3 cách dùng rau tần ô trị ho tại nhà đơn giản, hiệu quả

Dùng rau tần ô trị ho là một trong những cách được lưu truyền từ lâu và đến nay vẫn được nhiều người áp dụng. Vậy dùng lá tần ô chữa ho như thế nào để đạt kết quả tốt nhất? Dưới đây là 3 bài thuốc thường xuyên được áp dụng và cho thấy hiệu quả cao.

Công dụng của rau tần ô đối với người bị ho

Rau tần ô trị bệnh gì? Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây tần ô như: Bệnh tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt. Đặc biệt, tần ô chữa các triệu chứng bệnh ho là một trong những công dụng nổi bật của loài thực vật này.

Rau tần ô mang đến nhiều công dụng, đặc biệt là có thể trị ho
Rau tần ô mang đến nhiều công dụng, đặc biệt là có thể trị ho

Tần ô (còn gọi được với nhiều tên khác như cải cúc, cúc tần ô, rau cúc) là loại rau ăn được yêu thích của nhiều gia đình Việt. Ngoài việc dùng chế biến món ăn, rau tần ô còn được dùng chữa bệnh.

Theo Y học cổ truyền, tần ô có vị ngọt, đắng, the, mùi thơm, tính mát và không có độc. Cây mang đến tác dụng thanh đờm, tiêu thực, yên khí, lợi trường vị nên thường được dùng chữa bệnh, trong đó có ho, cảm cúm, viêm phế quản…

Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chứng minh, cây tần ô có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như: Acid main, chất béo, xơ, đường, vitamin (A, B1, B2, B6, C, E, K), sắt, kẽm, tinh dầu, calci… Đây đều là những chất giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ loãng xương. Đồng thời, nó cũng tốt cho tiêu hóa, hệ hô hấp.

Từ những lý do trên có thể thấy, rau tần ô trị ho được người dân áp dụng là có cơ sở. Người bệnh có thể dùng rau tươi chế biến thành món ăn hoặc phơi khô để áp dụng vào các bài thuốc chữa bệnh.

TOP 3 cách dùng rau tần ô trị ho phổ biến nhất

Có nhiều cách dùng lá tần ô trị ho nhưng 3 cách dưới đây là phổ biến nhất và được người bị ho áp dụng nhiều nhất. Mỗi cách được áp dụng theo các bước khác nhau và có công dụng khác nhau.

Rau tần ô trị ho nấu với phổi lợn

Chuẩn bị: Rau tần ô tươi (150gr); phổi lợn (200gr); gừng, gia vị

Rau tần ô trị ho có thể áp dụng bằng nhiều cách khác nhau
Rau tần ô trị ho có thể áp dụng bằng nhiều cách khác nhau

Thực hiện: 

  • Rau tần ô nhặt bỏ gốc, lá già, rửa sạch, để ráo nước. Phổi lợn rửa sạch, thái miếng nhỏ, ướp với gừng thái lát nhỏ, gia vị trong vài phút.
  • Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào đun sôi, cho phổi lợn vào đảo chín.
  • Đổ nước vào với lượng vừa đủ, đun sôi.
  • Cho rau tần ô vào đun cho nước sôi lại, đảo rau 1 lần rồi tắt bếp. Cho ra bát và thưởng thức.

Công dụng: Bài thuốc kết hợp giữa rau tần ô và phổi lợn này mang đến công dụng trị ho hiệu quả, đặc biệt là với những người bị ho dai dẳng lâu ngày. Mỗi ngày ăn 1 lần, thực hiện liên tục trong 3 – 4 ngày sẽ mang đến công dụng rất tốt.

Mật ong trộn lá tần ô tri ho hấp cách thủy

Chuẩn bị: Rau tần ô (6gr); mật ong (vài thìa)

Thực hiện

  • Rau tần ô rửa sạch, thái nhỏ, để vào bát.
  • Đổ mật ong vào trộn đều rồi cho vào nồi, đậy nắp.
  • Bật bếp, đun hấp cách thủy trong 15 phút rồi lấy ra ăn.

Công dụng: Đây là phương pháp mang đến hiệu quả cao đối với trẻ em bị ho. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý, không áp dụng cách dùng rau tần ô trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi.

Kết hợp đường phèn với tần ô trị ho

Chuẩn bị: Rau tần ô (90gr); đường phèn (lượng vừa đủ)

Thực hiện:

  • Rau tần ô rửa sạch, cho vào nồi đun với khoảng 3 bát nước.
  • Sau khi nước sôi được khoảng 15 phút thì tắt bếp, lọc bỏ bã.
  • Cho đường phèn vào nấu cho đến khi đường tan.
  • Chia nước thành 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Công dụng: Bài thuốc rau tần ô  trị ho này mang đến công dụng chữa bệnh rất hiệu quả, đặc biệt là với người bị ho nhiều, ho có đờm. Bởi trong lá tần ô có chất giúp long đờm, còn đường phèn lại giúp mát họng. Kết hợp cả hai thứ vào sẽ tạo ra bài thuốc chữa ho rất tốt.

Lưu ý khi dùng rau tần ô trị ho

Dùng lá tần ô trị ho được áp dụng khá phổ biến vì nó mang đến các bài thuốc lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ, hơn nữa lại đơn giản. Tuy nhiên, để việc dùng tần ô chữa ho có hiệu quả cao nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không chế biến rau tần ô quá kĩ vì nó sẽ làm mất chất dinh dưỡng, giảm tác dụng
Không chế biến rau tần ô quá kĩ vì nó sẽ làm mất chất dinh dưỡng, giảm tác dụng
  • Khi chế biến rau tần ô chú ý không để lửa quá to, không nấu quá kĩ vì tinh dầu trong cải dễ bay hơi khiến việc trị bệnh không đạt hiệu quả.
  • Không dùng rau tần ô trị ho cho người bị đau bụng, tiêu chảy.
  • Rửa sạch rau thật kĩ trước khi thực hiện vì rau tần ô có khá nhiều sâu bọ.
  • Đặc trưng của các bài thuốc Đông y, thuốc Nam là dùng lâu dài. Cho nên, nếu người bệnh thường phải dùng 3 – 10 ngày mới có hiệu quả.
  • Chỉ nên dùng rau tần ô trị ho cho người bệnh ở giai đoạn đầu, khi tình trạng bệnh còn ở mức độ nhẹ. Nếu người bị bệnh lâu ngày, triệu chứng ho kéo dài thì không nên áp dụng.
  • Không dùng rau tần ô kết hợp với mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Với trẻ dưới 3 tháng thì không nên dùng bất cứ bài thuốc nào.
  • Không nên ăn quá nhiều rau tần ô vì nó có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Trên đây là những thông tin về các bài thuốc dùng rau tần ô trị ho. Có thể thấy, tần ô mang đến công dụng chữa ho khá hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những cách dùng để tham khảo, chưa được đưa vào nghiên cứu. Cho nên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để việc chữa bệnh đạt kết quả cao nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?