Sỏi Thận 6mm Có Phải Mổ Không? Sỏi Thận 7-8 Ly Nguy Hiểm Thế Nào

Cập nhật: 30/03/2024

Sỏi thận có kích thước càng lớn thì độ nguy hiểm càng cao. Bởi vậy nhiều người bị mắc sỏi thận có kích thước 6mm, 7mm và 8mm thường rất lo lắng về sự nguy hiểm của bệnh và không biết liệu sỏi thận 6mm có phải mổ không. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến người bệnh sỏi thận những thông tin hữu ích nhất.

Sỏi thận 6mm, 7mm, 8mm ở giai đoạn nào? Nguy cơ biến chứng gì?

Sỏi thận là tình trạng lắng đọng các chất cặn bã, các muối không tan tại thận hình thành sỏi. Sỏi thận được chia ra thành nhiều mức độ dựa theo kích thước của các viên sỏi và phản ánh tình trạng bệnh của người bệnh.

Sỏi thận 6mm, 7mm và 8mm là loại sỏi kích thước trung bình khá nên thường không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi sỏi thận kích thước từ 6 ly đến 8 ly có bề ngoài tù, không có cạnh sắc.

Sỏi thận 7mm là to hay nhỏ? Sỏi thận 6mm có phải mổ không?
Sỏi thận 7mm là to hay nhỏ? Sỏi thận 6mm có phải mổ không?

Một số trường hợp bệnh sỏi thận diễn biến nhanh làm tăng kích thước viên sỏi hoặc viên sỏi có nhiều cạnh sắc, di chuyển thường xuyên thì dù kích thước nhỏ vẫn gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Đặc biệt, nếu các trường hợp sỏi “lành tính” không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng điển hình cảnh báo sự nguy hiểm nghiêm trọng của bệnh đó là:

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường xảy ra khi các viên sỏi nằm im trong thời gian dài tại một vị trí ở thận, hoặc di chuyển từ thận xuống niệu quản, niệu đạo. 

Trường hợp viên sỏi không dịch chuyển trong khoảng thời gian dài sẽ gây tích tụ vi khuẩn gây viêm. Còn khi viên sỏi di chuyển thường xuyên sẽ cọ xát vào thành niêm mạc thận, tiết niệu hình thành các vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ bị đái buốt, đái rắt, nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu và có mủ. Trường hợp viêm bàng quang, người bệnh có thể bị tiểu đục cuối bãi. 

Viêm bể thận cấp

Viêm bể thận cấp xảy ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn bể thận nặng và có nhiều nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 

Bệnh thường xảy ra đột ngột và nguy cấp với một số biểu hiện chính như sốt cao, rét run, đau dữ dội vùng hông, thắt lưng, đái buốt, đái rắt, đái ra mủ, nhiều trường hợp vô niệu.

Viêm bể thận mãn tính

Viêm bể thận mãn tính là hệ quả của viêm bể thận cấp tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không chữa trị kịp thời. Tình trạng này dẫn đến xơ hóa tổ chức kẽ thận, làm giảm chức năng tái hấp thu tại thận. Về lâu dài, nó còn làm xơ hóa cả cuộn mao mạch cầu thận và gây suy giảm thậm chí là mất chức năng lọc của thận.

Ứ nước bể thận

Tùy vào kích thước của viên sỏi mà mức độ ứ nước, mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau. Ứ nước bể thận thường xảy ra khi viên sỏi 7 ly cản trở gây ứ nước một phần hoặc toàn thận và niệu quản. Hậu quả là thận, niệu quản bị giãn rộng, nếu kéo dài quá sáu tuần thì nhu mô thận hầu như không thể phục hồi. 

Nguy hiểm hơn, khi ứ nước, áp lực lọc thận tăng lên, từ đó làm tăng Prostaglandin gây co mạch thận, thiếu máu thận, teo ống thận và tủy thận bị hủy hoại. 

Ứ mủ bể thận

Trong trường hợp viêm bể thận nặng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ứ mủ. Đây là một biến chứng cấp cứu nội khoa nặng, có thể hủy hoại nhu mô thận rất nhanh. 

Khi bị ứ mủ bể thận, ngoài biểu hiện của viêm bể thận cấp, người bệnh có thể bị sưng to thận, sờ nhẹ có cảm giác đau.

Suy thận cấp, mãn tính

Nếu người bệnh bị bế tắc đồng thời sỏi thận trái 8mm và phải 8mm thì khả năng không thể đi tiểu rất dễ xảy ra. Đặc biệt, nếu kéo dài trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong.

Khi sỏi thận dẫn đến suy thận, người bệnh sẽ gặp phải những hậu quả nghiêm trọng và nặng nề đó là bị xơ hóa không hồi phục các tổ chức nhu mô thận. Tình trạng này sẽ buộc người bệnh phải tìm đến các biện pháp tốn kém để duy trì sự sống như chạy thận, ghép thận.

Vỡ thận

Vỡ thận có thể xảy ra khi thận bị ứ đọng quá nhiều nước, vách thận mỏng hoặc bị tăng áp lực thận đột ngột. Vỡ thận sẽ gây tử vong. Tuy nhiên, biến chứng sỏi thận này rất hiếm gặp.

Sỏi thận 6mm có phải mổ không?

Sỏi thận 6mm có phải mổ không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh sỏi thận. Đây là loại sỏi thận kích thước trung bình phản ánh thời gian hình thành và phát triển sỏi chưa quá lâu. Bởi vậy, sỏi thận 6mm chưa thực sự gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nên không cần đến sự can thiệp của các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa.

Với các loại sỏi kích thước còn khá nhỏ như vậy, người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc và thay đổi cách sống, sinh hoạt khoa học để đào thải chúng ra ngoài. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan với sỏi thận 6mm bởi nếu không thực hiện điều trị sớm thì các biến chứng nguy hiểm sẽ nhanh chóng xảy ra gây nguy hiểm đến sức khỏe bản thân.

Cách trị sỏi thận 6mm, 7mm, 8mm hiệu quả nhất

Với sỏi thận 6mm, 7mm và 8mm, điều trị theo Đông y, Tây y hoặc thuốc Nam dược đều đem lại những tác động hiệu quả. Tùy theo tình trạng bệnh cá nhân mà mỗi bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho mình. 

Điều trị bằng thuốc tây

Dùng thuốc Tây vẫn là phương pháp mang đến tác dụng nhanh chóng nhất trong việc điều trị các triệu sỏi thận. Tuy nhiên, nó lại tồn tại những tác dụng phụ nhất định cho người sử dụng. 

Một số loại thuốc thường được kê đơn cho người sỏi thận 6mm đến 8mm là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc tiêu viêm, thuốc chống co thắt niệu quản, thuốc ibuprofen,…

Để tránh các tác dụng phụ, người bệnh cần uống thuốc theo kê đơn của người có chuyên môn.

Sử dụng các bài thuốc Đông y trị sỏi thận

Khác với thuốc tây, những bài thuốc từ Đông y rất lành tính và an toàn do có nguồn nguyên liệu là thảo dược từ thiên nhiên. Các bài thuốc này cũng có thể điều trị dứt điểm tình trạng sỏi thận, tuy nhiên, nó đòi hỏi bệnh nhân cần phải kiên trì và áp dụng trong thời gian dài.

Một số bài thuốc Đông y trị sỏi thận được nhiều người lựa chọn sử dụng:

Bài thuốc 1

  • Thành phần: Kim tiền thảo, hải kim sa, mộc thông, bạch linh, xa tiền tử, thanh bì, hổ phách, trần bì.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem sao qua rồi hạ thổ, sau đó cho vào ấm cùng 300mll nước sắc uống. Mỗi ngày nên dùng 1 thang và sử dụng liên tục trong 30 ngày sẽ giảm nhanh các cơn đau nhức.
  • Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, giúp phá vỡ cấu trúc sỏi và hỗ trợ đào thải chúng ra bên ngoài.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: Đương quy, bì giải, bảo trì liên, đào nhân, tịch thảo, dứa dại, ý nhĩ nhân, màng mề gà.
  • Cách thực hiện: Đem sắc 8 vị thuốc trên bằng ấm đất hoặc sứ, chia làm 3 lần/ ngày và sử dụng liên tục trong 1 tháng.
  • Công dụng: Loại bỏ các loại sỏi kích thước khá lớn đến rất lớn. Tuỳ thuộc vào kích thước của sỏi mà người bệnh thời gian sử dụng sẽ khác nhau. Ngoài ra, bài thuốc còn lợi tiểu, kiềm hoá nước tiểu, giảm kích thước sỏi, hỗ trợ giảm đau và đào thải sỏi thận dễ dàng hơn.

Bài thuốc 3

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Hoạt thạch, cam thảo, hỏa tiêu.
  • Cách thực hiện: Sao thuốc thật khô rồi nghiền, tán thành bột mịn và cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần. Mỗi lần dùng 2 thìa cà phê bột thuốc pha với 150ml nước ấm, uống 2 lần/ ngày. Dùng bột thuốc liên tục từ 1 – 2 tháng sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
  • Công dụng: Đi tiểu thông, giảm tức bụng, điều hoà khí huyết, giảm kích thước sỏi trong thận và kích thích giấc ngủ sâu giấc.

Áp dụng các bài thuốc Nam dân gian tại nhà

Hiện nay trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa sỏi thận 6mm, 7mm và 8mm. Một số bài thuốc được nhiều người đang áp dụng mỗi ngày và có những chuyển biến tích cực đó là:

  • Dùng cỏ rễ cỏ tranh: Mỗi ngày, người bệnh dùng 50g cỏ tranh cùng 2 lít nước, đun sôi trong 5 phút rồi uống hằng ngày thay cho nước lọc.
  • Nước dứa nướng: Lấy một quả dứa, không cần gọt vỏ, khoét lỗ ở bên trong của quả rồi nhét phèn chua vào giữa và đặt trên bếp lửa nướng mềm phần vỏ ở bên ngoài. Sau đó, gọt bỏ phần vỏ đi và đem ép nước uống. Áp dụng hằng ngày với 2 lần uống vào sáng và tối để đạt hiệu quả.
  • Dùng một đu đủ xanh: Bạn chọn quả đu đủ còn xanh, gọt sạch vỏ và nạo bỏ phần ruột. Thêm một ít muối vào phần ruột và hấp cách thủy khoảng 30 phút. Dùng hằng ngày, chia thành nhiều bữa và ăn trước khi ăn cơm.

Lưu ý để việc chữa sỏi thận đạt kết quả cao nhất

Kết quả chữa trị sỏi thận có tốt hay không ngoài phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian thì còn phải lưu ý về chế độ ăn và sinh hoạt của bản thân. 

Lưu ý chế độ ăn

Chế độ ăn uống có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị sỏi thận. Người sỏi thận 6 ly nên xây dựng chế độ ăn theo những tiêu chuẩn sau:

  • Cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất từ những loại thực phẩm tươi như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để đáp ứng đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu Canxi tự nhiên khoảng 0,8g – 1,2g/ ngày từ các loại tôm, cua, cá (nước ngọt); sữa, các chế phẩm từ sữa,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Khoảng 2 lít nước vào mùa đông, 3 lít nước vào mùa hè để tăng cường chức năng của thận. Ngoài ra, có thể uống những loại nước ép, sữa tươi, sữa đậu nành để cấp nước và dưỡng chất cho cơ thể.
  • Không sử dụng những thực phẩm cay nóng, chất kích thích, đồ lên men, đồ đông lạnh.

Lưu ý về chế độ sinh hoạt

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết, người bệnh cũng nên tạo cho mình một lối sống khoa học, ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ. 

Thường xuyên vận động, chơi các bài thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe, tăng cường hoạt động điều tiết tại thận. Đặc biệt là các môn như Yoga, đi bộ người bệnh nên tham gia bởi chúng có hiệu rất tốt trong tăng tác dụng của thuốc. Vận động thường xuyên vừa giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, vừa giúp nhanh chóng hồi phục chức năng của thận.

Trên đây là những giải đáp về thắc mắc “sỏi thận 6m có phải mổ không?”. Sỏi thận 6mm – 8mm không có nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, cách điều trị cũng khá đa dạng và dễ dàng. Tuy nhiên, người bệnh không nên bỏ lỡ cơ hội chữa trị sỏi thận khi sỏi đang còn bé để tránh khỏi những nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC