Suy Thận Có Ăn Yến Được Không? Ăn Thế Nào Cho Tốt?

Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với người suy thận. Trong khi đó, Yến được biết đến là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn chứa các axit amin thiết yếu cho người bệnh. Bởi vậy Suy thận có ăn yến được không là thắc mắc của rất nhiều người. Những thông tin dưới đây chính là đáp án.

Bệnh nhân suy thận có ăn yến được không?

Suy thận được biết đến là căn bệnh nguy hiểm, có ảnh hưởng hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khi bị suy thận, các chức năng lọc máu, đào thải chất cặn bã, nước dư thừa ra khỏi cơ thể bị mất dần. Chính vì vậy, với những bệnh nhân suy thận, cần phải xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý nhằm hạn chế tối đa áp lực lên thận, giúp bảo vệ các chức năng, tránh bệnh tình trầm trọng hơn.

Tổ yến trong Đông y được biết đến là một vị thuốc quý, có tính bình, vị ngọt, có tác dụng làm sạch phổi, tăng sức đề kháng và giúp người bệnh hồi phục nhanh sau quá trình phẫu thuật trị bệnh. Không những thế, tổ yến được coi là món ăn bổ dưỡng có thể giúp những người suy nhược, chán ăn, khí huyết kém lưu thông, người hay mất ngủ, tim đập nhanh, nóng trong người,… mau chóng hồi phục.

Tổ yến có tính bình vị ngọt rất tốt cho người suy giảm chức năng thận
Tổ yến có tính bình vị ngọt rất tốt cho người suy giảm chức năng thận

Vậy với người bệnh suy thận có ăn yến được không? Câu trả lời là có, hơn nữa là rất tốt cho người suy thận. Trong tổ yến có chứa tới gần 30 loại khoáng chất, 18 loại axit amin khác nhau trong đó có nhiều loại axit amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Bởi vậy, tổ yến rất tốt cho những người có cơ thể suy nhược, nhất là những người có chức năng thận đang giảm làm cơ thể suy yếu. 

Ngoài ra, trong tổ yến có hàm lượng protein tự nhiên rất cao, có thể giúp cơ thể người bệnh dễ dàng hấp thụ đạm mà không sợ bị khó tiêu, bít tắc ống dẫn thận. Mà đối với những người đang mắc bệnh suy thận thì việc bổ sung đạm cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng, nhất là những nguồn protein từ thiên nhiên như trong tổ yến.

Theo các nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia, tổ yến có chứa nhiều hoạt chất rất tốt đối với hoạt động của thận. Quan trọng nhất là:

  • Tyrosine: Đây là một loại axit amin có công dụng tăng cường và hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận, giúp thận đang suy yếu tăng cường chức năng và có thể hoạt động trơn tru hơn.
  • Serine, Threonine: Đây là 2 dược chất có công dụng làm tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất.
  • Valine: Giúp cân bằng đường huyết và phục hồi các tế bào đang bị tổn thương.

Về câu hỏi “bệnh suy thận có ăn được tổ yến không?” – khẳng định là CÓ và RẤT TỐT. Hãy sử dụng tổ yến trong quá trình điều trị suy thận để thúc đẩy quá trình trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Hướng dẫn sử dụng tổ yến cho người suy thận

Sau khi nắm bắt được về vấn đề người bệnh thận có ăn yến được không thì mọi người cũng cần biết cách sử dụng tổ yến đúng để tổ yến có thể phát huy được hiệu quả tối đa. Theo ý kiến của các chuyên gia, người bệnh suy thận nên ăn yến sào từ 2 – 3 lần mỗi tuần và sử dụng khoảng 10 – 15 gram mỗi lần. Người bệnh cũng có thể chế biến yến bằng những cách khác nhau để không bị ngán. Một số cách ăn yến hiệu quả như sau:

Ăn trực tiếp yến sào

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm yến sào, đa dạng về cách thức chế biến nhưng vẫn giữ được các thành phần dinh dưỡng quý. Với những loại yến sào đã qua chế biến, người bệnh suy thận chỉ cần sử dụng trực tiếp và không cần phải chế biến lại.

Với các loại yến sào này, người bệnh cần chú trọng tìm mua tại các cơ sở bán uy tín để tránh mua phải hàng giả hàng nhái kém chất lượng. Ngoài ra, khi sử dụng yến sào cũng cần chú ý dùng đúng theo liều lượng hướng dẫn bên ngoài sản phẩm.

[pr_middle_post]

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm yến sào dinh dưỡng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm yến sào dinh dưỡng

Cháo yến thịt băm 

Cháo yến thịt băm là món ăn vô cùng phù hợp cho những bệnh nhân suy thận đang trong quá trình chạy thận mệt mỏi hoặc những người vừa trải qua các tiểu phẫu, phẫu thuật tại thận. Cách nấu như sau:

  • Nguyên liệu: 2 tai tổ yến sào tinh chế, 100g thịt lợn xay nhỏ, 1 bát gạo nếp và gạo tẻ trộn lẫn (tỉ lệ 1:1), 100ml nước lọc, dầu ăn, dầu mè, cùng các gia vị, nước tương, rượu trắng và gừng tươi.
  • Chế biến: Đem gạo vo sạch, để ráo nước sau đó trang sơ qua rồi mới cho nước vào ninh cháo sẽ giúp cháo thơm ngon hơn. Hành tỏi phi thơm rồi cho thịt vào xào, nêm vừa ăn. Với tổ yến đã làm sạch cho vào bát sứ có nắp đậy chưng cách thủy trong vòng 25 – 30 phút. Khi cháo đã chín nhừ, cho tổ yến cùng phần thịt đã xào vào đảo đều và đun thêm khoảng 5 phút, nêm gia vị vừa ăn là dùng được. Dùng ngay khi cháo còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Suy thận có ăn yến được không? Ăn tổ yến chưng đường phèn

So với món cháo yến thịt băm thì tổ yến chưng đường phèn là món đơn giản, dễ làm hơn mà vẫn đạt được lượng dược chất tốt nhất. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 2 tai tổ yến đã tinh chế, đường phèn, gừng tươi và một bát nước đun sôi để nguội
  • Cách chưng: Tổ yến sào làm sạch, ngâm với nước ấm trong 10 phút hoặc đến khi thấy sợi yến nở ra. Sau đó vớt ra một bát lớn có nắp, chưng cách thủy với đường phèn trong khoảng 30 phút. Đến khi sợi yến chín nở đều ra và có mùi thơm đặc trưng là có thể dùng được. Múc yến ra bát, thêm 1 lát gừng tươi để món ăn thơm ngon, bớt vị tanh hơn và nhớ dùng khi còn nóng để phát huy hiệu quả.

Người bệnh suy thận cần lưu ý gì khi sử dụng yến sào?

Yến sào rất tốt cho người bệnh suy thận đang trong quá trình hồi phục. Thế nhưng, ngoài việc chế biến tổ yến hợp lý, cách ăn như thế nào hiệu quả thì người bệnh cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Người bị suy thận phải ăn yến khi dạ dày còn rỗng như lúc mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ vào buổi tối. Nên nhớ, chỉ ăn khi có cảm giác đói bụng để phát huy hết tác dụng của tổ yến.
  • Về liều lượng: Với bệnh nhân từ 12 – 18 tuổi, dùng tối đa 10g tổ yến/ lần ăn, người bệnh suy thận trên 18 tuổi sử dụng tối đa 15g tổ yến/ lần. Ăn yến từ 2 – 3 lần/ tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Người suy thận nên sử dụng yến đúng liều lượng và thời gian
Người suy thận nên sử dụng yến đúng liều lượng và thời gian

Ngoài những vấn đề trên, người suy thận cần phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học thì quá trình hồi mục chức năng thận mới mau chóng cải thiện. Cụ thể như:

  • Không ăn nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều đường
  • Tránh hoặc không sử dụng là tốt nhất với các chất kích thích như cafe, thuốc lá, rượu, bia,…
  • Không dùng các loại thuốc giảm đau, hạn chế dùng thuốc tây bởi sẽ ảnh hưởng tới chức năng lọc cầu thận
  • Không ăn quá mặn, không ăn đồ ăn đóng hộp, đồ khô, các thực phẩm giàu kali, photpho
  • Uống đủ nước mỗi ngày, khuyến cáo mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nước giúp cơ thể thanh nhiệt, giản độc, bài tiết độc tố hiệu quả hơn.
  • Chú ý ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tránh stress
  • Tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh suy thận.

Như vậy, những thắc mắc về suy thận có ăn yến được không đã được giải đáp. Hy vọng bài viết đã giúp ích được cho người bệnh suy thận có thêm sức khỏe trong hành trình phục hồi và bồi bổ sức khỏe bằng yến sào.

4.8/5 - (12 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?