Suy Thận Phải Lọc Máu Và Những Vấn Đề Bệnh Nhân Cần Tìm Hiểu

Suy thận khiến chức năng lọc máu, đào thải chất độc, chất cặn bã của thận dần biến mất. Nhiều người bệnh phải tiến hành lọc máu để cải thiện được các chức năng này của thận. Lọc máu là hình thức thay thế chức năng bài tiết của thận, vậy ở bệnh nhân bị suy thận phải lọc máu khi nào? 

Người bị suy thận phải lọc máu khi nào?

Bệnh suy thận xảy ra khi chức năng lọc của thận suy giảm làm tồn đọng các chất độc hại trong cơ thể. Thông thường, suy thận phát triển qua 5 cấp độ, từ nhẹ đến nặng. 

Ở cấp độ 1, 2, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn. Chuyển sang cấp độ 3, 4, 5, thận bắt đầu bị tổn thương nhiều hơn, chức năng lọc của thận từ suy giảm chuyển đến ngừng hẳn các hoạt động.

Lọc máu là phương pháp thường được chỉ định cho bệnh nhân suy thận
Lọc máu là phương pháp thường được chỉ định cho bệnh nhân suy thận

Vậy khi nào người suy thận phải lọc máu? 

Trên thực tế, bác sĩ thường chỉ định lọc máu trong suy thận mạn. Đó là khi bệnh nhân suy thận đã tiến vào suy thận cấp độ 5 (giai đoạn cuối). Lúc này, chức năng lọc của thận chỉ còn dưới 10% khả năng bình thường, nghĩa là nó đã hoạt động không có hiệu quả hoặc không hoạt động. Ở giai đoạn cuối của bệnh suy thận mức độ lọc tại cầu thận còn chưa đến 10ml mỗi phút.

Để kéo dài sự sống, người bệnh cần được tiến hành các phương pháp điều trị nội khoa quan trọng như ghép thận, chạy thận, trong đó lọc máu là phương pháp khả thi nhất.

Lọc máu là phương pháp điều trị thường xuyên được chỉ định cho những người bị suy thận cấp, mạn tính hoặc những người suy thận giai đoạn cuối. Quá trình thực hiện chỉ định lọc máu trong suy thận cấp, mạn này liên quan đến việc loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa khỏi máu mà thận thường thải trừ.

Phương pháp lọc máu cho người suy thận

Trước khi tiến hành lọc máu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một loại tiểu phẫu đặc biệt gọi là rò động mạch (AV). Loại tiểu phẫu này thường được đặt ở cánh tay do ở cánh tay việc nối động mạch và tĩnh mạch lại với nhau thường dễ thực hiện hơn. 

Sau khi đã được mổ cầu tay, máu của người bệnh sẽ được chuyển đến một máy lọc máu. Máy lọc thường sử dụng là máy thẩm phân, sẽ giúp loại bỏ chất thải và dịch trong máu, sau đó mang máu đã xử lý quay trở lại cơ thể. Thẩm phân máu thường được thực hiện khoảng 3 lần trong một tuần và kéo dài từ 4 đến 5 giờ tùy cơ địa và tình trạng nặng nhẹ của bệnh.

Có 3 cách lọc máu cải thiện chức năng thận cơ bản như sau:

Phương pháp lọc máu chạy thận nhân tạo không liên tục

Nguyên tắc: Máu của bệnh nhân được đưa ra ngoài bằng một ống dẫn nối phù hợp thông qua đường nối động – tĩnh mạch nút (AV). Máu sẽ lưu chuyển bên ngoài cơ thể và đi qua máy lọc đặc biệt có khả năng hoạt động như một quả thận nhân tạo, sau đó truyền về lại cơ thể qua ống dẫn và nút AV.

[pr_middle_post]

Chạy thận nhân tạo có khả năng thay thế như môt quả thận thật
Chạy thận nhân tạo có khả năng thay thế như một quả thận thật

Yêu cầu: Người bệnh cần phẫu thuật để mở rộng mạch máu ở động mạch cánh tay (hoặc động mạch cổ hoặc bẹn) để giúp chèn ống thông dễ dàng hơn

Thời gian thực hiện: Chạy thận nhân tạo thường được thực hiện 3 lần/ tuần, mỗi lần lọc thường kéo dài khoảng 3 – 4 giờ tùy thuộc vào chức năng còn lại của thận, lượng máu và lượng chất thải lọc của cơ thể được qua các lần điều trị.

Suy thận phải lọc máu – Phương pháp lọc máu qua màng bụng

Nguyên tắc:

Lọc màng bụng sẽ hoạt động thông qua cơ chế khuếch tán máu. Trước khi bắt đầu lọc màng bụng bệnh nhân sẽ được thực hiện thủ thuật tiểu phẫu để đặt ống thông vào bụng. 

Sau đó, một dung dịch lọc máu vô trùng có chứa lượng khoáng chất và glucose cần thiết cho 1 lần lọc máu sẽ được đưa vào khoang phúc mạc có màng bán thấm, màng phúc mạc (màng bụng) qua một ống dẫn đặc biệt. 

Dựa vào khả năng lọc tự nhiên của màng phúc mạc, chất lọc sẽ được lưu lại trong màng bụng một thời gian nhất định để hấp thụ các chất thải. Sau đó, chúng được dẫn lưu ra ngoài nhờ ống dẫn. Quá trình này thường được lặp lại nhiều lần trong ngày để lọc chất thừa và thực hiện qua đêm với một hệ thống tự động.

  • Ưu điểm: Lọc màng bụng giúp người bệnh thoải mái hơn do có thể thực hiện được tại nhà mà không phải đến các cơ sở y tế nhiều lần mỗi tuần. Ngoài ra, đây là giải pháp phù hợp cho bệnh nhân không đủ sức khỏe để chạy thận nhân tạo thường xuyên như người già, trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc những người hay di chuyển.
  • Nhược điểm: Thực tế kém hiệu quả hơn thẩm phân máu do phải mất thời gian dài hơn để có thể loại bỏ một lượng chất thải, muối và nước tương đương với chạy thận nhân tạo.

Liệu pháp thay thế thận liên tục

Nguyên tắc của phương pháp thay thế thận liên tục được thiết kế để thực hiện trong 24 giờ. Nó có thể liên quan đến lọc hoặc khuếch tán máu, chất thừa tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt. 

Phương pháp này có ưu điểm hơn lọc máu gián đoạn nhờ việc loại bỏ các chất hòa tan hoặc chất lỏng trong cơ thể chậm rãi hơn, từ đó ít các biến chứng xảy ra hơn.

Lọc máu do suy thận cần chú ý những gì?

Với những người bệnh suy thận phải lọc máu, xuyên suốt quá trình điều trị của mình, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm soát ổn định lượng đường huyết trong cơ thể
  • Kiểm soát ổn định huyết áp
Kiểm soát ổn định huyết áp là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng suy thận
Kiểm soát ổn định huyết áp là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng suy thận
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh 
  • Chú trọng vấn đề dinh dưỡng: Bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều rau xanh, hoa quả, giảm lượng muối và hạn chế dùng đồ ăn nhanh cũng như các loại rượu bia
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng
  • Không lạm dụng thuốc kê đơn, dùng thuốc đúng theo chỉ định của các bác sĩ
  • Tránh căng thẳng, stress, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp

Ngoài những lưu ý trên, để cải thiện tình trạng bệnh thận, người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý nguyên tắc vàng trong xây dựng thực đơn hằng ngày cho bệnh nhân thận như sau:

  • Ăn nhạt: Lượng muối và mì chính hạn chế chỉ dưới 2g mỗi ngày.
  • Lượng nước uống phù hợp: Lượng nước cho người lớn = lượng nước tiểu/ ngày + (500 đến 700ml). Lượng nước cho trẻ nhỏ = lượng nước tiểu/ ngày + 200 ml.
  • Năng lượng: Năng lượng cho khẩu phần ăn của người lớn khoảng 30 – 35 Kcal /kg /ngày. Năng lượng cho khẩu phần của trẻ em là khoảng 70 – 80 kcal/ kg/ ngày.
  • Protein: Khoảng 0,6 – 0,8 kg/ ngày
  • Khoáng chất và vitamin: Bổ sung nhiều vitamin, nhưng nên duy trì hàm lượng kali dưới 200mg/ ngày

Chú ý:trẻ nhỏ bị suy thận, nếu lượng ure trong máu không ở mức cao thì ngoài ăn nhạt, các bậc phụ huynh vẫn phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để trẻ phát triển bình thường.

Có thể thấy thận có vai trò vô cùng quan trọng trong điều tiết cơ thể. Bởi vậy người suy thận hãy xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt thật tốt để tránh cho tình trạng bệnh nặng hơn buộc người suy thận phải lọc máu đầy tốn kém và phụ thuộc.

4.8/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?