Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em có nguy hiểm không? Cha mẹ cần làm gì để hạ sốt, giảm ngứa nhanh

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là dấu hiệu thường thấy ở một số bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc và điều trị hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp các phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng và biết cách xử lý phù hợp khi trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa.

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là triệu chứng của bệnh gì?

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Phần lớn các trường hợp sốt nổi mẩn ngứa đỏ ở trẻ em là phản ứng của cơ thể khi có nhiễm trùng. Các tác nhân gây nhiễm trùng có thể tấn công từ các tổn thương ngoài da gây sốt hoặc có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể sau đó mới gây ra các biểu hiện ngoài da. Dù nguyên nhân gây bệnh là gì thì cha mẹ cũng nên thận trọng theo dõi các trường hợp này để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường, tránh biến chứng nguy hiểm.

Sốt nổi mẩn đỏ, ngứa là dấu hiệu thường thấy trong một số bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus ở trẻ em
Sốt nổi mẩn đỏ, ngứa là dấu hiệu thường thấy trong một số bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus ở trẻ em

Xác định nguyên nhân gây sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa:

1. Sốt phát ban

Sốt phát ban là một tình trạng tăng thân nhiệt kèm theo nổi các nốt đỏ chìm hoặc nhô lên khỏi bề mặt da, gây ngứa từ nhẹ đến dữ dội, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Các triệu chứng phát ban thường xuất hiện bắt đầu ở vùng ngực, lưng sau đó lan rộng tới cổ, cánh tay, chân rồi toàn bộ cơ thể. Khi bị phát ban, trẻ thường sốt cao lên tới 39 – 40 độ C kèm theo tình trạng viêm họng, sổ mũi hoặc sưng hạch bạch huyết.

Hầu hết các tình trạng sốt ban đỏ ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm. Các triệu chứng thường sẽ thuyên giảm sau 3 – 5 ngày rồi biến mất mà không để lại bất kỳ di chứng gì nếu được chăm sóc và điều trị đầy đủ, đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ bị phát ban do sởi, các ban sởi thường xuất hiện ở dạng sẩn, sần sùi, gồ ghề, gây ngứa dữ dội. Sau khi khỏi bệnh, có thể để lại những vết thâm, sẹo, gây mất thẩm mỹ.

2. Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em do thủy đậu

Cũng giống như sốt phát ban, thủy đậu cũng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh thường phổ biến hơn trẻ em với biểu hiện rõ rệt là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, bao gồm cả miệng và lưỡi.

Triệu chứng ban đầu của thủy đậu là nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, rất khó chịu. Sau khoảng 7 – 10 ngày, chúng chuyển thành dạng mụn nước. Những mụn nước này sau đó vỡ ra, chảy nước trọng và đóng vảy.

Đa số các trường hợp thủy đậu đều gây ngứa dữ dội khiến trẻ liên tục phải dùng tay gãi. Điều này khiến các mụn nước dễ vỡ, gây nhiễm trùng và để lại sẹo thủy đậu. Một số trường hợp nguy hiểm hơn, nhiễm trùng da do thủy đậu có thể dẫn tới viêm mô tế bào, áp xe dưới da, nặng hơn là nhiễm khuẩn huyết, có nguy cơ tử vong cao ở trẻ nhỏ. 

3. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh có thể được nhận biết bởi các dấu hiệu sốt cao, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, phát ban da, nổi mẩn ngứa… 

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em có thể xuất hiện trong hoặc ngay sau khi bị sốt xuất huyết. Một vài trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết nổi ban đỏ gây ngứa ngáy khó chịu tới mức phải thức trắng đêm, quấy khóc bỏ ăn, mất ngủ.

Sốt xuất huyết có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa kèm sốt cao ở trẻ nhỏ
Sốt xuất huyết có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa kèm sốt cao ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân của tình trạng sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ trong bệnh sốt xuất huyết là do cơ thể đang trong quá trình tái tạo hấp thu ngoại dịch bào vào máu và hồi phục các tổn thương da do phát ban. Phần lớn tình trạng này không quá nguy hiểm. Bệnh nhi có thể được hồi phục nhanh chóng sau 2 – 3 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Một số trường hợp khác, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn tới 1 hoặc vài tuần. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ gặp phải biến chứng trụy tuần hoàn, trụy hô hấp, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Do đó, cha mẹ cần sớm phân biệt các triệu chứng để nhận biết và có hướng điều trị phù hợp.

4. Bệnh chân tay miệng ở trẻ 

Chân tay miệng là bệnh lý truyền nhiễm do virus gây ra, thường xảy ra ở trẻ vào thời điểm giao mùa. Đây là bệnh lý có mức độ lây lan và khả năng nguy hiểm cao, cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh chân tay miệng ở trẻ là sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn kèm theo các nốt đỏ ở vị trí bàn chân, bàn tay và khoang miệng. Những nốt mẩn đỏ này sẽ nhanh chóng chuyển thành dạng mụn nước, có kích thước nhỏ như đầu tăm hoặc hạt đỗ, gây ngứa ngáy từ nhẹ đến dữ dội tùy vào cơ địa mỗi người.

Nếu trẻ thường xuyên gãi, chà xát vào các vị trí ngứa này sẽ làm cho các mụn nước vỡ ra, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, viêm loét, áp xe và đặc biệt là nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh chân tay miệng còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng như viêm cơ tim, viêm não – màng não….

5. Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em do bệnh Rubella 

Rubella hay bệnh sởi Đức là một dạng bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus Rubella gây ra. Bệnh thường phát triển vào mùa xuân và gây ra rất nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người có sức đề kháng yếu.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh Rubella thường là sốt, nổi hạch và phát ban. Các nốt ban đỏ thường xuất hiện đầu tiên ở đầu, mặt, cổ sau đó lan rộng toàn thân nhưng không tuần tự như phát ban do sởi. Đặc điểm của những nốt mẩn đỏ này là có màu hồng hoặc hơi đỏ, hình tròn hoặc bầu dục, kích thước nhỏ 1 – 2mm và gây ngứa dữ dội. Tình trạng sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ trong bệnh lý Rubella thường chỉ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày sau đó để lại các nốt thâm, sẹo trên da.

Trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa có nguy hiểm không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em đều là dấu hiệu của một bệnh lý nhiễm trùng nào đó. Tình trạng này có thể biến mất sau một vài ngày nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và điều trị tích cực các bệnh lý gốc cho trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơ địa dễ dị ứng, chăm sóc không đúng cách, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng:

  • Viêm mô tế bào da
  • Áp xe dưới da
  • Nhiễm khuẩn da
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm cơ tim

Để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị an toàn, phù hợp. 

Cách giảm sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em

Điều trị sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em cần xác định chính xác nguyên nhân, sau đó dựa vào thể trạng, cơ địa và mức độ biểu nặng nhẹ của bệnh lý mà áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị sốt nổi mẩn đỏ ở trẻ gồm:

1. Các biện pháp chăm sóc hạ sốt, giảm ngứa tại nhà

Với các trường hợp trẻ sốt dưới 38,5 độ C kèm theo triệu chứng nổi mẩn ngứa nhẹ đến vừa, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà như:

  • Chườm mát, lau người ở vùng nách, bẹn bằng khăn bông sạch, mát
  • Vệ sinh vùng da bị tổn thương, nổi mẩn bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%
Chườm mát giúp hạ thân nhiệt ở trẻ hiệu quả và an toàn
Chườm mát giúp hạ thân nhiệt ở trẻ hiệu quả và an toàn
  • Bù nước và điện giải để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt cao, nôn mửa
  • Tăng cường bổ sung các loại rau củ, trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng và hạ thân nhiệt

2. Một số mẹo dân gian chữa sốt mẩn đỏ ngứa ở trẻ em

Mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên để tắm rửa, vệ sinh hằng ngày cho trẻ để làm dịu da, sát trùng ngoài da và cải thiện tình trạng ngứa ngáy cho trẻ. Một số thảo dược dễ kiếm tại nhà mẹ có thể tham khảo gồm:

  • Lá bạc hà: Bạc hà chứa nhiều hoạt chất Menthol có tác dụng sát trùng nhẹ, làm mát, làm dịu da, cải thiện các tổn thương ngoài da và giảm ngứa hiệu quả. Mẹ có thể vò nát một ít là bạc hà đun cùng với 2 – 3 lít nước để làm nước tắm mỗi ngày cho trẻ.
  • Lá khế: Dân gian thường sử dụng 1 nắm lá khế rửa sạch, đun với nước sôi để làm nước tắm cho trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa. Lá khế có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, giảm ngứa, có thể cải thiện các tổn thương ngoài da của trẻ hiệu quả.
  • Lá kinh giới: Tương tự như lá khế, lá kinh giới cũng có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, đẩy nhanh thời gian hồi phục tổn thương ngoài da hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng lá kinh giới để nấu nước tắm mỗi ngày cho trẻ để nhanh chóng hồi phục bệnh.

Cha mẹ cần lưu ý rửa sạch các loại lá thảo dược trước khi sử dụng cho trẻ để tránh làm kích ứng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da, đặc biệt là trong điều trị bệnh thủy đậu, rubella.

3. Trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa uống thuốc Tây gì?

Một số loại thuốc không kê đơn có thể được cân nhắc sử dụng để cải thiện tình trạng sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ. Tùy vào mức độ nặng của bệnh, các loại thuốc tây có thể được sử dụng như:

  • Thuốc hạ sốt: Thường dùng Paracetamol với liều 10 – 30mg/kg/lần và không quá 70 mg/kg/ngày cho trẻ nhỏ. Với trẻ lớn có thể cân nhắc sử dụng Ibuprofen trong trường hợp bé bị dị ứng với Paracetamol.
  • Thuốc kháng Histamin: Thường sử dụng các thuốc Histamin thế hệ mới như Loratadin, Desloratadin, Cetirizine… để giảm số lượng và kích thước các ban đỏ, nhờ đó giảm ngứa hiệu quả.
  • Thuốc mỡ, kem bôi chứa Corticoid: Các loại kem, mỡ bôi chứa các hoạt chất corticoid như betamethason, dexamethason, hydrocortison, fluocinolone, triamcinolone… dạng đơn thành phần hoặc kết hợp với các hoạt chất chống dị ứng, kháng sinh, kháng nấm khác.
  • Xanh methylen: Dùng để bôi ngoài da trong trường hợp mụn nước ngứa đã vỡ để chống nhiễm khuẩn.
Các loại thuốc bôi, thuốc uống dùng cho trẻ nhỏ cần được sự đồng ý và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ chuyên môn
Các loại thuốc bôi, thuốc uống dùng cho trẻ nhỏ cần được sự đồng ý và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ chuyên môn

Lưu ý, da trẻ nhỏ thường mỏng và có khả năng hấp thu tốt hơn so với người lớn. Do vậy, khi dùng thuốc bôi ngoài da trị sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý dùng đúng liều lượng. Không tự ý tăng liều, giảm liều, đổi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.

4. Điều trị sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ bằng thuốc Đông y

Đông y cho rằng, trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa thường xuyên là dấu hiệu của tình trạng suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng. Điều này tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, phong hàn, ngoại tà xâm nhập gây uẩn nhiệt dưới da hình thành bệnh. 

Nguyên tắc điều trị của đông y là tập trung nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng trẻ bằng các bổ khí huyết, điều hòa chức năng vận khí thải độc của can thận, tăng cường chính khí, cân bằng âm dương… Khi căn nguyên bên trong được loại bỏ, các triệu chứng bên ngoài như sốt, nổi mẩn, sần sùi, ngứa ngáy sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Các bài thuốc đông y chữa sốt mẩn đỏ ngứa ở trẻ em thường sử dụng một số vị thuốc như cát cánh, thục địa, đương quy, cam thảo, hoàng cầm, liên kiều, chi tử, kim ngân hoa, trần bì, xuyên khung… Hàm lượng của các thành phần này sẽ được thay đổi phụ thuộc vào từng thể bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhi. Do vậy, cha mẹ cần đưa trẻ để các cơ sở khám chữa YHCT uy tín để được chẩn đoán và bốc thuốc đúng người, đúng bệnh.

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nếu các mẹ đang cần tìm bài thuốc Đông Y AN TOÀN có tính ĐẶC HIỆU trong điều trị tình trạng sốt do nổi mề đay, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ thì đừng bỏ qua bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang của Nhất Nam Y Viện. Bài thuốc được các đội ngũ bác sĩ Nhất Nam Y Viện hoàn thiện dựa trên những nghiên cứu về phương thuốc trị mẩn ngứa Ngự y triều Nguyễn “tiến” vua Gia Long. 

>>Xem ngay: Nhất Nam Y Viện sưu tầm và phát triển các bài thuốc Cung Đình triều Nguyễn

Sau nhiều năm ứng dụng, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi mề đay, trong đó có không ít bệnh nhân là trẻ nhỏ. Bài thuốc được các bậc phụ huynh đánh giá cao về cơ chế điều trị toàn diện, khả năng tương tác của thuốc an toàn không gây tác dụng phụ, tốc độ xử lý bệnh nhanh.

>>> Đọc ngay: Học mẹ trẻ chữa khỏi mề đay mẩn ngứa cho con bằng bài thuốc thảo dược tự nhiên 

 

Đối với trẻ nhỏ sức đề kháng còn khá yếu, da dễ mẫn cảm với các dị nguyên ngoài môi trường, từ đó hình thành dị ứng và có hiện tượng sốt nổi mẩn đỏ. Chính vì vậy mà mẹ nên sử dụng Tiêu Ban Hoàn Bì Thang cho bé bởi đây là bài thuốc điều trị mề đay từ gốc đến ngọn, không chỉ loại bỏ triệu chứng, gốc rễ bệnh mà còn phòng ngừa tái phát sau điều trị.

Tiêu ban hoàn bì thang điều trị mề đay theo cơ chế bổ chính - khu tà
Tiêu ban hoàn bì thang điều trị mề đay theo cơ chế bổ chính – khu tà

Thành phần thuốc gồm 27 nam dược quý, nổi bật có thể kể đến:

  • Các vị thuốc “giải dị ứng”, ức chế phản ứng viêm giúp làm dịu đi triệu chứng nổi mẩn, ngứa rát, phù nề da, tiêu chảy, sốt,… như đơn đỏ, sài đất, phù bình, kim ngân cành,… Các vị thuốc này còn giúp trẻ thanh nhiệt giải độc, qua đó đào thải toàn bộ độc tố trong cơ thể, giảm các biến chứng xấu có thể xảy ra.
  • Các vị thuốc “đại bổ sức khỏe” giúp bồi bổ khí huyết và nâng cao sức đề kháng tự nhiên ở trẻ như thục địa, đương quy, tang diệp,… Một hệ miễn dịch cân bằng sẽ giúp ngăn ngừa hình thành dị ứng, phòng bệnh tái phát.

Đặc biệt hơn, đối với trẻ nhỏ bài thuốc được bác sĩ kê đơn và gia giảm phù hợp cho hiệu quả điều trị tốt nhất. Trẻ em trên 5 tuổi bài thuốc sẽ có thêm thảo dược bổ phế, cam thảo có vị ngọt,…để giúp trẻ dễ uống hơn. Thuốc được bào chế dưới dạng cao cô đặc, mẹ có thể mang theo bất cứ nơi đâu không lo bị dán đoạn liệu trình điều trị.

>> Đọc ngay: Giải mã bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang đặc trị dứt điểm mề đay cho trẻ

Khi cho bé sử dụng Tiêu Ban Hoàn Bì Thang mẹ có thể hoàn toàn yên tâm bởi thuốc sử dụng dược liệu THƯỢNG HẠNG được trồng và tuyển chọn kỹ lưỡng, đạt tiêu chuẩn sản xuất GACP – WHO. Nhờ đó mà các tinh chất quý của thuốc được phát huy tốt nhất, “giải trừ” mề đay tận gốc và KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ. 100% vị thuốc được kiểm nghiệm độc tính và đạt chất lượng cao qua quá trình kiểm nghiệm gắt gao của cơ quan chuyên môn.

Phiếu kiểm nghiệm thành phần thảo dược
Phiếu kiểm nghiệm thành phần thảo dược

Để được nghe tư vấn cũng như liệu trình điều trị mề đay mẩn ngứa ở trẻ nhỏ thì mẹ liên hệ ngay tới NHẤT NAM Y VIỆN theo phương thức sau:

Những lưu ý khi chăm sóc bé sốt nổi mẩn đỏ ngứa

Theo các chuyên gia, chế độ chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hồi phục ở trẻ bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa. Dưới đây là một số lưu ý cha mẹ cần nắm vững để áp dụng khi bé bị sốt nổi mẩn đỏ ngứa:

  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể tăng cường các loại canh, súp, nước ép trái cây, rau củ tươi.
  • Giáo dục trẻ hạn chế cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương. Cắt móng tay và giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn da khi cào gãi.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, lựa chọn trang phục có chất liệu vải dễ thấm hút mồ hôi
  • Xây dựng thực đơn ăn uống, dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ các loại dưỡng chất. Ưu tiên các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế thực phẩm có quá nhiều đạm, dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt chó. Chia nhỏ các bữa ăn, cữ bú để tránh gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa, khiến trẻ khó tiêu, dễ nôn trớ.
  • Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, mẹ cần xây dựng cho mình thực đơn ăn uống an toàn, vệ sinh, tránh tiêu thụ các thực phẩm dễ gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh của trẻ.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa…

Sốt nổi mẩn ngứa ở trẻ là triệu chứng có thể gặp ở nhiều bệnh lý nhiễm trùng phổ biến. Tình trạng này có nghiêm trọng hay không còn phụ thuộc vào cách cha mẹ chăm sóc và điều trị cho trẻ trong những giai đoạn đầu của bệnh. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin cần thiết giúp các phụ huynh hiểu hơn về tình trạng này và biết cách xử lý phù hợp khi con trẻ mắc bệnh.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh da liễu

Triệu chứng của bạn?

XEM THÊM:

4.1/5 - (7 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Bị viêm da cơ địa ở đầu nguyên nhân do đâu? Điều trị ra sao?

Bác sĩ Trần Hải Long chữa yếu sinh lý có tốt không? Liên hệ khám chữa như thế nào?

Bỏ túi ngay 14 cách trị tàn nhang tại nhà đơn giản và hiệu quả

Top 20+ cách trị nám tại nhà đơn giản, hiệu quả theo dân gian

Cách chữa viêm da dị ứng nhanh chóng, an toàn cho mọi loại da

TOP cách chữa yếu sinh lý bằng hành tây hiệu quả, đơn giản tại nhà

Chữa Rối Loạn Cương Dương Ở Đâu Tốt? TOP 20 Địa Chỉ Uy Tín

Bệnh rối loạn cương dương có chữa được không, có tự khỏi không?

TOP 18 Thực Phẩm Tăng Cường Sinh Lý Nam Cực Nhạy Nên Biết!

TOP 7+ cách chữa yếu sinh lý bằng tỏi giúp sung mãn cuộc yêu

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?