bế tắc thấp (bướu tiền liệt tuyến, hẹp đường niệu đạo, bọng đái thần kinh )
  • Tiền căn phẫu thuật phụ khoa, u ác tính vùng bụng dẫn đến bệnh lý tắc nghẽn, xâm lấn ống dẫn lọc cầu thận

Cơ chế sinh bệnh suy thận sau thận

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất, nắm rõ về cơ chế sinh bệnh là điều rất cần thiết.

Cơ chế suy thận cấp sau thận

Tình trạng vô niệu xảy ra khi niệu quản có sỏi ở 2 bên, hoặc sỏi niệu quản bên này kết hợp sỏi thận bên kia, hoặc bị sỏi một bên thận còn bên thận kia mất chức năng vì nguyên nhân khác.

Nhu mô thận không bị hoại tử do tắc cấp tính nhưng khi tắc nước tiểu sẽ làm cho chức năng thận ngừng hoạt động. Nếu giải phóng được sự tắc nghẽn trong đường dẫn niệu thì có thể phục hồi chức năng thận.

Hình ảnh hiển vi của hội chứng ure máu cao
Hình ảnh hiển vi của hội chứng ure máu cao

Cơ chế suy thận mạn sau thận

Suy thận sẽ gây ra các rối loạn nội môi (hội chứng ure máu cao). Khi ure máu tăng quá cao (>30mmol/l) sẽ gây chán ăn, buồn nôn, nôn tháo, loét đường tiêu hoá, đau đầu, mệt mỏi, loét niêm mạc miệng, viêm màng ngoài tim khô hoặc tràn dịch màng ngoài tim,… Do không đào thải ion hydro và tái hấp thu bicarbonat để giữ cân bằng kiềm khi thận suy gây ra nhiễm axit chuyển hoá.

Rối loạn cân bằng nước và điện giải khi suy thận, làm nước và muối không đào thải được gây phù và rối loạn điện giải, làm tăng kali máu khi có vô niệu. Các hội chứng này nếu xảy ra hàng loại sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị suy thận sau thận

Thận suy giảm chức năng sau thận thường là giai đoạn bệnh đã chuyển biến tiêu cực. Do vậy, khi điều trị, bác sĩ thường được đề xuất các phương pháp điều trị thay thế thận như: chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận.

Lọc máu ngoài thận (chạy thận nhân tạo – Hemodialysis)

Lọc máu ngoài thận là quá trình lấy những chất thải cặn bã và nước dư thừa  đi khỏi cơ thể. Phương pháp này đã được thực hiện từ những năm 1861, bằng việc sử dụng kỹ thuật thẩm phân để tách chiết các chất thải từ dung dịch chứa nó và đến hiện nay đã trở nên phổ biến trong điều trị bệnh thận.

Thẩm phân phúc mạc (lọc qua màng bụng – Peritoneal dialysis).

Lọc màng bụng là một kỹ thuật lọc thay thế thận, được tiến hành bằng cách đưa vào khoang phúc mạc 1 – 3 lít dịch thẩm phân có chứa một số thành phần thiết yếu như đường, muối và một số chất khác. Các chất độc, sản phẩm thải của quá trình chuyển hoá trong cơ thể và nước sẽ được loại bỏ khỏi máu và các tổ chức trong khoang phúc mạc vào khoang dịch lọc dựa trên cơ chế khuếch tán và siêu lọc giúp cơ thể loại bỏ các tạp chất và hoạt động bình thường.

[pr_middle_post]

Hình ảnh mô phỏng quá trình lọc màng bụng
Hình ảnh mô phỏng quá trình lọc màng bụng

Ghép thận (kidney transplantation)

Ghép thận là một phương pháp phẫu thuật thay thế thận đã mất chức năng bằng thận mới khỏe. Phương pháp này thường để điều trị cho những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Các bệnh lý suy thận đều đòi hỏi phương pháp điều trị hợp lý và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Bởi vậy, khi bị mắc suy thận sau thận, người bệnh cần hết sức cẩn trọng và đến ngay các địa chỉ y tế uy tín để việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất, tránh gây ra các hậu quả đáng tiếc.

4.9/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?