Rách vòng xơ đĩa đệm là bệnh gì? Điều trị bệnh thế nào hiệu quả?

Rách vòng xơ đĩa đệm là một giai đoạn gần cuối của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu bệnh không được điều trị thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho xương khớp, thậm chí là bại liệt hoàn toàn. Vậy rách vòng xơ đĩa đệm là bệnh gì và cách điều trị thế nào? Cùng lắng nghe chia sẻ trong bài viết bên dưới. 

Rách vòng xơ đĩa đệm là gì? Nguyên nhân

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn diễn biến. Đầu tiên là giai đoạn thoái hóa rồi đến biến dạng bao xơ. Đến giai đoạn 3, bao xơ bị rách hẳn, nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra bên ngoài gây chèn ép lên các rễ thần kinh. Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn di trú. Bệnh sẽ chuyển biến sang nhiều biến chứng phức tạp và có thể gây ra tình trạng bại liệt vĩnh viễn. 

Rách vòng xơ đĩa đệm thuộc giai đoạn 3 của quá trình tiến triển thoát vị đĩa đệm
Rách vòng xơ đĩa đệm thuộc giai đoạn 3 của quá trình tiến triển thoát vị đĩa đệm

Như vậy, rách vòng xơ đĩa đệm thuộc giai đoạn thứ 3 trong quá trình tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đa số các trường hợp phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm đều ở giai đoạn số 3. 

Ở giai đoạn này, tình trạng đau nhức cột sống sẽ diễn ra ngày một dữ dội hơn và có thể vượt qua ngưỡng chịu đau của người bệnh. Khi người bệnh đi lại và vận động mạnh, cơn đau sẽ bùng phát mạnh mẽ. 

Nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm rách bao xơ là do lão hóa. Nhờ các đĩa đệm giữa đốt sống mà con người có thể nâng đồ vật, cong, xoay, vặn người. Theo thời gian, các đĩa đệm bắt đầu bị bào mòn theo quá trình lão hóa tự nhiên. Khi đó, đĩa đệm sẽ bị phình ra hoặc xẹp xuống, các lớp nhân nhầy ở giữa khô và cứng hơn. Từ đó, các lớp bao xơ bên ngoài cũng trở nên sần và dễ rách.

Trọng lượng cơ thể dư thừa cũng là một nguyên nhân gây rách vòng xơ. Vì lúc này, cơ thể phải chịu một cân nặng quá mức của cơ thể, đĩa đệm sẽ phải chịu một tác động rất lớn. 

Ngoài ra, khi bạn mang vác vật nặng và di chuyển một cách đột ngột, tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng rách vòng xơ đĩa đệm. Tương tự như thế, việc rách bao xơ đĩa đệm do tai nạn xe hơi, tai nạn lao động xảy ra khá nhiều hiện nay. 

Triệu chứng của rách vòng xơ đĩa đệm

Rách vòng xơ đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong cột sống. Tùy vào khu vực bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng tương ứng. Nhìn chung, bệnh sẽ gây đau tê, yếu cơ ở tay và chân. 

Thoát vị đĩa đệm rách bao xơ ở vùng lưng dưới thường có những biểu hiện như:

  • Đau thắt lưng nơi đĩa đệm bị tổn thương. 
  • Cơn đau sẽ lan xuống phía sau ở một hoặc cả hai chân chạy dọc theo các dây thần kinh. 
  • Cảm giác châm chích ở chân và bàn chân.
  • Cơ bắp bị co thắt.
  • Mất khả năng phối hợp nếu chất nhầy thoát ra khỏi vết rách chèn ép lên các dây thần kinh. 
Đau thắt vùng lưng là triệu chứng điển hình của bệnh
Đau vùng thắt lưng là triệu chứng điển hình của bệnh

Thoát vị đĩa đệm rách bao xơ ở cổ có những biểu hiện như:

  • Đau khu vực cổ ở nơi đĩa đệm bị tổn thương.
  • Đau dọc toàn bộ nhanh dây thần kinh, qua vai lan xuống cánh tay và bàn tay.
  • Tê và có cảm giác ngứa ran ở cánh tay và bàn tay.
  • Các cơ bắp bị co thắt.
  • Các cơ bị yếu dần. 
  • Khi các dây thần kinh bị chèn ép, các bộ phận sẽ mất khả năng phối hợp hành động. 

Các cơn đau có thể lan rộng và nặng hơn khi cúi người bởi khi chuyển động các dây thần kinh sẽ bị kéo căng. Bạn cũng cảm thấy nhói đau khi đi vệ sinh hoặc hắt hơi. 

Rách vòng xơ đĩa đệm có nguy hiểm không?

Vòng xơ đĩa đệm bị rách là giai đoạn gần cuối trước khi bệnh chuyển biến sang những biến chứng nguy hiểm. Ở giai đoạn này bệnh cũng tiến triển khá nhanh. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại có tâm lý khá chủ quan, đến khi bệnh có nhiều biến chứng thì mới tìm đến bác sĩ. Lúc này, việc chữa bệnh rất khó khăn và kết quả không điều trị không cao. 

Một số biến chứng thường gặp của bệnh rách vòng xơ đĩa đệm:

  • Đau thần kinh tọa: Các dây thần kinh bị kích thích đè nén sẽ gây ra tình trạng đau ở hông, mông, lưng, tê tứ chi và có cảm giác bị kim châm. 
  • Dây thần kinh bị chèn ép: Chất nhầy chèn ép lên dây thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Trong một vài trường hợp, đĩa đệm bị thoát vị nén các dây thần kinh kiểm soát ruột và bàng quang, gây nên tình trạng đi vệ sinh không tự chủ. 
  • Hội chứng cauda equina: Là một hội chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bởi tình trạng này có thể khiến cơ thể mất tự chủ và tê liệt vĩnh viễn. 

Tình trạng thoát vị đĩa đệm rách bao xơ rất khó để điều trị khỏi, kể cả khi điều trị bằng phương pháp mổ và thay thế đĩa đệm nhân tạo. Bên cạnh đó, nếu để bệnh tiến triển lâu thì các đầu khớp sẽ bị mòn dần và tổn thương nghiêm trọng. 

Cách điều trị rách vòng xơ đĩa đệm

Trước khi điều trị rách vòng xơ đĩa đệm, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. 

Sau khi đã kiểm tra bệnh bằng phương pháp chụp X quang, MRI, bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh để đưa ra phương thức điều trị thích hợp.

Sử dụng thuốc Tây y

Hầu hết các bệnh nhân đều sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị tình trạng vòng xơ đĩa đệm bị rách. Đúng như tên gọi, các loại thuốc này sẽ có tác dụng làm giảm sưng viêm, đau nhức và cải thiện khả năng vận động. Một số loại thuốc phổ biến điều trị bệnh lý này như:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau Paracetamol thường được sử dụng để giúp bệnh nhân giảm tình trạng đau nhức. Trong trường hợp các cơn đau không thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Paracetamol kết hợp với thuốc giảm đau gây nghiện Opioid. Các loại thuốc giảm đau thường mang đến rất nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như nóng trong người, suy giảm chức năng thận, gan… 
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, tiêu sưng ở các đĩa đệm. Từ đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy giảm đau nhức, nóng rát ở các vùng bị tổn thương. 
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc được sử dụng để giảm tình trạng co thắt, cứng cơ. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho tình trạng rách vòng xơ đĩa đệm ở cổ gây co thắt cơ bắp. 
  • Tiêm thuốc Corticoid: Thuốc được tiêm quanh rễ thần kinh hoặc ngoài màng cứng trong các trường hợp bệnh nặng. Corticoid có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức cho bệnh nhân. 
Thuốc Tây y giúp giảm các cơn đau nhức nhanh chóng
Thuốc Tây y giúp giảm các cơn đau nhức nhanh chóng

Như các bạn đã biết, các loại thuốc Tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân trong suốt thời gian sử dụng. Chính vì thế, người bệnh chỉ nên dùng thuốc với một liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng thuốc. 

Phẫu thuật

Sử dụng phương pháp phẫu thuật để làm giảm các triệu chứng đau nhức, thoát vị và giúp người bệnh có thể sớm hồi phục sau quá trình điều trị. 

Hiện nay, có một số phương pháp phẫu thuật rách vòng xơ đĩa đệm được áp dụng như:

  • Phẫu thuật hở: Đây là một phương pháp phẫu thuật truyền thống với chi phí khá thấp. Phương pháp này nhằm hút nhân nhầy và xử lý các khối thoát vị ở đĩa đệm. Tuy nhiên, phẫu thuật có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, mất máu, tổn thương dây thần kinh. 
  • Phẫu thuật nội soi: Đây là phương pháp thực hiện với chi phí cao nhưng khá an toàn và ít xâm lấn nên được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Ngoài ra, phẫu thuật nội soi cũng rút ngắn được thời gian hồi phục so với phương pháp mổ hở.
  • Phẫu thuật bằng laser: Sử dụng laser với tần số phù hợp để khắc phục tình trạng bao xơ bị rách. Kỹ thuật này chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này thì cần nhiều máy móc thiết bị hiện đại. Do đó, bệnh nhân nên cân nhắc và lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện. 

Đông y chữa rách vòng xơ đĩa đệm

Sách y học cổ truyền ghi chép rằng rách vòng xơ đĩa đệm là tình trạng thoát vị đĩa đệm đã chuyển biến nặng. Bệnh khởi phát do các yếu tố bên trong cơ thể như khí huyết bị ứ trệ, máu huyết không thông. Cùng với đó, cơ thể bị các tác nhân bên ngoài như phong hàn thấp tà xâm nhập gây nên tình trạng đau nhức, sưng viêm. 

Để điều trị bệnh, Đông y sẽ chữa theo nguyên tắc ức chế các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời kích thích máu huyết lưu thông đều đặn, tránh tình trạng tắc nghẽn. Bên cạnh đó, thuốc Đông y cũng giúp người bệnh bồi dưỡng khí huyết, cơ địa nhằm tăng cường sức đề kháng. 

  • Bài thuốc số 1: Cỏ xước, tế tân, độc hoạt, đẳng sâm, xuyên khung mỗi vị 9g, tang ký sinh 18g, thạch chi 15g, tân giao 12g, cam thảo 3g. Bạn rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi sắc cùng với một lít nước, mỗi ngày sắc uống một thang để điều trị bệnh. 
  • Bài thuốc số 2: Mộc qua, câu kỳ, tục đoạn, hải phong mỗi vị 9g, phục linh và thục địa mỗi vị 12g, mộc thông 3g, ý dĩ 30g, rễ cỏ xước 9g. Bạn rửa sạch tất cả nguyên liệu, sắc thuốc trong thời gian 30 phút, uống sau bữa ăn mỗi ngày 3 lần. 
  • Bài thuốc số 3: Hoài sơn 3g, đương quy và đỗ trọng mỗi vị 8g, thục địa 12g, kỷ tử 10g, cao ban long 12g, thỏ ty tử 9g, tục đoạn 9g. Người bệnh nấu các vị thuốc trên trong 6 bát nước và uống mỗi ngày một thang. 

Các bài thuốc Đông y chữa thoát vị thường rất khó uống và mất nhiều thời gian chuẩn bị nên người bệnh phải kiên nhẫn uống thuốc trong một thời gian dài. Cùng với đó, bạn nên sử dụng thuốc tuân thủ theo vị thuốc và liều lượng mà bác sĩ Đông y đã quy định. 

Mẹo dân gian chữa rách bao xơ đĩa đệm tại nhà

Người bệnh cũng có thể tham khảo và áp dụng các mẹo dân gian điều trị bệnh tại nhà. Các cách chữa này thường có nguồn nguyên liệu dễ kiếm, an toàn và tiết kiệm chi phí. 

Đinh lăng

Trong Đông y, đinh lăng là một dược liệu quý có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau và điều trị các bệnh xương khớp. Do đó, từ lâu dân gian đã lưu truyền rộng rãi về bài thuốc đinh lăng chữa rách bao xơ. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá đinh lăng rửa sạch.
  • Bạn cho lá vào cối giã nhuyễn.
  • Đắp trực tiếp thuốc lên vùng sưng đau khoảng 30 phút.
  • Sau khi đắp, bạn tắm lại nước ấm để thư giãn. 

Lá lốt

Lá lốt là một thảo dược chữa được rất nhiều bệnh. Nhờ có khả năng kháng viêm sát khuẩn cao nên lá lốt có công dụng chữa trị được các bệnh đau nhức, tê bì, phong thấp. 

[pr_middle_post]

Lá lốt có chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau nhức xương khớp
Lá lốt có chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau nhức xương khớp

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 40g lá lốt và 300ml sữa bò.
  • Bạn giã nát lá lốt rồi chắt lấy nước cốt. Cho nước cốt vào ấm cùng với sữa bò rồi sắc thuốc. 
  • Bạn uống thuốc từ 3 – 4 lần mỗi ngày để loại bỏ tình trạng đau nhức. 

Mẹo dân gian tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau nhức tạm thời mà không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào cách này mà nên đến bệnh viện thăm khám điều trị sớm nhất. 

Phòng ngừa bệnh rách vòng xơ đĩa đệm như thế nào?

Bệnh rách vòng xơ đĩa đệm khó chữa khỏi và có nguy cơ dẫn đến bại liệt. Do đó, để phòng ngừa bệnh, bạn cần duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học như sau:

  • Bạn cần điều chỉnh tư thế làm việc chuẩn nhất để giảm áp lực lên cột sống. Bạn nên dùng lực mông và đùi nâng vật nặng, hạn chế ngồi làm việc một chỗ quá lâu. Khi ngồi, bạn nên giữ cho lưng thẳng, không nghiêng người ra trước hoặc ngả ra sau quá nhiều.
  • Người bệnh có thể giảm đau nhức bằng cách chườm nóng, chườm lạnh, vận động trị liệu. 
  • Duy trì cân nặng ở một mức độ vừa phải hợp lý và loại bỏ các loại thức ăn giàu cholesterol gây hại cho sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. 
  • Mỗi ngày, người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao từ 30 phút. Bạn chỉ nên lựa chọn các bài tập luyện vừa sức để tránh tổn thương lên xương khớp.
  • Bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp như omega 3, vitamin D, canxi, kali… Hạn chế dung nạp các loại thức uống có cồn, có ga hoặc hút thuốc lá vì rất nguy hiểm cho xương khớp. 
  • Những người lớn tuổi nên thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý xương khớp tiềm ẩn trong cơ thể. 

Rách vòng xơ đĩa đệm là một bệnh lý tiến triển rất nhanh và gây nguy hại cho sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, nhiều người bệnh, đặc biệt là người trẻ thường chủ quan đối với căn bệnh được xem là nguy hiểm này. Hy vọng với chia sẻ trên, bạn đã biết được rách vòng xơ đĩa đệm là gì, cách điều trị và mức độ nguy hiểm của bệnh. Từ đó, bạn có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời nếu chẳng may mắc bệnh.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?