Suy Thận Âm Là Gì? Phân Biệt, Chẩn Đoán và Điều Trị Như Thế Nào?

Thận là cơ quan quan trọng bậc nhất của cơ thể, giúp sinh khí dồi dào. Khi bị suy thận đặc biệt là suy thận âm, các cơ quan liên quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, người bệnh cần nhận biết và có hướng điều trị tốt nhất.

Bệnh lý suy thận âm – Phân biệt với suy thận dương

Theo ghi chép y học Đông y, suy thận âm là tên gọi của một loạt chứng trạng do âm dịch của tạng thận thương tổn, hư hỏa quá găng. Chứng này phần nhiều do nội thương mệt nhọc, uống thuốc nhiều liên lụy đến thận, hoặc do giai đoạn cuối của ổn bệnh, nhiệt cực thương âm gây nên.

Suy thận âm thường gặp khi mắc các bệnh lý như Di tinh, Bất mị, Cao lâm, Hư lao, Niệu huyết, Tiêu khát, Băng lậu và trong những tật bệnh thuộc bệnh Ôn nhiệt.

Suy thận âm và suy thận dương rất dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán
Suy thận âm và suy thận dương rất dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán

Vậy còn suy thận dương là gì? Đây còn được gọi là Mệnh môn hỏa suy, là biểu hiện lâm sàng của chứng nguyên dương bất túc. Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, trái với thận âm chủ về thân thể, thận dương chủ về tinh thần. Vì vậy, khi cơ quan này hoạt động tốt sẽ giúp con người khỏe mạnh, ham muốn nhiều, cơ thể hoạt động trở nên linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, khi thận dương gặp vấn đề, mất chức năng, hóa khí sẽ làm cơ thể mất nhiệt dẫn đến tình trạng thủy thấp thịnh, cơ năng suy nhược ở bên trong. Do đó, khi người bệnh mắc chứng suy thận dương, bên ngoài nhìn bình thường nhưng thực ra cơ thể luôn bị mệt mỏi, hoạt động chậm chạp hoặc lờ đờ hơn bình thường.

Suy thận âm và suy thận dương thường bị nhầm lẫn với nhau khi chẩn đoán bệnh, vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý.

Triệu chứng thận âm bị giảm chức năng điển hình

Ngày nay, chứng suy giảm chức năng thận âm ngày càng gia tăng và có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Ở mỗi đối tượng, biểu hiện triệu chứng yếu thận âm đều có những nét riêng cơ bản.

Biểu hiện thận âm bị suy giảm ở nam giới

Khi bị suy thận âm, nam giới thường gặp phải các triệu chứng phổ biến sau đây:

  • Ngũ tâm phiền nhiệt
  • Mất ngủ
  • Mồ hôi trộm
  • Mộng tinh, di tinh hoặc hoạt tinh
  • Tinh lực và khí lực kém
  • Chất lượng tinh trùng kém
  • Hay bị đau đầu, cáu gắt, đau mỏi lưng hoặc bốc hỏa

Biểu hiện suy thận âm ở nữ giới

Một số triệu chứng nhận biết phổ biến ở nữ giới đó là:

  • Bảng lậu
  • Chất lưỡi đỏ
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Thở yếu
Suy thận âm có thể gây ra triệu chứng đau mỏi xương khớp ở cả nam và nữ
Suy thận âm có thể gây ra triệu chứng đau mỏi xương khớp ở cả nam và nữ
  • Ăn uống kém, cảm giác nhạt miệng
  • Đau mỏi ở lưng, đầu gối
  • Trở nên ít nói, tinh thần uể oải
  • Thường xuyên rùng mình, tứ chi lạnh

Suy thận âm có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y học, suy thận âm là bệnh lý rất nguy hiểm với nhiều biến chứng phức tạp nếu không được kiểm soát kịp thời. 

Khi bị suy giảm chức năng thận âm, người bệnh dễ gặp phải các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn điện giải trong cơ thể. Nhiều trường hợp nhất là nam giới bị suy giảm chức năng tình dục, giảm chất lượng tinh trùng khiến cho việc có con khó khăn hơn. Khi mắc bệnh thận âm mà mắc thêm chứng hư lao còn có thể khiến cho người bệnh bị liệt thân dưới, liệt hai chi dưới.

Đặc biệt với đối tượng người cao tuổi khi bị suy thận âm sẽ làm suy giảm sức khỏe nhanh chóng, khiến người bệnh luôn trong tình trạng ngũ tâm phiền nhiệt, ù tai chóng mặt. Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình.

Phương pháp điều trị suy thận âm

Hiện nay trong điều trị chứng bệnh suy thận âm, người ta thường áp dụng các bài thuốc Đông y với các thành phần thảo dược đặc trị. Để kiểm soát bệnh tốt nhất, mọi người có thể lựa chọn áp dụng một trong số các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Suy thận âm kèm chứng đau lưng

Bài thuốc dành cho người thận âm bị suy giảm chức năng gây đau lưng dữ dội khi hoạt động, giảm khi nằm nghỉ, kèm theo hoa mắt, không nhìn rõ.

  • Chuẩn bị: 4 gam ngưu tất, 6 gam sơn thù; hoài sơn, cao quy bản, cẩu kỷ tử, lộc giác giao, thủ ty tử mỗi loại 12 gam; và 16 gam thục địa.
  • Thực hiện: đem tất cả các vị thuốc bỏ vào nồi đất sắc thuốc uống. Mỗi ngày uống một thang, sắc uống thành 3 lần trong một ngày. 

Bài thuốc 2: Điều trị thận âm giảm chức năng sinh chứng hư lao

Bài thuốc dành cho người bị thận âm suy giảm chức năng gây cơ bắp bì phú, xương tủy, tân dịch và khí huyết trong cơ thể đau nhức, mệt mỏi. Ngoài ra, bài thuốc cũng dùng cho người bệnh bị cảm giác mừng giận thất thường do tinh huyết hao kiệt.

  • Chuẩn bị: Sử dụng hoàng bá, tri mẫu, tủy trong cột sống của lợn mỗi loại 160g và 240g quy bản, 240g thục địa
  • Cách dùng thuốc: Đem tất cả các vị thuốc trên tán thành bột mịn và hòa lẫn mật với mỗi viên 5g. Mỗi ngày uống thuốc 3 lần, mỗi lần 2 viên, liên tục trong vòng 3 tháng cho đến khi cơn đau nhức ở lưng và các chi giảm dần.
Thận âm suy yếu có thể kèm theo triệu chứng đau nhức đầu, choáng váng, ù tai
Thận âm suy yếu có thể kèm theo triệu chứng đau nhức đầu, choáng váng, ù tai

Bài thuốc 3: Thận âm suy yếu gây bế kinh

Bài thuốc dùng cho phụ nữ kinh nguyệt muộn hoặc lượng kinh ít, khi dùng có thể bị bế kinh sau đó một thời gian.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: sơn thù, đương quy mỗi vị 8g; cẩu kỷ tử, phục linh, đỗ trọng, thỏ tỷ tử và hoài sơn mỗi vị thuốc 12 gam; và 26 gam thục địa.
  • Cách nấu thuốc: cho tất cả các vị dược liệu vào sắc chung trong nồi đất, mỗi ngày một thang, sắc uống chia thành 3 lần trong ngày. Nên uống thuốc sau khi đã ăn no để tránh gây ảnh hưởng đối với dạ dày và hệ tiêu hóa.

Bài thuốc 3: Giảm chức năng thận âm kèm chứng choáng váng

  • Sử dụng: 8 gam sơn thù; đan bì, hoài sơn, cúc hoa, gram trạch tả, bạch linh mỗi vị thuốc 12g; và 16 gam thục địa. 
  • Thực hiện: Sắc thuốc mỗi ngày một thang đầy đủ các vị thuốc, chia uống 3 lần trong ngày. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất nên uống trước khi ăn cơm hoặc vào lúc còn đói.

Suy thận âm nên ăn gì – kiêng gì? Phòng ngừa như thế nào?

Để phòng tránh cũng như hỗ trợ việc điều trị bệnh suy giảm thận âm, mọi người cần nắm được các kiến thức cơ bản sau:

Suy giảm thận âm nên ăn gì?

Về câu hỏi thận âm suy giảm nên ăn gì thì các chuyên gia mách nhỏ người bệnh một số món như sau:

  • Thịt vịt: Có tính bình, vị ngọt dùng bổ thận âm rất tốt, chú ý chọn con vịt trắng sẽ cho hiệu quả tốt nhất
  • Thịt lợn: Có tính bình, vị mặn, dùng trong trường hợp thận âm hư biểu hiện táo bón lâu ngày
  • Trứng gà ta: Các món ăn từ trứng gà ta, nhất là trứng gà hầm với đậu đen không chỉ bổ thận mà còn ích khí dưỡng huyết. đặc trị hư thận âm
  • Ba ba, rùa: Giúp bổ khí dưỡng huyết, bổ thận, làm mạnh gân cốt nhất là với cánh mày râu
  • Trai, hến: Nhiều đạm và vitamin, giúp cơ thể thanh nhiệt, sáng mắt, tốt cho người mắc bệnh về thận
  • Dâu tằm chín (Đông y còn gọi là Tang thầm): Giúp ích âm, sinh dịch thận âm, ngăn ngừa chứng ù tai, điếc tai do thận âm hư

[pr_middle_post]

Người bị bệnh về thận âm nên thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng để lấy lại sức khỏe nhanh nhất
Người bị bệnh về thận âm nên thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng để lấy lại sức khỏe nhanh nhất

Thận âm suy nên kiêng ăn gì?

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận nên kiêng ăn các loại đồ ăn, thức uống sau:

  • Không nên ăn nhiều đồ mặn, thực phẩm chứa nhiều muối
  • Tránh xa các đồ ăn và thức uống giàu kali và photpho
  • Không nên ăn thực phẩm giàu protein, chất béo
  • Tránh uống rượu, bia hay việc hút thuốc lá

Phòng ngừa giảm chức năng thận âm

Thận âm hư là hậu quả di chứng của việc ăn quá nhiều đồ cay nóng, quan hệ tình dục quá độ hoặc bị táo bón lâu ngày. Bởi vậy, cách phòng ngừa tốt nhất cho mọi người là:

  • Thực hiện đúng chế độ ăn dinh dưỡng và đảm bảo kiêng khêm các thực phẩm không tốt cho thận
  • Sinh hoạt vợ chồng vừa phải
  • Tránh lao lực thường xuyên
  • Chăm chỉ luyện tập các bài tập thể dục vừa sức, tốt cho thận

Suy thận âm gây nguy hại tới sức khỏe người bệnh song không khó chữa nếu kiểm soát bệnh kịp thời. Bởi vậy, người bệnh cần điều trị đúng cách và thực hiện các chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại sức khỏe nhanh nhất.

4.8/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?